Yêu cầu về hoàn thiện cơ cấu tổ chức thanh tra, giám sát ngành

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng nhà nước tại Hà Nội (Trang 94 - 96)

cần có sự đóng góp của của từng cá nhân và tập thể trong các giai đoạn của quá trình hoàn thiện. Quá trình đó cần có sự chỉ đạo, giám sát thường xuyên để đảm bảo tiến độ và chất lượng đặt ra, không thể có kết quả hoàn thiện tốt khi còn tình trạng làm qua loa, đại khái, thiếu trách nhiệm xây dựng.

Quy phạm pháp luật về thanh tra giám sát ngân hàng không những phải phù hợp với pháp luật thế giới mà còn cần phải phù hợp với các quy luật chung của xã hội, phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng trong từng giai đoạn, phù hợp với thực tế tình hình kinh tế xã hội nói chung, tình hình hoạt động ngân hàng và hoạt động thanh tra ngân hàng nói riêng.

Quá trình hoàn thiện pháp luật về thanh tra ngân hàng cần phải được thực hiện theo lộ trình nhất định và thực hiện đồng bộ. Hiện nay, Việt Nam cũng đã đề ra phương hướng hoàn thiện pháp luật thanh tra ngân hàng và đang bước đầu thực hiện những lộ trình đó.

3.1.2. Yêu cầu về hoàn thiện cơ cấu tổ chức thanh tra, giám sát ngành ngân hàng ngân hàng

Với việc gia nhập WTO, thị trường tài chính Việt Nam ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ với sự gia nhập của nhiều loại hình TCTD theo các cam kết của tổ chức thương mại thế giới này. Tuy nhiên, quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế cũng sẽ khiến cho hệ thống ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi, tín dụng nhanh là một tín hiệu khả quan, nhưng đồng thời cũng là nguy cơ khi năng lực quản trị điều hành, khả năng cạnh tranh của ngân hàng còn yếu kém. Điều đó đặt ra vấn đề, cần phải có một cơ chế để đảm bảo cho thị trường tài chính Việt Nam phát triển ổn định và an toàn, bởi vì sự ổn định và an toàn cho hệ thống tài chính là thước đo cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, để làm được điều đó, Việt Nam cần phải thiết lập một mô hình thanh tra, giám sát ngân hàng phù hợp với sự phát triển của đất nước cũng như phù hợp chung với xu thể của thế giới theo những nguyên tắc của Basel, từ đó nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát ngân hàng.

88

Với trách nhiệm đảm bảo an toàn hệ thống, bộ máy giám sát tài chính ngân hàng tại Việt Nam chưa được xây dựng đồng bộ và hiệu quả để đảm bảo giảm thiểu rủi ro. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một cơ quan trực thuộc Chính phủ, Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng là đơn vị trực thuộc NHNN tương đương cấp Tổng cục, điều đó dẫn tới một hạn chế trong hoạt động thanh tra, giám sát ngành ngân hàng đó là không đảm bảo được tính độc lập hoàn toàn của hoạt động thanh tra, giám sát. Bên cạnh đó, việc phân định chức năng, phối hợp nghiệp vụ và trao đổi thông tin giữa các cơ quan thực hiện giám sát chủ yếu bao gồm: Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và Bộ Tài chính chưa được quy định cụ thể gây khó khăn trong quá trình tác nghiệp, hoạt động chồng chéo. Phương pháp thanh tra giám sát đang từng bước được đổi mới nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Kiểm tra tại chỗ, thanh tra tuân thủ vẫn là nội dung hoạt động chủ yếu, khả năng giám sát toàn bộ thị trường tiền tệ, cảnh báo sớm và ngăn ngừa rủi ro còn yếu.

Những vấn đề nói trên đặt ra yêu cầu phải đổi mới toàn diện hệ thống giám sát cả về tổ chức và phương pháp thực hiện.

Trong thời gian tới, hệ thống thanh tra - giám sát ngân hàng cần thực hiện một số định hướng:

Thứ nhất, dựa trên cơ sở bộ máy Thanh tra NHNN hiện có và tham khảo mô

hình thanh tra, giám sát ở các nước tiên tiến để vận dụng vào Việt Nam. Trên cơ sở đó xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng hiện đại, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống tài chính tại Việt Nam, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tại của Việt Nam và từng bước phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế với những nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế đang được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Thứ hai, ưu tiên đối với mô hình, tổ chức hoạt động của thanh tra NHNN

theo hướng nâng cao tính độc lập, thống nhất về hoạt động nghiệp vụ và chỉ đạo điều hành của cơ quan giám sát an toàn hệ thống ngân hàng dưới sự quản lý của Thống đốc NHNN. Mô hình này sẽ bao gồm đầy đủ nhất về chức năng thẩm

89

quyền và cơ chế hoạt động. Phấn đấu hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ đáp ứng về cơ bản những chuẩn mực quốc tế về giám sát tài chính ngân hàng theo nguyên tắc chuẩn mực của Basel.

Thứ ba, hoàn thiện khuôn khổ các quy định pháp luật về hoạt động thanh

tra, giám sát ngân hàng đảm bảo để cơ chế giám sát an toàn hệ thống ngân hàng có đủ quyền lực cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám sát an toàn hệ thống ngân hàng và việc chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong hoạt động của các TCTD.

Ngoài các yêu cầu về hoàn thiện pháp luật, cần thiết phải xây dựng một khung nghiệp vụ cơ bản và hoàn chỉnh, làm cơ sở để thanh tra viên, đoàn thanh tra áp dụng trong các hoạt động thanh tra, đặc biệt là chú trọng tới khuôn khổ nghiệp vụ giám sát từ xa, bởi giám sát từ xa có mối liên hệ mật thiết với việc quản lý rủi ro của các ngân hàng, đặt nghiệp vụ giám sát từ xa trong mối liên hệ với thanh tra tại chỗ. Song song đó, cũng cần thiết phải đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình thanh tra giám sát phù hợp với sự phát triển công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng và trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc của Ủy ban Basel.

Ngoài ra, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra viên, có những chính sách thích hợp đối với chế độ tiền lương của người làm công tác thanh tra, qua đó xây dựng đội ngũ thanh tra vừa hồng vừa chuyên; tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động thanh tra, áp dụng những khoa học công nghệ vào công tác thanh tra, sẽ là điều kiện mang lại chất lượng hoạt động thanh tra hiệu quả hơn. Đặc biệt, đối với địa bàn Hà Nội, do khối lượng các TCTD đóng trên địa bàn nhiều và phức tạp, những yêu cầu này càng quan trọng hơn bất kì một khu vực nào khác.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng nhà nước tại Hà Nội (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)