2.2.1. Giá vốn hàng bán
2.2.1.1. Khái niệm
Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của sản phẩm đã được bán ra trong kỳ hoặc bao gồm chi phí mua hàng phân bổ cho hàng đã bán ra trong kỳ (đối với doanh nghiệp thương mại), hoặc giá thành thực tế lao vụt, dịch vụ hoàn thành đã được xác định tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh.
2.2.1.2. Chứng từ sử dụng
- Phiếu xuất kho
- Bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn
22
2.2.1.4. Phương pháp hạch toán
23
2.2.2. Chi phí hoạt động tài chính
2.2.2.1. Khái niệm
Chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phí liên quan đến việc góp vốn liên doanh, lỗ do chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch chứng khoán, chi phí cho vay và đi vay vốn, khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá đến việc mua bán ngoại tệ,…
2.2.2.2. Chứng từ sử dụng
- Bảng tính lãi vay - Giấy báo nợ ngân hàng - Bảng đánh giá lại ngoại tệ,…
24
2.2.2.4. Phương pháp hạch toán
25
2.2.3. Chi phí bán hàng
2.2.3.1. Khái niệm
Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm như: chi phí bảo quản, chi phí điện thoại, chi phí gửi phát nhanh, chi phí vận chuyển,…
2.2.3.2. Chứng từ sử dụng - Hóa đơn GTGT - Hóa đơn bán hàng - Bảng trích khấu hao TSCĐ - Bảng lương - Bảng tính BHXH, BHYT, BHTN,… - Bảng kê thanh toán tạm ứng,…
2.2.3.3. Tài khoản sử dụng
TK 641 : Chi phí bán hàng có 7 TK cấp 2 : - TK 6411: Chi phí nhân viên
- TK 6412: Chi phí nguyên vật liệu, bao bì - TK 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng - TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6415: Chi phí bảo hành
- TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6418: Chi phí bằng tiền khác
26
2.2.3.4. Phương pháp hạch toán
27
2.2.4. Chi phí quản lý doanh nghiệp
2.2.4.1. Khái niệm
Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp, chi phí tiền điện, nước,…phục vụ cho quản lý doanh nghiệp.
2.2.4.2. Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn GTGT, Giấy báo nợ - Bảng tính BHXH, BHYT, BHTN - Bảng trích khấu hao TSCĐ, bảng lương - Bảng kê thanh toán tạm ứng,…
2.2.4.3. Tài khoản sử dụng
TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp có 8 TK cấp 2 : - TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý
- TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý - TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng - TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6425: Thuế, phí và lệ phí - TK 6426: Chi phí dự phòng
- TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6428: Chi phí bằng tiền khác
28
2.2.4.3. Phương pháp hạch toán
29
2.2.5. Chi phí khác
2.2.5.1. Khái niệm
Chi phí khác là những khoản chi phí mà doanh nghiệp không dự tính trước hay có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện, những khoản chi không thường xuyên.
Chi phí khác bao gồm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, giá trị còn lại của TSCĐ, tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy nộp thuế, chi phí do bị nhầm, bỏ sót, các khoản chi phí khác,… 2.2.5.2. Chứng từ sử dụng - Hóa đơn GTGT - Biên bản thanh lý - Nhượng bán TSCĐ - Giấy báo nợ - Phiếu chi,… 2.2.5.3. Tài khoản sử dụng
30
2.2.5.4. Phương pháp hạch toán
Hình 2.9: Sơ đồ chữ T hạch toán TK 811
2.2.6. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
2.2.6.1. Khái niệm
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh trên phần thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp lý, hợp pháp liên quan đến thu nhập của đối tượng nộp thuế.
2.2.6.2. Chứng từ sử dụng
- Tờ khai thuế tạm nộp
- Quyết toán thuế TNDN hàng năm.
2.2.6.3. Tài khoản sự dụng
TK 821: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp – Có 2 TK cấp 2 : - TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành.
