Năm 1997, tác giả Pitts đưa ra phân loại sâu răng theo mức độ tổn thương, trong đó tác giả chú ý đến tổn thương sâu răng giai đoạn sớm. Pitts đã mô tả mức độ tổn thương sâu răng bằng việc sử dụng hình ảnh núi băng trôi như sau [41].
Sơ đồ tảng băng Pitts
Biểu hiện không sâu tại ngưỡng chẩn đoán D3
D
4
Ngưỡng chẩn
Tổn thương đến tủy đoán trong các điều tra dịch tễ cổ
Tổn thương thấy ngà D3 (WHO) điển D
3
Tổn thương men có lỗ giới hạn D2 Ngưỡng áp
trong men dụng trên lâm
Tổn thương men có thể D
1 sàng và nghiên cứu D1
phát hiện được, có bề mặt ‘nguyên vẹn’
Tổn thương chỉ có thể phát hiện với sự hỗ trợ Ngưỡng sử dụng công cụ hỗ trợ
của các công cụ cổ điển (phim cắn cánh)
Ngưỡng có thể xác
Tổn thương tiền lâm sàng đang tiến triển/lành mạnh định nhờ các công cụ
hỗ trợ mới hiện nay và trong tương lai
Cần thay đổi chiến lược phát hiện và điều trị
Hình 1.2. Sơ đồ phân loại của Pitts [41]
- D0:
+ Tổn thương không phát hiện được trên lâm sàng bằng phương pháp thông thường, chỉ có thể phát hiện được bằng các phương tiện hiện đại (laser,...).
+ Tổn thương có thể phát hiện trên lâm sàng nhờ hỗ trợ Xquang.
- D1: tổn thương phát hiện được trên lâm sàng, bề mặt men răng còn giữ nguyên cấu trúc.
- D2: tổn thương phát hiện được trên lâm sàng, không cần cận lâm sàng (tổn thương chỉ giới hạn ở men răng).
- D3: tổn thương vào ngà răng, có thể phát hiện được trên lâm sàng. - D4: tổn thương vào tủy răng.
Hình ảnh minh họa của Pitts cho thấy các tổn thương phát hiện được trên lâm sàng là những tổn thương từ D1 đến D4, những tổn thương dưới mức D1 cần phải có các phương tiện hỗ trợ để phát hiện.