C – PHẦN KẾT LUẬN
2. xuất giải pháp
*Đề xuất cho các kênh mua sắm trực tuyến
Từ những kết luận của mô hình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu xin đề ra một số giải pháp cho sự phát triển của kênh mua sắm trực tuyến trên khía cạnh vừa làm thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, vừa đóng góp chiến lược cho doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Thứ nhất, gia tăng hữu ích và sự thỏa mãn cho khách hàng. Ngoài chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần tạo ra những kênh mua bán trực tuyến có đầy đủ thông tin về người bán, thiết kế trang web với các tính năng dễ sử dụng cho việc tìm kiếm và lựa chọn. Thông tin trên trang web ngoài việc thiết kế bắt mắt thì cũng phải cập nhật kịp thời và chính xác về sản phẩm, hạn sử dụng, xuất xứ; có hệ thống sẵn sàng ghi nhận và giải đáp những đánh giá, nhận xét của khách hàng trước đó.
Thứ hai, nhà cung cấp cần đáp ứng nhu cầu của sinh viên với các sản phẩm có mức giá phù hợp, mức giá mà sinh viên sẵn sàng chi trả cho hoạt động mua sắm trực tuyến.
Thứ ba, về chủng loại, tập trung tìm ra những ưu thế trong việc buôn bán các mặt hàng như thời trang, hàng tiêu dùng. Những thị trường này là tiềm năng trong việc phát triển kênh mua bán trực tuyến. Tăng lợi thế trên thị trường này cũng là để củng cố khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thứ tư, gia tăng nhận thức và phòng ngừa hạn chế rủi ro sản phẩm cho khách hàng. Gia tăng uy tín và niềm tin cho khách hàng, giảm sự e ngại của khách hàng là mục tiêu hàng đầu cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần đảm bảo việc đăng tải sản phẩm chất lượng tốt, mô tả sản phẩm rõ ràng, chi tiết; người bán cần phản hồi thong tin kịp thời, niềm nở, luôn có ưu đãi và chính sách tốt cho khách hàng. Đây là cơ sở tạo mối quan hệ lâu bền, tốt đẹp giữa khách hàng và người bán.
Thứ năm, tập trung chiến lược xây dựng những chính sách hỗ trợ và hậu mãi như hỗ trợ phí vận chuyển, hỗ trợ kiểm tra và đảm bảo sản phẩm, hỗ trợ những ưu đãi so với mua
hàng trực tiếp. Việc doanh nghiệp hoàn chỉnh và thực hiện tốt, đồng bộ các chính sách sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được một vị trí trong hành vi tiêu dùng của khách hàng.
*Đề xuất giải pháp cho sinh viên trƣờng Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (ngƣời tiêu dùng)
- Lựa chọn website mua sắm đáng tin cậy
Ngày nay, việc quảng cáo mua sắm trên Facebook, Zalo, Instagram hay những trang báo cáo khách ngày càng phát triển đến chóng mặt. Khi nhìn thấy các trang quảng cáo bắt mắt, đẹp lung linh, lại còn phù hợp với túi tiền thì ngay lập tức liền nhấp chuột vào đó đặt hàng ngay mà thiếu đi sự kiểm soát thông tin sản phẩm đó xuất xứ từ đâu, ai là nhà phân phối hay độ uy tín cũng như chính sách trang web đó ra sao. Và đây cũng là những nguyên nhân chính dẫn đến việc mua sắm kém chất lượng và không được chăm sóc chu đáo khi có sự cố. Vì vậy mà người tiêu dùng nên cân nhắc trước khi mua sắm, nên lựa chọn các website uy tín, chất lượng và có thương hiệu lớn. Hơn thế nữa, có nhiều trang thương mại điện tử thường xuyên tung ra các mã giảm giá cho các sản phẩm, dịch vụ. Chúng ta có thể dễ dàng sở hữu món hàng phù hợp với nhu cầu với mức giá tốt nhất.
- Đọc kỹ thông tin, chi tiết sản phẩm
Đây là cách mua sắm cực kỳ hiệu quả khi mua sắm trực tuyến. Nhiều người cho rằng sản phẩm thật không giống như hình ảnh rao bán trên website vì họ chí “ngó” qua hình đã nhấp vào mua sản phẩm, đó quả là một sai lầm lớn.
Nếu bạn có ý định mua sắm trực tuyến các lần tiếp theo. Hãy bỏ ra một ít phút để đọc những thông tin chi tiết về sản phẩm càng chi tiết càng tốt về: kiểu mẫu, chất lượng, nguyên liệu, hình dáng, màu sắc, số lượng, kích thước, nhà sản xuất, nước sản xuất và cả hướng dẫn sử dụng của sản phẩm,… Điều này sẽ giúp bạn hình dung tốt hơn về hàng hóa mà mình đang giao dịch, giúp bạn hạn chế tối đa việc nhận hàng không như ý.
- Đọc đánh giá của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ
Hãy dành thời gian để đọc đánh giá từ những khách hàng khác đã sử dụng sản phẩm - sản phẩm mà bạn cũng đang có nhu cầu sử dụng. Mặc dù việc này sẽ tốn thời gian nhưng chúng ta sẽ tìm được những kinh nghiệm mua sắm cho bạn. Họ sẽ cho ta biết về chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng trước khi bạn đưa ra quyết định mua sắm cuối cùng. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên đề phòng về những đánh giá dạng “mồi” của chính cửa hàng đó để lôi kéo khách hàng.
Những trang web như: Websosanh, Vatgia, Raovat, Tinhte, Rongbay,.. có thể giúp bạn tìm được giá tốt nhất cho sản phẩm mình muốn mua. Không chỉ cung cấp cho bạn các mức giá khác nhau của nhiều của nhiều cửa hàng trực tuyến khác nhau cho cùng một sản phẩm, bạn có thể tìm thấy những mặt hàng giảm giá trên các trang web so sánh giá. Giúp bạn tiết kiệm khá nhiều chi phí mua sắm.Tuy nhiên, cũng cần kiểm tra kỹ với những trường hợp giá bán rẻ hơn nhiều so với giá chung của thị trường để tránh “tiền mất tật mang”.
- Chính sách hoàn trả của công ty
Mua sắm online khó tránh khỏi những lúc nhận được sản phẩm nhưng không vừa ý, do đó đừng bỏ qua những dòng chữ nhỏ xíu nhắc bạn hàng có được đổi trả hay không để tránh mang lại cho mình những phiền phức nhất định. Đừng bỏ qua các điều khoản liên quan tới chính sách đổi trả hàng, điều kiện hoàn tiền, bảo hành của website, công ty mà bạn đang giao dịch. Nếu thông tin không được cung cấp hãy gọi điện trực tiếp để hỏi người bán hàng trước khi quyết định mua sắm.
- Yêu cầu biên lai khi nhận hàng
Chụp lại cửa sổ màn hình, nhằm lưu lại những thông tin cần thiết để đề phòng khi đơn hàng thất thoát hoặc nhầm lẫn. Luôn yêu cầu hóa đơn khi nhận hàng. Không biên nhận đồng nghĩa với việc bạn không có bằng chứng cho việc mua sắm, điều này trở thành một cản trở lớn nếu sản phẩm bị lỗi hoặc hư hỏng. Vì vậy bạn hãy giữ giấy biên nhận để tránh những trường hợp xấu nhất khi mua sắm.
- Quay video mở sản phẩm
Đây là điều quan trọng nhất khi mua sắm trực tuyến mà chúng ta cần lưu ý. Quay video mở sản phẩm để có bằng chứng chứng minh lỗi sai của đơn vị cung cấp (nếu có).