Những kết quả đạt được trong công tác thi hành pháp luật thanh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng nhà nước tại Hà Nội (Trang 63 - 84)

tra, giám sát ngân hàng tại Hà Nội

Thực hiện một cách nghiêm chỉnh văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp trên, là một trong những khu vực hoạt động ngân hàng - tài chính diễn ra náo nhiệt nhất cả nước, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước tại thành phố Hà Nội trong thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực. Từ năm 2012 trở đi, tình hình kinh tế trong nước nói chung và Hà Nội nói riêng còn không ít khó khăn nhưng đã có những chuyển biến đúng hướng. Trước bối cảnh đó, NHNN chi nhánh Hà Nội tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chính trị là ổn định thị trường tiền tệ, bảo đảm an toàn của các TCTD trên địa bàn, xử lý nợ xấu và thực hiện tái cơ cấu lại các TCTD theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nỗ lực tăng trưởng tín dụng, góp phần phát triển kinh tế, xã hội.

Dưới đây là kết quả thực hiện hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước chi nhánh Hà Nội trong năm 2012, 2013 và 9 tháng đầu năm 2014.

Hiện nay, đối tượng thanh tra, giám sát của thanh tra NHNN tại Hà Nội tương đối rộng, gồm toàn bộ các ngân hàng, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Năm 2012, trên địa bàn thành phố có 397 TCTD, trong đó có 352 TCTD thuộc đối tượng thanh tra, giám sát của NHNN chi nhánh thành phố Hà Nội. Bao gồm: Khối Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn: 01 sở giao dịch và 27 chi nhánh; Khối Ngân hàng đầu tư và phát triển: 01 sở giao dịch và 19 chi nhánh; Khối Ngân hàng cổ phần Ngoại thương: 01 sở giao dịch và 08 chi nhánh; Khối Ngân hàng cổ phần Công thương: 01 sở giao dịch và 19 chi nhánh; Khối Ngân hàng Chính sách xã hội: 01 chi nhánh; Ngân hàng nhà Đồng bằng sông Cửu Long: 02 chi nhánh; Khối Ngân hàng TMCP có trụ sở chính ở Hà Nội: 11 trụ sở chính, 07 sở giao dịch và 71 chi nhánh cấp I; Khối Ngân hàng TMCP có

57

trụ sở tại địa phương khác mở chi nhánh tại Hà Nội: 64 chi nhánh; Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: 98 quỹ và 02 chi nhánh Quỹ TDND trung ương; Văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài mở tại Hà Nội: 20 đơn vị; Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài: 09 đơn vị; chi nhánh Ngân hàng nước ngoài: 10 đơn vị; Ngân hàng, chi nhánh Ngân hàng liên doanh: 08 đơn vị; Công ty cho thuê tài chính: 06 đơn vị; công ty tài chính: 11 đơn vị.

Năm 2013, có 404 đơn vị thuộc đối tượng quản lý, thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước chi nhánh Hà Nội, trong đó có 254 TCTD thuộc đối tượng giám sát từ xa bao gồm: Khối ngân hàng thương mại Nhà nước: 78; Khối Ngân hàng chính sách xã hội: 01; Khối Ngân hàng TMCP: 75; Khối Quỹ tín dụng nhân dân: 100.

Tính đến ngày 31 tháng 8 năm 2014, có 417 đơn vị thuộc đối tượng quản lý, thanh tra, giám sát của NHNN chi nhánh Hà Nội, trong đó 266 TCTD thuộc đối tượng giám sát từ xa bao gồm: Khối ngân hàng thương mại Nhà nước: 90 chi nhánh; Khối Ngân hàng chính sách xã hội: 01; Khối Ngân hàng TMCP: 75; Khối Quỹ TDND: 100 [11], [12], [13].

Như vậy, đối tượng thanh tra, giám sát của Thanh tra NHNN tương đối nhiều và có xu hướng tăng theo từng năm, phạm vi thanh tra, giám sát của Thanh tra NHNN Hà Nội trải trên địa bàn rộng. Điều đó đòi hỏi Thanh tra NHNN Hà Nội cần phải có phương thức để thực hiện hoạt động giám sát, thanh, kiểm tra hiệu quả, đảm bảo tính chính xác, tính nhanh và tính phòng ngừa rủi ro cao.

2.2.2.1. Kết quả thực thi pháp luật trong công tác giám sát, quản lý, cấp phép

Bằng phương pháp giám sát từ xa, thanh tra qua báo cáo, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Hà Nội đã thực hiện tương đối tốt việc thực thi pháp luật trong giám sát, quản lý và cấp phép. Qua việc thanh kiểm tra về nguồn huy động vốn, vốn điều lệ, cách thức sử dụng vốn… Thanh tra NHNN Hà Nội sẽ đánh giá được chất lượng dịch vụ cũng như mức độ đảm bảo an toàn của các TCTD. Từ đó đưa ra những khuyến nghị cụ thể đối với các TCTD đang nằm trong ngưỡng dự báo mất an toàn.

58

* Về giám sát tỉ lệ nợ xấu:

Trong năm 2012, có 14 đơn vị có tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cao (> 18%) là: Ngân hàng Công thương - chi nhánh Đông Anh (36,55%), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh Đông Hà Nội (38,27%), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh Bắc Hà Nội (23,84%), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh Nam Hà Nội (64,59%), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh Tây Hồ (58,36%), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh Tràng An (34,01%), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh Thăng Long (23,97%), Ngân hàng TMCP Nam Á - chi nhánh Hà Nội (44,67%), Ngân hàng TMCP Bắc Á - chi nhánh Hà Thành (28,47%), Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn cầu (36,81%), Ngân hàng TMCP Phương Nam - chi nhánh Giảng Võ (45,93%), Ngân hàng TMCP Phương Nam - chi nhánh Đống Đa (60,4%), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - chi nhánh Cầu Giấy (61,05%), Quỹ TDND Phương Tú (56,60%). Sau khi đánh giá tỷ lệ nợ xấu của các TCTD, Thanh tra NHNN Hà Nội đã đưa ra những cảnh báo rủi ro, khuyến nghị hoặc yêu cầu các TCTD phải thực hiện một số biện pháp khắc phục tỉ lệ nợ xấu, nhanh chóng thu hồi nợ, đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền.

Trong năm 2013, chi nhánh Ngân hàng nhà nước Hà Nội đã ban hành 74 văn bản yêu cầu các TCTD giải trình về tỉ lệ nợ xấu cao, tăng nhanh, kết quả doanh thu - chi phí âm thường xuyên, cơ cấu tổ chức chưa đúng qui định, hoạt động có dấu hiệu bất thường như tăng trưởng tín dụng đột biến, có số dư phát sinh huy động vốn thị trường lớn…Các TCTD trên địa bàn thành phố cũng đã nghiêm túc thực hiện những văn bản trên, giải trình nguyên nhân, tiến độ khắc phục giảm nợ xấu và kết quả kinh doanh thua lỗ.

* Về giám sát thực hiện các quy định của pháp luật ngân hàng:

Qua giám sát từ xa, hầu hết các TCTD đã thực hiện tương đối nghiêm túc chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật về thanh tra, giám sát ngành ngân hàng.

59

Trong năm 2012, Thanh tra NHNN Hà Nội thực hiện chỉ đạo của chi nhánh, giám sát thường xuyên tình hình thực hiện chính sách tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, tái cơ cấu TCTD của NHNN theo Chỉ thị 01/CT - NHNN ngày 13 tháng 2 năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2012; Thông tư số 19/2012/TT - NHNN ngày 08 tháng 6 năm 2012 của NHNN Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT - NHNN ngày 28 tháng 9 năm 2011 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư số 20/2012/TT - NHNN ngày 08 tháng 6 năm 2012 của NHNN Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2012/TT - NHNN ngày 4 tháng 5 năm 2012 quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế; Quyết định số 780/QĐ - NHNN ngày 23 tháng 4 năm 2012 của NHNN Việt Nam về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ; Quyết định số 734/QĐ - NHNN ngày 18 tháng 4 năm 2012 của NHNN Việt Nam về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”. Thanh tra NHNN Hà Nội đã chủ động nắm bắt những vấn đề bất thường, nguy cơ rủi ro, mất an toàn hoặc hiệu quả kinh doanh thấp để cảnh báo cho TCTD, tham mưu cho ban lãnh đạo, NHNN thành phố Hà Nội chấn chỉnh, khắc phục, góp phần hạn chế và giải quyết nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, phát triển kinh tế xã hội thủ đô.

Thanh tra NHNN Hà Nội đã giám sát các TCTD thực hiện các quy định về vốn điều lệ, cổ đông, cổ phần, cổ phiếu, trực tiếp hướng dẫn và tham dự Đại hội đồng cổ đông của các TCTD, Đại hội thành viên các Quỹ tín dụng nhân dân. Năm 2012, thanh tra NHNN chi nhánh Hà Nội đã giám sát việc tăng vốn điều lệ của 2 ngân hàng TMCP (Ngân hàng Dầu khí toàn cầu và Ngân hàng Bảo Việt)

60

có trụ sở chính trên địa bàn theo Nghị định số 10/2011/NĐ – CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, đến 31/7/2012, Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu đã hoàn thành việc tăng vốn điều

lệ lên 3000 tỷ đồng, đảm bảo mức vốn pháp định;

Công tác quản lý Quỹ tín dụng nhân dân tập trung vào những khâu còn yếu của Quỹ tín dụng nhân dân hiện nay như: nhân sự, thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, người điều hành chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định, năng lực, kiến thức trong công tác quản trị, điều hành còn hạn chế. Thanh tra NHNN tại Hà Nội đã tham mưu chi nhánh nắm bắt, làm việc với cấp ủy, chính quyền địa phương để định hướng trước khi các quỹ tổ chức họp đại hội bầu các chức danh nhân sự, đảm bảo hội tụ đủ tiêu chuẩn theo quy định của NHNN Việt Nam, có uy tín, đạo đức tại địa phương, thực hiện Luật cán bộ công chức, tránh tình trạng các Quỹ TDND còn có cán bộ công chức xã kiêm nhiệm lãnh đạo quản trị, điều hành. Chỉ đạo các Quỹ TDND có kế hoạch đào tạo về một số nghiệp vụ, vấn đề mới đối với quỹ như: tổ chức học tập nghiệp vụ để chuẩn bị triển khai công tác kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập theo các quy định của Thông tư số 39/2011/TT - NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của NHNN Việt Nam quy định về kiểm toán độc lập đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Thông tư số 44/2011/TT – NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2011 của NHNN Việt Nam quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hoạt động thanh tra, giám sát các Quỹ TDND phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương về vấn đề liên quan đến công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động các Quỹ TDND, chỉ đạo các quỹ tín dụng yếu kém, mất khả năng chi trả, thực hiện các giải pháp nhằm ổn định tình hình, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội tại các địa phương (xã Tam Hưng huyện Thanh Oai, thị trấn Phúc Thọ, Thọ Lộc huyện Phúc Thọ, thị trấn Quốc Oai…); Hàng quí, phân tích tình hình hoạt động, đánh giá, xếp loại các Quỹ TDND, đề xuất các giải

61

pháp xử lý tình hình khó khăn trong hoạt động của Quỹ TDND và đặt các quỹ đó vào diện giám sát, kiểm soát đặc biệt.

Trong năm 2013, các TCTD trên địa bàn thành phố đều thực hiện tốt các quy định về hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, một số đơn vị vẫn còn có những vi

phạm. Ví dụ: (i) Vi phạm các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động: Ngân hàng

TMCP Dầu khí toàn cầu hầu hết không đảm bảo các tỉ lệ an toàn (tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu; giới hạn góp vốn, mua cổ phần) do kinh doanh lỗ âm vốn chủ sở hữu; Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vi phạm giới hạn cấp tín dụng đối với Tập đoàn Vinashin tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội chuyển sang Ngân

hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội; (ii) Vi phạm tỉ lệ mua sắm tài sản cố định/ vốn

điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu;

(iii) Chưa đủ số thành viên hội đồng quản trị theo quy định: Ngân hàng Bảo Việt

(có 04 thành viên). Hiện nay, ngân hàng nhà nước đã chỉ đạo Ngân hàng Bảo Việt khẩn trương tiến hành Đại hội đồng cổ đông và bổ sung thành viên Hội đồng quản trị theo đúng quy định.