31
2.2.6.4. Phương pháp hạch toán
32
Hình 2.11 : Sơ đồ chữ T hạch toán TK 8212
2.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 2.3.1. Khái niệm 2.3.1. Khái niệm
Theo PGS. TS Nguyễn Văn Công (2007) cho rằng: “Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động kinh tế đã được thực hiện trong một thời kỳ nhất định, trên cơ sở tổng hợp các kết quả của mọi hoạt động SXKD trong doanh nghiệp”.
Theo GVC. Phan Đình Ngân (2007) cho rằng: “Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được tính theo từng kỳ (tháng, quý, năm) là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và chi phí của các hoạt động SXKD trong kỳ kế toán đó”.
Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả hoạt động và mức độ tích cực trên các mặt của DN, nó bao gồm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.
33
2.3.2. Vai trò
Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động có trong doanh nghiệp.
Kết quả kinh doanh giúp cho DN nắm được mọi hoạt động của đơn vị thông qua các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh, giúp cho DN xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của DN, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy DN đạt kết quả kinh doanh.
2.3.3. Sổ sách sử dụng
Sổ cái TK 511, 515, 521, 711, 632, 635, 641, 642, 811, 821.
2.3.4. Chứng từ sử dụng
- Phiếu kết chuyển
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
34
2.3.6. Phương pháp xác định kết quả hoạt động kinh doanh
35
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Để xác định được kết quả hoạt động kinh doanh thì chúng ta phải tập hợp được các khoản doanh thu và chi phí của doanh nghiệp
Doanh thu bao gồm 4 yếu tố :
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 511) - Doanh thu hoạt động tài chính (TK 515)
- Các khoản giảm trừ doanh thu (TK 521) - Thu nhập khác (TK 711)
Chi phí bao gồm 6 yếu tố : - Giá vốn hàng bán (TK 632) - Chi phí tài chính (TK 635) - Chi phí bán hàng (TK 641)
- Chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642) - Chi phí khác (TK 811)
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (TK 821)
Qua chương này giúp chúng ta hiểu được các yếu tố tác động đến kết quả kinh doanh lời hay lỗ của một doanh nghiệp và với mỗi yếu tố trên được thể hiện cụ thể qua khái niệm, chứng từ sử dụng, nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu,…từ đó hiểu được cơ sở lý luận làm nền tảng cho thực trạng của đề tài được trình bày trong chương 3.
36
CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
3.1. Kế toán Doanh thu
3.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
3.1.1.1. Nội dung
Mặt hàng sản xuất chủ yếu của công ty là các loại máy nén khí, máy phát điện bơm công nghiệp...được sản xuất từ Đức và được nhập khẩu về Việt Nam phân phối cho công ty. Công ty TNHH Công Nghiệp MTI Việt Nam tự hào là nhà cung cấp Ủy quyền phân phối dòng sản phẩm máy nén khí trục vít thương hiệu BOGE (CHLB Đức) tại Việt Nam. Luôn tiên phong hàng đầu là nhà cung cấp các sản phẩm chất lượng tốt nhất đến tay người tiêu dùng.
Công ty tìm kiếm nguồn khách hàng hầu hết dựa trên các kênh như Google, Facebook,… và khảo sát thực tế các khu vực lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu,… Không chỉ tập trung khu vực miền Nam, công ty còn mở thêm chi nhánh ở Hà Nội để tìm nhiều nguồn khách hàng ở xa. Sự quan tâm chu đáo của công ty là những chính sách ưu đãi như mua máy của công ty sẽ được bảo trì máy, thay dầu, vệ sinh,… Chính những sự tận tâm, chăm sóc khách hàng như thế nên công ty luôn được khách hàng ủng hộ và hợp tác lâu dài. Uy tín của công ty ngày càng được định vị trên thị trường.
3.1.1.2. Phương pháp lập và quy trình luân chuyển chứng từ
Công ty TNHH Công Nghiệp MTI Việt Nam theo dõi doanh thu theo từng khách hàng hoặc theo từng công trình, phương thức bán hàng theo đơn đặt hàng, từng hợp đồng đã ký kết trong đó quy định rõ số lượng, quy cách, giá cả, phương thức thanh toán và các điều khoản trách nhiệm và nghĩa vụ khác giữa 2 bên.
