Thứ nhất, nâng cao trình độ cán bộ và đạo đức nghề nghiệp của Thanh tra
viên, chuyên viên tại Thanh tra NHNN Hà Nội. Vì nhân tố con người đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động, thanh tra, giám sát muốn đạt kết quả phải được thực hiện và đánh giá bởi đội ngũ có chuyên môn, năng lực và công tâm. Đội ngũ thanh tra NHNN tại Hà Nội phần nhiều còn trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm, chính vì thế cần thiết phải thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn kĩ năng nghiệp vụ để nâng cao khả năng chuyên môn, đồng thời có những chính sách hỗ trợ tích cực đối với đời sống của các thanh tra viên, tạo điều kiện cho thanh tra hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các kĩ năng như nhận diện rủi ro, nhận diện sai phạm, kỹ năng đánh giá về tình hình hoạt động của một TCTD là những kĩ năng cơ bản cần có ở một cán bộ thanh tra.
Thứ hai, chú trọng đổi mới nội dung đào tạo nghiệp vụ của thanh tra viên:
tập trung vào kỹ năng quản trị rủi ro, công nghệ ngân hàng và tài chính mới, quản trị ngân hàng hiện đại và các kĩ năng bổ trợ như phân tích tài chính, hoạt động ngân hàng thương mại.
Công tác quản lý cán bộ thanh tra cũng cần được chú trọng và đổi mới từ khâu tuyển dụng, cơ chế sử dụng lực lượng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, đánh giá, đào tạo và đào tạo lại. Các chương trình đào tạo rất cần thiết có sự hỗ trợ
101
quan trọng của các tư vấn viên nước ngoài thông qua chương trình giảng dạy, tham khảo kinh nghiệm của các nước tiên tiến và tập huấn trực tiếp tại một số nước trong khu vực và các nước phát triển. Thông qua sự hỗ trợ, đào tạo của tư vấn viên quốc tế, xây dựng một đội ngũ cán bộ nguồn trở thành giảng viên để đào tạo trong nước về nghiệp vụ thanh tra ngân hàng.
Cần phải có những biện pháp xử lý nghiêm những vi phạm đạo đức nghề nghiệp cho dù là nhỏ, đồng thời có những văn bản quy định về chế độ đãi ngộ phù hợp với những thanh tra viên có năng lực, trình độ chuyên môn giỏi.
Cần tuyển chọn thêm những cán bộ giỏi tăng cường cho thanh tra ngân hàng. Cán bộ thanh tra ngân hàng tại Hà Nội ngoài phẩm chất đạo đức, chính trị, năng lực chuyên môn còn cần phải có khả năng phân tích, đánh giá tổng hợp.
Thứ ba, tăng cường các hoạt động kiểm soát, kiểm toán ngân hàng.
Để hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng có hiệu quả hơn nữa thì cần phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng với hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán được diễn ra ở các TCTD. Do đó, cần phải tăng cường cả tổ chức và hoạt động kiểm soát và kiểm toán nội bộ các TCTD. Hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ phải nhận biết và đánh giá thường xuyên để nắm bắt được rủi ro phát sinh. Cần phải ban hành mới quy định và các chuẩn mực kiểm tra, kiểm toán nội bộ và củng cố hoàn thiện tổ chức hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các TCTD về cả số lượng và chất lượng cán bộ để đủ khả năng kiểm soát toàn bộ hoạt động của từng TCTD.
Thứ tư, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, tiếp thu và
áp dụng các 25 nguyên tắc của Basel trong hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng, tiến tới xây dựng mô hình thanh tra giám sát theo mô hình Camel, để hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng ngày càng có hiệu quả và phát huy tốt vai trò quan trọng của nó đối với hệ thống tài chính – tiền tệ quốc gia.
102
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ thực trạng những quy định của pháp luật hiện hành về thanh tra, giám sát ngành ngân hàng và thực tiễn hoạt động này trên địa bàn Hà Nội trong thời gian từ năm 2012 đến 9 tháng đầu năm 2014, nhận thấy việc nâng cao năng lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng là vô cùng cần thiết. Để thực hiện được mục tiêu này, trước hết cần đảm bảo những yêu cầu hoàn thiện về mặt pháp luật và cơ cấu tổ chức của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, giám sát ngân hàng. Nhằm nâng cao năng lực thanh tra, giám sát ngân hàng của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng nói chung, thanh tra, giám sát ngân hàng tại Hà Nội nói riêng, cần thiết phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật hiện hành, tránh tình trạng chồng chéo về thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra.
