Yêu cầu về hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng nhà nước tại Hà Nội (Trang 91 - 94)

* Đảm bảo yêu cầu quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các TCTD

Rủi ro trong hoạt động ngân hàng được định nghĩa là khả năng được dự đoán trước hay bất ngờ, có thể gây ra tác động bất lợi đối với vốn hay thu nhập của ngân hàng. Trong đó bao gồm các loại: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro danh tiếng, rủi ro chiến lược và rủi ro tuân thủ. Trong tình hình hoạt động tín dụng ngân hàng phát triển như hiện nay, các ngân hàng đã

85

nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống quản trị rủi ro cũng như mối liên hệ giữa quản trị rủi ro và lợi nhuận. Một ngân hàng quản lý rủi ro tốt nghĩa là ngân hàng đó có sức đề kháng tốt, ít bị ảnh hưởng bởi những tác động không lường trước và có khả năng đưa ra những hành động kịp thời, hạn chế thấp nhất những tổn thất cho ngân hàng.

Như vậy, để đảm bảo hoạt động quản lý rủi ro của các ngân hàng thực hiện hiệu quả, việc hoàn thiện pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng đối với hoạt động kinh doanh của các TCTD cần phải đảm bảo khả năng đánh giá được mức độ rủi ro mà TCTD đang gặp phải, hoặc có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro tương lai. Hiệu quả trong việc đánh giá đúng dẫn đến mức độ rủi ro sẽ giúp cho TCTD có thể nhận biết được nguyên nhân dẫn đến rủi ro, hoặc giúp cảnh báo sớm để TCTD có thể giảm thiểu được rủi ro ở mức thấp nhất.

Thanh tra NHNN tại Hà Nội cần phải nắm được tình hình tuân thủ các quy định an toàn của pháp luật về an toàn vốn, trích lập dự phòng rủi ro, về tính thanh khoản, quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ của các TCTD trên địa bàn. Các quy định pháp luật về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng phải được hoàn thiện để đảm bảo cho thanh tra ngành ngân hàng có đủ cơ sở pháp lý để thực thi nhiệm vụ của mình, đồng thời cũng phải quy định rõ về việc phải tuân thủ các quy định về an toàn trong hoạt động của TCTD.

* Đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh

Trách nhiệm của thanh tra, giám sát ngân hàng là nhằm tạo ra sự ổn định trong hệ thống tài chính ngân hàng, giúp TCTD hiểu và hoạt động đúng pháp luật; phát hiện những sơ hở, sai lệch so với yêu cầu quản lý để sửa chữa, bổ sung và hoàn thiện cơ chế quản lý. Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường như hiện nay, có rất nhiều loại hình TCTD cùng tồn tại, điều đó đặt ra yêu cầu hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng cần phải tăng cường và nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát, không những đảm bảo cho sự an toàn của hệ thống mà còn đảm bảo cho một môi trường kinh doanh tài chính tiền tệ lành

86

mạnh. Để thực hiện được nội dung đó, pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng phải đảm bảo yêu cầu:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tài chính, ngân hàng của các TCTD thông qua việc đánh giá tình hình hoạt động, các lĩnh vực cần quan tâm, những hạn chế trong hoạt động kinh doanh hay trong quy chế, quy trình hoạt động, từ đó đưa ra các kiến nghị giúp TCTD hoàn thiện, khắc phục sai sót. Thanh tra, giám sát chặt chẽ, khách quan sẽ phản ánh đúng tình hình kinh doanh của TCTD, tạo niềm tin cho khách hàng, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các TCTD kể cả trong và ngoài nước, đồng thời đó cũng là cơ hội để nền tài chính đất nước thu hút sự đầu tư của nước ngoài.

- Đảm bảo hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng được áp dụng chung cho mọi TCTD và các tổ chức có hoạt động ngân hàng, không phân biệt loại TCTD. Hoạt động này phải diễn ra một cách thường xuyên, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và người vay tiền.

Thanh tra, giám sát ngân hàng không phải hoạt động mang tính chất kìm kẹp, hạn chế hoạt động của các TCTD mà nó là hoạt động nhằm mục tiêu thiết lập một môi trường kinh doanh tài chính ngân hàng hoàn hảo hơn cho các TCTD, trên cơ sở đó giúp các TCTD phát huy hết khả năng, sở trường của mình trong kinh doanh. Để thực hiện được mục tiêu đó, thì việc hoàn thiện pháp luật về thanh tra, giám sát ngành ngân hàng là điều cần thiết hơn bao giờ hết

* Đảm bảo yêu cầu về tính chủ động, tích cực và phù hợp của các quy phạm pháp luật

Để pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng thực sự phát huy được vai trò là nền tảng cơ sở để các cơ quan thanh tra, giám sát thực hiện nhiệm vụ đảm bảo sự an toàn cho hoạt động của các TCTD, pháp luật về thanh tra, giám sát ngành ngân hàng phải chủ động hoàn thiện, phù hợp với pháp luật thanh tra, giám sát ngân hàng trên thế giới và tiến dần tới những chuẩn mực nguyên tắc mà Basel đã định hướng.

87

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng nhà nước tại Hà Nội (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)