Cụ thể như sau: Phòng kinh doanh tìm kiếm khách hàng có nhu cầu, gửi bảng báo giá đến khách hàng. Sau khi xem bảng báo giá của Công ty, khách hàng đặt hàng. Lúc này Bộ phận kinh doanh tiến hành soạn thảo hợp đồng và lập đơn đặt hàng Excel. Kế toán công nợ sẽ kiểm tra lại hợp đồng, đơn đặt hàng đồng thời kiểm
37 tra thông tin khách hàng nhằm đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng. Hợp đồng sau khi kiểm tra sẽ gửi cho Giám đốc xét duyệt.
Bộ phận kỹ thuật lên kế hoạch và tiến hành xuất kho theo đơn đặt hàng đã được duyệt đúng với số lượng và quy cách. Bộ phận kỹ thuật sẽ thực hiện nhiệm vụ giao hàng đến khách hàng tại địa điểm quy định, lúc này Công ty TNHH Công Nghiệp MTI Việt Nam sẽ xuất hóa đơn GTGT và ghi nhận doanh thu ( hóa đơn GTGT này được lập thành 3 liên và chuyển cho Kế toán trưởng duyệt, liên 1 và liên 3 lần lượt được lưu tại bộ phận Kế toán và bộ phận kỹ thuật, liên 2 giao cho khách hàng).
Kế toán công nợ sẽ kiểm tra việc thanh toán của khách hàng xác định xem đã được thanh toán hay là chưa.
Lưu ý quy định về thanh toán tiền hàng của Công ty: Mức đặt cọc tối thiểu khi ký hợp đồng là 30% số tiền khách hàng phải trả, sau khi công trình lắp đặt hoàn thành xong thì khách hàng sẽ thanh toán số tiền còn lại cho Công ty.
38
39
3.1.1.3. Một số nghiệp vụ phát sinh
1. Ngày 30/07/2018, căn cứ vào HĐ GTGT số 0000223 xuất bán lô hàng cho Công ty TNHH Thức Ăn Chăn Nuôi Hòa Phát Đồng Nai với số tiền 27.820.000VNĐ, thuế VAT 10% (xem thêm phụ lục 01). Kế toán hạch toán:
Nợ TK 13111 (HP) : 27.820.000 Có TK 5111 : 2.782.000 Có TK 33311 : 30.602.000
2. Ngày 01/08/2018, căn cứ vào HĐ GTGT số 0000224 xuất bán 01 van điều khiển cửa hút và chi phí nhân công cho Công ty TNHH VINACOSMO với số tiền 12.300.000VNĐ, thuế VAT 10% (xem thêm phụ lục 02). Kế toán hạch toán:
Nợ TK 11111 (VNMO) : 12.300.000 Có TK 5111 : 1.230.000 Có TK 33311 : 13.530.000
3. Ngày 19/12/2018, căn cứ vào HĐ GTGT số 0000059 xuất bán 01 máy sấy khí hấp thụ hiệu Boge cho Công ty Cổ Phần Cơ Khí Hồng Ký với số tiền 130.600.000VNĐ, thuế VAT 10% (xem thêm phụ lục 03). Kế toán hạch toán:
Nợ TK 11211 (HK) : 130.600.000 Có TK 5111 : 13.060.000 Có TK 33311 : 143.660.000
Tổng doanh thu của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ đến ngày cuối cùng của một kỳ kế toán 31/12/2018 là 7.436.400.900VNĐ. Cuối tháng, TK 511 sẽ được kết chuyển vào TK 911 để xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Do đó, TK 511 không có số dư cuối kỳ. Bút toán cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần sẽ được hạch toán sau khi lấy chênh lệch giữa TK 511 và các tài khoản giảm trừ doanh thu.
