Phương pháp soi qua sợi quang học

Một phần của tài liệu TVLA NGUYENTHIVANANH(1) (Trang 33 - 35)

FOTI, Digital imaging fibre optic transillumination – DIFOTI).

Thiết bị này được ứng dụng dựa trên nguyên tắc của sự tán xạ ánh sáng. Ánh sáng được hấp thụ nhiều hơn khi có tổn thương phá vỡ cấu trúc tinh thể

của men và ngà răng, làm xuất hiện một vùng tối hơn ở khu vực tổn thương, hình ảnh thu được là một bóng đen trên nền ánh sáng trắng. DIFOTI có giá trị chẩn đoán sâu răng trên tất cả các răng và có thể phát hiện các sâu răng tái phát trước khi chúng có thể nhìn thấy trên X quang. Các kết quả trong thực nghiệm cho thấy DIFOTI có độ nhạy gấp hai lần trong việc phát hiện những tổn thương ban đầu và gấp ba lần trong việc phát hiện các tổn thương mặt nhai so với X quang. Ưu điểm của phương pháp này là dễ sử dụng, không phải tiếp xúc với các tia bức xạ, nhưng độ nhạy của phương pháp này không cao. Vaarkamp nhận thấy thiết bị này khó phát hiện tổn thương sâu răng kín, không xác định được chính xác kích thước lỗ sâu mặt nhai. Những nghiên cứu đánh giá về giá trị chẩn đoán của DIFOTI có nhiều mâu thuẫn và hiện nay việc áp dụng nó trong thực tế vẫn còn nhiều hạn chế [46],[49],[50].

Sự khác nhau giữa học FOTI và DIFOTI là hệ thống DIFOTI có một được thiết kế kết hợp thêm một máy ảnh CCD để cho phép chụp ảnh của răng và lưu giữ hình ảnh, nó có giá trị trong việc theo dõi và đánh giá kết quả sau khi điều trị bằng các kỹ thuật không xâm lấn.

Hình 1.5: Hình ảnh FOTI trên răng:

(a) nhìn bằng mắt thường, (b) hình ảnh với FOTI [50].

1.5.4 Định lượng ánh sáng huỳnh quang (Quantitative light - inducedfluorescence - QLF).

Một phần của tài liệu TVLA NGUYENTHIVANANH(1) (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w