- Xây dựng và bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn việc thực hiện công tác thanh tra, giám sát, chú trọng xây dựng các văn bản liên quan tới phương pháp thanh tra rủi ro.
- Nhanh chóng hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hà Nội.
- Tiếp thu, học tập mô hình thanh tra ngân hàng trên thế giới. - Nâng cao chất lượng cán bộ của đội ngũ thanh tra viên.
Với những giải pháp trên, trong thời gian tới, công tác thanh tra, giám sát ngân hàng trên địa bàn Hà Nội và trên phạm vi cả nước sẽ được thực hiện một cách đồng bộ và ngày càng có hiệu quả, phát huy vai trò của thanh tra, giám sát đối với quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, tiền tệ.
103
KẾT LUẬN
Đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, tài chính – ngân hàng được coi là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của tất cả các ngành kinh tế khác. Việc đảm bảo cho hệ thống này hoạt động ổn định và bền vững phụ thuộc nhiều vào việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Với hoạt động thanh tra NHNN tại Hà Nội, xuất phát từ thực trạng đông đảo các TCTD và sự phức tạp trong hoạt động thanh tra đối với các TCTD đóng trên địa bàn, cùng với đó là việc thay đổi cơ cấu tổ chức của hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hà Nội, việc nghiên cứu về lý luận và thực tiễn hoạt động thanh tra, giám sát để đề ra phương hướng nhằm nâng cao năng lực thanh tra, giám sát của thanh tra NHNN tại Hà Nội là điều cần thiết.
Trong thời gian tới, để theo kịp sự phát triển chung của thế giới, đáp ứng tiến trình hội nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam thì tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra ngân hàng nói chung, thanh tra NHNN tại Hà Nội nói riêng cần phải hoàn thiện hơn nữa, phấn đấu xây dựng được một bộ máy thanh tra ngân hàng đủ tầm và hoạt động có hiệu quả.
Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã áp dụng những kiến thức cơ bản về pháp luật ngân hàng, thực trạng thi hành pháp luật thanh tra trên địa bàn thành phố Hà Nội từ 2012 đến 9 tháng đầu năm 2014 để khẳng định sự cần thiết của hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng tại Hà Nội, đồng thời đề ra phương hướng nâng cao năng lực thanh tra giám sát của thanh tra NHNN trong phạm vi thành phố cũng như trên cả nước, xác định xu hướng hoạt động mà Thanh tra NHNN cần hướng tới.
Với những nội dung nghiên cứu ở trên, hi vọng luận văn sẽ đưa ra những đóng góp nhất định vào việc tăng cường hiệu quả hoạt động của thanh tra, giám sát ngân hàng tại Hà Nội, qua đó góp phần nâng cao năng lực thanh tra, giám sát ngành ngân hàng trên phạm vi cả nước./.
104
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nghị định
26/2014/NĐ – CP của Chính phủ ngày 07 tháng 4 năm 2014 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng, Hà Nội.
2. Phan Thị Thúy Diễm, Đoàn Thanh Hà (2013), “Lựa chọn mô hình giám sát
ngân hàng. Kinh nghiệm các nước và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Phát
triển và hội nhập, (10), tr.22 - 31.
3. Nguyễn Công Dương (2005), “Các giải pháp nâng cao hoạt động của thanh
tra ngân hàng”, Tạp chí thanh tra, (4), tr.38-39.
4. Học viện Hành chính quốc gia (2010), Thanh tra và giải quyết khiếu nại
hành chính, Hà Nội.
5. Học viện Ngân hàng (2013), Giáo trình Ngân hàng Trung Ương, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
6. Học viện Ngân hàng (1999), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
7. Nguyễn Đăng Hồng (2014), “Xử phạt vi phạm hành chính – biện pháp nâng
cao quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng”, Kỷ yếu Cơ quan
Thanh tra giám sát ngân hàng, 5 năm thành lập và phát triển, tr.18 - 23.
