sát Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Đối tượng thanh tra và đối tượng giám sát của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng là những đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chủ thể quản lý là Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
2.1.3.1. Đối tượng thanh tra của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Theo quy định Nghị định 26/2014/NĐ - CP về tổ chức, hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành ngân hàng, đối tượng thanh tra ngân hàng bao gồm:
a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam;
b) Đối tượng thanh tra ngân hàng được quy định tại Điều 52 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, gồm có:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra hoặc phối hợp thanh tra công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng;
Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng;
Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước [16, Điều 52].
46
c) Doanh nghiệp nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập.
d) Đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền;
đ) Tổ chức bảo hiểm tiền gửi;
e) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có nghĩa vụ chấp hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng nhà nước [1, Điều 2, Khoản 1].
2.1.3.2. Đối tượng giám sát của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước và Nghị định 26/2014/NĐ - CP về tổ chức, hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng gồm:
a) Đối tượng giám sát được quy định tại Điều 56 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là mọi hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm cả ngân hàng chính sách và công ty con của tổ chức tín dụng;
b) Đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền;
c) Đối tượng khác theo quy định của pháp luật [1, Điều 2, Khoản 2]. Trong những năm gần đây, hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam đã phát triển mạnh cả về loại hình, quy mô và dịch vụ. Hiện Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng phải thanh tra, giám sát, quản lý lên tới gần 4.000 đơn vị.
Sự lớn mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng trong thời gian qua đã và đang có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy và duy trì sự phát triển, ổn định bền vững nền kinh tế nước ta, song cũng đặt ra yêu cầu cần phải đi đôi với việc tăng cường quản lý, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
47