Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng sâu răng hàm lớn thứ nhất

Một phần của tài liệu TVLA NGUYENTHIVANANH(1) (Trang 83 - 88)

3.1.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.

Bảng 3.1. Sự phân bố theo giới tính của đối tượng nghiên cứu ( n =44).

Thông tin chung Số lượng Tỷ lệ (%)

Giới Nam 21 47,7

Nữ 23 52,3

Tuổi X ± SD (Min – Max) 7,8 ± 1,3 (6 – 11)

Nhận xét:

- Trong 44 bênh nhân được lựa chọn nghiên cứu, nam có 21/ 44 người tương ứng tỷ lệ 47,7% ít hơn nữ có 23 người tương ứng 52,3%.

- Các bệnh nhân nghiên cứu có độ tuổi nhỏ nhất là 6, cao nhất là 11, tuổi trung bình là 7,8 ± 1,3.

Bảng 3.2. Sự phân bố theo nhóm tuổi và giới tính của đối tượng nghiên cứu.

Giới Nam Nữ Tổng p Nhóm tuổi n % n % N % 6-8 14 43,7 18 56,3 32 72,7 9-12 7 58,3 5 41,7 12 27,3 0,39 Tổng 21 47,7 23 52,3 44 100 Nhận xét:

- Đối tượng nghiên cứu được chia làm hai nhóm tuổi, ở nhóm 6 – 8 tuổi tỷ lệ nam ít hơn nữ, nhưng ở nhóm 9 đến 12 tuổi nữ lại ít hơn nam, sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê (p= 0,39 > 0,05)

- Bệnh nhân tập trung chủ yếu ở nhóm 6- 8 tuổi, chiếm tỷ lệ 72,7%, nhóm 9 -12 tuổi có tỷ lệ thấp hơn với 27,3%.

3.1.1.2. Đặc điểm sâu răng hàm lớn thứ nhất.

Bảng 3.3. Mức độ tổn thương theo vị trí khi khám lâm sàng.

Số lượng n % Mức độ tổn thương N % Vị trí Mã 0 Mã 1 Mã 2 Mã 3 Mã 4 RHLTN Phải 28 63,6 16 5 17 3 3 Hàm (n=44) (36,4) (11,4) (38,6) (6,8) (6,8) 58 65,9 trên Trái 30 68,2 14 8 20 2 0 (1) (n=44) (31,8) (18,2) (45,4) (4,6) (0,0) RHLTN Trái 40 90,9 4 3 30 4 3 Hàm (n=44) (9,1) (6,8) (68,2) (9,1) (6,8) 84 95,4 dưới Phải 44 100 0 5 30 4 5 (2) (n=44) (0,0) (11,4) (68,1) (9,1) (11,4) P P1,2 =0,0001 Nhận xét:

- Tỷ lệ răng hàm dưới bị tổn thương nhiều hơn hàm trên (95,4% và 65,9%), sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê với p= 0,0001). Trong đó:

+ Răng hàm lớn thứ nhất hàm trên bên phải bị sâu 28 răng, chiếm tỷ lệ 63,6%, trong đó mức độ tổn thương ở mã 3 và 4 có 6 răng chiếm tỷ lệ 13,6%, mức tổn thương nhẹ chiếm tỷ lệ cao hơn, mã 1 có 5 răng tương ứng 11,4%, mã 2 có 17 răng tương ứng 38,6%.

+ Răng hàm lớn thứ nhất hàm trên bên trái có 30 răng bị sâu, chiếm tỷ lệ 68,2%, trong đó mã 3 có 2 răng chiếm tỷ lệ 4,6%, mã 2 có 20 răng tương ứng 45,4%, mã 1 có 8 răng tương ứng 18,2%.

+ Răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới bên trái có 40 răng bị sâu, chiếm tỷ lệ 90,9%, trong đó mức độ tổn thương mã 3 và 4 có 7 răng chiếm tỷ lệ 15,9%, mã 2 có 30 răng tương ứng 68,2%, mã 1 có 3 răng tương ứng 6,8%.

+ Răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới bên phải có 44 răng bị sâu, chiếm tỷ lệ 100%, trong đó mức độ tổn thương mã 3 và 4 có 9 răng chiếm tỷ lệ 20,5%, mã 2 có 30 răng tương ứng 68,1%, mã 1 có 5 răng tương ứng 11,4%.

70.00% 60.00% 50.00% 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00% 59,10% 27,30% 9,10% 4,50%

Sâu 1 răng Sâu 2 răng Sâu 3 răng Sâu 4 răng

Biểu đồ 3.1: Số răng bị sâu trên một bệnh nhân khi khám lâm sàng Nhận xét:

- Số bệnh nhân có bốn răng hàm lớn thứ nhất bị sâu chiếm tỷ lệ rất cao với 59,1%, số bệnh nhân chỉ bị sâu một răng chiếm tỷ lệ thấp với 4,5%.

Biểu đồ 3.2: So sánh tỷ lệ sâu răng giữa khám thường và khám laser huỳnh quang

Nhận xét:

- Khám laser huỳnh quang phát hiện thêm nhiều răng bị sâu hơn so với khám lâm sàng thông thường. Cụ thể:

+ Răng hàm lớn thứ nhất hàm trên phải phát hiện thêm 8 răng bị sâu, tương đương tỷ lệ sâu răng tăng từ 63,6% lên 83,7%.

+ Răng hàm lớn thứ nhất hàm trên trái phát hiện thêm 5 răng bị sâu, tương đương tỷ lệ sâu răng tăng từ 68,2% lên 81,4%.

+ Răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới trái phát hiện thêm 1 răng bị sâu, tương đương tỷ lệ sâu răng tăng từ 90,9% lên 93,2%.

+ Răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới phải không phát hiện thêm răng nào, vì 100% số răng đã được phát hiện sâu răng khi khám lâm sàng.

60.00% 50.00% 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00% 55,10% 55,10% 19,30% 19,90% 10,20% 11,90% 13,60%14,80% Không sâu Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3

Khám thường Khám laser huỳnh quang

Biểu đồ 3.3: Mức độ tổn thương sâu răng khi khám lâm sàng và khám bằng laser huỳnh quang

Nhận xét

- Ở mức độ không sâu, khám lâm sàng có 33 mặt răng chiếm tỷ lệ 19,3%, khám laser huỳnh quang có 18 mặt răng chiếm tỷ lệ 10,2%.

- Ở mức độ 1 của sâu răng giai đoạn sớm, khám lâm sàng có 21 mặt răng chiếm tỷ lệ 11,9%, khám laser huỳnh quang có 35 mặt răng chiếm tỷ lệ 19,9%.

-Ở mức độ 2 của sâu răng giai đoạn sớm, khám lâm sàng có 97 mặt răng chiếm tỷ lệ 55,1%, khám laser huỳnh quang có 97 mặt răng chiếm tỷ lệ

55,1%.

- Ở mức độ 3 của sâu răng, khám lâm sàng có 24 mặt răng chiếm tỷ lệ 13,6%, khám laser huỳnh quang có 26 mặt răng chiếm tỷ lệ 14,8%.

Bảng 3.4: Sự phân bố sâu răng theo mặt răng khi khám lâm sàng (n = 44)

Mặt nhai Mặt ngoài Mặt trong

n % n % n % RHLTN HTP 27 61,4 1 2,3 13 29,5 RHLTN HTT 28 63,4 0 0,0 14 31,8 RHLTN HDT 40 90,9 28 63,6 0 0,0 RHLTN HDP 44 100 26 59,1 0 0,0 Tổng 139 79,0 55 31,3 27 15,3 Nhận xét:

- Sâu răng mặt nhai chiếm tỷ lệ cao ở tất cả các răng, Trong đó mặt nhai răng hàm dưới chiếm tỷ lệ rất cao, 90,9% mặt nhai răng 36 và 100% mặt nhai răng 46.

- Sâu răng mặt ngoài chủ yếu ở răng hàm dưới, chỉ có một mặt răng hàm trên bị sâu ở mặt ngoài.

- Sâu răng mặt trong chỉ gặp ở hàm trên, không tìm thấy sâu răng ở mặt trong răng hàm dưới.

Bảng 3.5: So sánh kết quả phát hiện sâu răng khi khám lâm sàng và khám bằng diagnodent

Mặt nhai Mặt ngoài Mặt trong Tổng

n % n % n % N %

Khám lâm sàng 139 62,9 55 24,9 27 12,2 221 100

Laser huỳnh quang 155 61,8 60 23,9 36 14,3 251 100

P 0,79

Nhận xét:

Khám lâm sàng phát hiện được 221 mặt răng bị sâu, khám bằng laser huỳnh quang phát hiện được 251 mặt răng bị sâu. Trong đó mặt nhai từ 139 mặt răng bị sâu khi khám lâm sàng tăng lên 155 khi khám bằng laser huỳnh quang, mặt ngoài từ 55 mặt răng bị sâu (khám lâm sàng) tăng lên 60 (khám laser huỳnh quang), mặt trong từ 27 (khám lâm sàng) tăng lên 36 (khám laser huỳnh quang)

Một phần của tài liệu TVLA NGUYENTHIVANANH(1) (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w