3.1.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
3.1.2.1. Nội dung
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: - Chiết khấu thương mại
40 - Hàng bán bị trả lại
3.1.2.2. Phương pháp lập và quy trình luân chuyển chứng từ
Ví dụ trường hợp khách hàng xuất hàng trả lại Công ty thì người mua lập biên bản trả hàng với các mục lý do, số lượng, quy cách, hợp đồng, đồng thời kèm hóa đơn ghi rõ hàng trả lại vì nguyên nhân gì: do không hợp quy cách, không đảm bảo chất lượng, tiền thuế GTGT tương ứng (nếu có). Hóa đơn này là căn cứ để Công ty điều chỉnh doanh số bán, thuế GTGT đã kê khai. Khi xác định lý do trả lại do trách nhiệm của Công ty, Công ty lưu giữ lại biên bản kèm hóa đơn và tiến hành nhập kho lại số hàng bán mà khách hàng xuất trả.
41
3.1.2.3. Một số nghiệp vụ phát sinh
Trong năm 2018, Công ty không phát sinh nghiệp vụ liên quan đến các khoản giảm trừ DT.
3.1.3. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
3.1.3.1. Nội dung
Doanh thu hoạt động tài chính tại Công ty được ghi nhận từ các khoản như sau : lãi tiền gửi ngân hàng, chênh lệch tỷ giá hối đoái.
3.1.3.2. Phương pháp lập và quy trình luân chuyển chứng từ
Từ khoản tiền gửi ngân hàng của Công ty, đến kỳ lãnh lãi, Ngân hàng sẽ gửi giấy báo Có đến phòng Kế toán, Kế toán công nợ kiểm tra giấy báo Có đồng thời kiểm tra tài khoản về số lãi tài khoản với số tiền lãi được hưởng. Sau khi kiểm tra xong, Kế toán tiến hành nhập vào sổ cái 515 ghi nhận tăng tiền gửi ngân hàng, ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính và lưu giấy báo Có tại bộ phận.
42
3.1.3.3. Một số nghiệp vụ phát sinh
Căn cứ vào giấy báo Có theo số tham chiếu 201DDVNVND 00001, ngày 25/02/2018 Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) thông báo lãi tiền gửi VNĐ 32.382VNĐ (xem thêm tại phụ lục 04). Kế toán hạch toán :
Nợ TK 112021 : 32.382 Có TK 51500 : 32.382
3.1.4. Kế toán thu nhập hoạt động khác
3.1.4.1. Nội dung
Kế toán thu nhập khác ghi nhận từ: thanh lý TSCĐ, xóa nợ phải trả, khoản phải thu (tạm ứng của khách hàng không yêu cầu thanh toán lại đã lâu), bán vật tư phế liệu thu hồi.
3.1.4.2. Phương pháp lập và quy trình luân chuyển chứng từ
Với trường hợp thanh lý TSCĐ: Khi có tài sản cần thanh lý, bộ phận kỹ thuật tiến hành lập bảng kê TSCĐ phải thanh lý. Bảng kê này được chuyển sang cho Giám đốc ký duyệt. Sau khi ký, yêu cầu này trở thành quyết định thanh lý và chuyển cho bộ phận Kế toán.
Tại đây, bộ phận Kế toán sẽ lập hợp đồng thanh lý TSCĐ và chuyển cho Giám đốc ký duyệt, sau đó 1 bản được chuyển cho khách hàng, 1 bản chuyển cho bộ phận kỹ thuật, bản còn lại lưu.
Bộ phận kỹ thuật dựa vào hợp đồng sẽ lập hóa đơn làm 3 liên và chuyển cho Kế toán trưởng ký duyệt, sau đó tiến hành nhập số liệu. Liên 1 của hóa đơn đã ký sẽ được lưu tại bộ phận Kế toán, liên 3 chuyển cho bộ phận kỹ thuật và liên 2 sẽ chuyển cho khách hàng cùng với TSCĐ thanh lý.
43
Hình 3.4: Quy trình lập luân chuyển chứng từ kế toán thu nhập khác từ thanh lý TSCĐ
44
3.1.4.3. Một số nghiệp vụ phát sinh
Trong năm 2018, Công ty không phát sinh nghiệp vụ liên quan đến các khoản thu nhập hoạt động khác.
3.2. Kế toán các khoản chi phí 3.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán 3.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán
3.2.1.1 Nội dung
Giá vốn hàng bán trong Công ty bao gồm: giá vốn hàng bán sản phẩm, vận chuyển, lắp đặt,…
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, giá