8. Nguyễn Thị Thu Hương (2014), “Một vài chia sẻ về sự chuyển đổi từ phương pháp thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với khối
TCTD nước ngoài”, Kỷ yếu Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, 5 năm
thành lập và phát triển, tr.30-37.
9. Nguyễn Đại Lai (2006), Bình luận và giới thiệu khái quát 25 nguyên tắc cơ
bản của Ủy ban Basel về Thanh tra – Giám sát ngân hàng, nguồn website:
http://www.sbv.gov.vn
10. Vũ Khánh Linh (2009), Pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng và
phương hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội.
11. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội (2012), Báo cáo công tác thanh tra.,
105
12. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội (2013), Báo cáo công tác thanh tra,
Hà Nội.
13. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội (2014), Báo cáo công tác thanh tra
9 tháng đầu năm, Hà Nội.
14. Trần Đăng Phi (2014), “Một số kết quả đạt được trong công tác giám sát ngân
hàng và phương hướng xây dựng, phát triển trong thời gian tới”, Kỷ yếu Cơ
quan Thanh tra giám sát ngân hàng, 5 năm thành lập và phát triển, tr.50-51.
15. Phạm Đắc Phước (2013), Hoàn thiện công tác thanh tra trong lĩnh vực tín
dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – chi nhánh thành phố Đà Nẵng đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn, Luận văn thạc sĩ Quản trị
Kinh doanh, Đà Nẵng.
16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.
17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Thanh
tra, Hà Nội.
18. Hoàng Đình Thắng (2011), “Đổi mới tổ chức thanh tra ngân hàng theo quy
định của pháp luật về thanh tra”, Tạp chí thanh tra, (4), tr. 8-9.
19. Hoàng Đình Thắng (2011), Thanh tra trên cơ sở rủi ro và tiến trình áp dụng
tại Việt Nam, nguồn: http://www.div.gov.vn
20. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2004), Quyết định số 1675/2004/QĐ
– NHNN nước ngày 23 tháng 12 năm 2004 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngân hàng, Hà Nội.
21. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2009), Quyết định 2989/QĐ – NHNN
ngày 14 tháng 12 năm 2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hà Nội.
22. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2009), Quyết định số 2971/QĐ
– NHNN ngày 13 tháng 12 năm 2010 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2989/QĐ – NHNN ngày 14/12/2009, Hà Nội.
106
23. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 83/2009/QĐ – TTg ngày
27/5/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN Việt Nam, Hà Nội.
24. Thủ tướng chính phủ (2014), Quyết định 35/2014/QĐ – TTg ngày 12 tháng
6 năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.
25. Lê Thị Thu Thủy (2012), “Pháp Luật Việt Nam về giám sát thị trường tài chính
và thực tiễn áp dụng”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, (28), tr.17 -29. 26. Dương Văn Thực, Thanh tra trên cơ sở rủi ro và vấn đề xây dựng một
khung nghiệp vụ giám sát từ xa trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng, nguồn: http://www.sbv.gov.vn.
27. Phan Tấn Trung (2014), “Những giải pháp tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng
cao năng lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng”, Kỷ yếu Cơ
quan Thanh tra giám sát ngân hàng, 5 năm thành lập và phát triển, tr.105.
28. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam,
Nxb.CAND, Hà Nội.
29. Nguyễn Đình Tự (2014), “Góp thêm một vài ý kiến vê nâng cao hiệu quả
công tác thanh tra, giám sát ngân hàng hiện nay”, Kỷ yếu Cơ quan Thanh tra
giám sát ngân hàng, 5 năm thành lập và phát triển, tr.108 - 109.
30. Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt, Hà Nội.
31. Vụ Quản lý cấp phép các TCTD và hoạt động ngân hàng – Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (2014), “Vai trò của công tác cấp phép đối với hiệu quả quản lý nhà nước trong ngành ngân hàng và công tác tái cơ cấu các tổ
chức tín dụng”, Kỷ yếu Cơ Thanh tra giám sát ngân hàng, 5 năm thành lập
và phát triển, tr.63.
32. Nguyễn Thị Mai Xuân (2009), Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra
của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại cổ phần tại Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội.