Nội dung thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng nhà nước tại Hà Nội (Trang 57 - 59)

nước Việt Nam

51

ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng, hoạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra NHNN hiện nay bao gồm các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân

hàng, việc thực hiện các quy định trong giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp;

Thứ hai, xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro trong

tình hình tài chính của đối tượng thanh tra ngân hàng; xem xét, đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, chất lượng và hiệu quả hệ thống quản trị, điều hành, hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ, hệ thống quản trị rủi ro của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm cả việc nhận dạng rủi ro, đo lường rủi ro, giám sát rủi ro, kiểm soát và giảm thiểu, xử lý rủi ro thông qua việc xem xét các yếu tố tác động đến an toàn hoạt động, chất lượng, hiệu quả quản trị rủi ro, khả năng chống đỡ rủi ro của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

Thứ ba, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban

hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý về tiền tệ và ngân hàng;

Thứ tư, kiến nghị đối tượng thanh tra ngân hàng có biện pháp hạn chế,

giảm thiểu và xử lý rủi ro để bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và phòng ngừa, ngăn chặn hành vi dẫn đến vi phạm pháp luật;

Thứ năm, phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền, kiến nghị cơ

quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các rủi ro, vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Thứ sáu, thu thập, tổng hợp và xử lý các tài liệu, thông tin, dữ liệu của đối

tượng giám sát ngân hàng theo yêu cầu giám sát; kết hợp giám sát an toàn toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng với giám sát an toàn của từng TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thứ bảy, xem xét, theo dõi tình hình chấp hành các quy định về an toàn

52

hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng;

Thứ tám, phân tích, đánh giá thường xuyên tình hình tài chính, hoạt động,

quản trị, điều hành và mức độ rủi ro của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, rủi ro mang tính hệ thống; thực hiện xếp hạng các TCTD hàng năm theo mức độ an toàn;

Thứ chín, phát hiện, cảnh báo các yếu tố tác động, xu hướng biến động

tiêu cực, rủi ro gây mất an toàn hoạt động đối với từng TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và hệ thống các TCTD, các rủi ro, nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng [1, Điều 15, 23].

Như vậy, thanh tra và giám sát ngân hàng là một hoat động rất quan trọng, nó gắn liền với hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế, được nhà nước sử dụng như một công cụ hữu hiệu để tăng cường quản lý đối với các TCTD. So với các nước trên thế giới, thanh tra, giám sát ngành ngân hàng ở Việt Nam còn nhiều điểm hạn chế, song Việt Nam vẫn đang học hỏi, dần hoàn thiện để vừa từng bước hội nhập với xu thế toàn cầu, vừa áp dụng sao cho phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực tế của đất nước hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng nhà nước tại Hà Nội (Trang 57 - 59)