Các nghiên cứu thực nghiệm điều trị tổn thương sâu răng giai đoạn sớm

Một phần của tài liệu TVLA NGUYENTHIVANANH(1) (Trang 54 - 56)

sớm. Rirattanapong (2016) nghiên cứu thực nghiệm trên 50 răng sữa được

khử khoáng trong 96 giờ để tạo ra các tổn thương men nhân tạo. Số răng được chia thành năm nhóm để can thiệp với các vật liệu khác nhau (nhóm chứng, CPP-ACP, kem đánh răng 500 ppm F, kem đánh răng không có fluor và TCP). Sau chu kỳ pH 7 ngày, độ sâu tổn thương trung bình ở nhóm lần lượt là 57,52 ± 10,66%, 33,28 ± 10,16%, 17,04 ± 4,76%, 32,51 ± 8,99% và 21,76 ± 8,15% [116].

Tavassoli (2012) nghiên cứu thực nghiệm trên 60 răng hàm nhỏ vĩnh viễn, được chia làm bốn nhóm: một nhóm chứng, hai nhóm áp hai loại Gel Fluor nồng độ 1,23% NaF và nhóm còn lại cung cấp Fluor Varnish 22600ppm. Các

nhóm được đặt trong chu kỳ pH lần lượt: đặt vào môi trường khử khoáng có thành phần 2,2 mM CaCl2, 50 M CH3COOH và 2,2 mM KH2PO4 (pH = 4.3) trong 6 giờ, sau đó rửa sạch răng trong nước khử ion và cho vào môi trường tái khoáng hóa CaCl2 0,9 mM; KH2PO4 150 mM; KCl 1,5 mM (pH = 7) trong 17 giờ. Chu kỳ pH này được lặp lại trong 3 tuần (21 ngày). Răng đã được cắt và đánh giá dưới kính hiển vi ánh sáng phân cực. Chiều sâu của mỗi tổn thương được đo tới điểm khử khoáng sâu nhất của tổn thương. Kết quả nhóm chứng có tổn thương sâu nhất (độ sâu trung bình 140 ± 37µm). Nhóm Fluor Varnish có các tổn thương nông nhất (độ sâu trung bình 60 ± 37 µm), không có sự khác biệt đáng kể về độ sâu của khử khoáng giữa tất cả các nhóm được điều trị bằng florua [117].

Lucineide (2009) nghiên cứu thực nghiệm trên 108 răng sữa được sơn phủ lớp chống axit để lại một cửa sổ 5 × 1mm, các răng được chia làm chín nhóm lần lượt được cung cấp các sản phẩm có fluor. Các nhóm phải trải qua 10 chu kỳ pH, cụ thể các răng được ngâm 3h đồng hồ trong một môi trường hủy khoáng ở nhiệt độ 37ºC, sau đó được rửa trong nước cất, làm khô bằng khăn giấy và đặt trong môi trường tái khoáng trong 21 giờ. Sau chu kỳ PH các răng được cắt ra và soi trên kính hiển vi để phát hiện tổn thương hủy khoáng và chiều sâu của tổn thương. Kết quả độ sâu tổn thương trung bình là 318 μm ± 39 (đối chứng), 213 μm ± 27 (florua gel), 203 μm ± 34 (Duraflur), 133 μm ± 25 (Duraphat), 207 μm ± 27 (Fluor-niz), 212 μm ± 27

(Fluorphat), 210 ± 28 (Duofluorid), 146 ± 31 (Cariestop) và 228 ± 24 (kem đánh răng có fluoride) [118].

Ở Việt Nam, Võ Trương Như Ngọc (2017) đã nghiên cứu trên thực nghiệm điều trị tổn thương sâu răng giai đoạn sớm bằng CPP-ACPF, các bề mặt nghiên cứu được khử khoáng tạo tổn thương sâu răng giai đoạn sớm, sau đó nhóm thử nghiệm được cung cấp CPP-ACPF mỗi ngày một lần trong 30 phút trong 10 ngày, nhóm chứng được ngâm trong nước bọt nhân tạo. Tất cả các răng đều được trải qua chu trình pH trong 10 ngày, mỗi ngày lần lượt trải qua hai lần khử khoáng mỗi lần 3h và 15h tái khoáng trong nước bọt nhân tạo, đánh giá kết quả sau điều trị bằng phân tích hình ảnh mô học dưới SEM cho thấy sự thay đổi chiều sâu tổn thương ở nhóm chứng từ 109,61 μm ± 23,01 tăng lên 118,99 μm ± 17,03, so sánh với nhóm đều trị từ 111,32 μm ± 20,39 giảm xuống 103,55 μm ±17,32. Độ rộng tổn thương ở nhóm chứng 1,13 μm ± 0,19 tăng lên 1,16 μm ± 0,21, so sánh với nhóm chứng 1,23 μm ± 0,16 giảm xuống 1,03 μm ± 0,21, kết quả sau điều trị của hai nhóm khác nhau có ý nghĩa thống kê (p< 0,01) [119].

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu gồm hai phần: nghiên cứu lâm sàng và nghiên cứu thực nghiệm.

Một phần của tài liệu TVLA NGUYENTHIVANANH(1) (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w