Trong 9 tháng đầu năm 2014, hầu hết các TCTD ở Hà Nội đều chấp hành tốt các quy định về hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn cầu vẫn vi phạm các tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, giới hạn góp vốn mua cổ phần.

* Về thực thi pháp luật trong công tác cấp phép

Thanh tra NHNN Hà Nội đã tham mưu trình Thống đốc cấp phép một số hoạt động nghiệp vụ mới, mở mạng lưới, sửa đổi bổ sung, thay thế điều lệ; chấp nhận thay đổi nhân sự dự kiến hội đồng quản trị, ban kiểm soát, Tổng giám đốc, thay đổi địa điểm trụ sở chính TCTD. Năm 2013, chi nhánh đã ban hành 296 văn bản, 9 tháng đầu năm 2014 đã ban hành 5 văn bản liên quan nội dung trên.

Thanh tra NHNN tại Hà Nội đã thực hiện việc chấp thuận, xác nhận thay đổi họ tên, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, ATM của TCTD theo thẩm quyền và qui định của pháp luật. Năm 2012, chi nhánh NHNN Hà Nội ban hành 224 văn bản chấp thuận, xác nhận thay đổi họ tên, địa điểm chi nhánh, phòng giao dịch,

62

Quỹ tiết kiệm, ATM của TCTD trên địa bàn; Năm 2013, ban hành 3 văn bản xác nhận mở phòng giao dịch, 36 văn bản chấp thuận đổi tên, địa điểm đặt trụ sở giao dịch, chi nhánh của ngân hàng thương mại, 68 văn bản xác nhận đăng ký đặt ATM, 209 văn bản xác nhận đăng ký thay đổi tên địa điểm phòng giao dịch, ATM, 20 văn bản xác nhận đăng ký chấm dứt hoạt động phòng giao dịch, ATM, 22 văn bản mở mạng lưới chi nhánh, văn phòng đại diện ngân hàng thương mại, 1 văn bản gia hạn thời hạn hoạt động của văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài; 9 tháng đầu năm 2014, ban hành 209 văn bản chấp thuận việc thay đổi địa điểm trụ sở, phòng giao dịch, xác nhận đăng ký mở, thay đổi tên, địa điểm đặt ATM, 59 văn bản chấp thuận tăng vốn điều lệ của các Quỹ TDND, 19 văn bản chuẩn y nhân sự sau đại hội của Quỹ TDND, 5 văn bản quyết định sửa điều lệ, giấy phép Quỹ TDND, 22 văn bản chỉ đạo thực hiện phương án tái cơ cấu ở các Quỹ TDND, 46 văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn tại các ngân hàng TMCP.

Qua theo dõi quản lý, đối với các ngân hàng TMCP, chi nhánh ngân hàng TMCP, các quỹ tín dụng nhân dân có cơ cấu tổ chức chưa đúng qui định, nhân sự yếu kém, tiềm ẩn mất an toàn trong tổ chức và hoạt động, thanh tra ngân hàng nhà nước chi nhánh đã tham mưu chi nhánh có những văn bản chấn chỉnh, yêu cầu TCTD xây dựng kế hoạch, có biện pháp lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng, thực hiện nghiêm túc các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng của TCTD [11], [12], [13].

2.2.2.2. Kết quả thực thi pháp luật trong công tác thanh tra

Hàng năm, Thanh tra NHNN Hà Nội thực hiện đầy đủ tất cả các kế hoạch thanh tra đề ra và các kế hoạch thanh tra bổ sung của Ngân hàng nhà nước.

Trong năm 2012, thanh tra ngân hàng nhà nước tại Hà Nội đã triển khai 80 đoàn thanh tra, kiểm tra đối với 13 chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát tiển,

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng nhà nước tại Hà Nội (Trang 63 - 84)