Bảng 3.31: Mối liên quan giữa độ sâu của tổn thương sâu răng giai đoạn sớm trên thực nghiệm và tiêu chí chẩn đoán sâu răng
giai đoạn sớm trên lâm sàng.
Chẩn đoán lâm sàng n Độ sâu trung bình (µm) SD Min Max
Nhóm K1 10 125,9 16,2 102 148
Nhóm K2 10 252,4 29,7 205 298
Chung 20 189,2 68,9 102 298
P* 0,0002
*Mann – Whitney test
Nhận xét:
- Nhóm K1 gồm các tổn thương hủy khoáng tương ứng với với chẩn đoán sâu răng mức độ D1 trên lâm sàng có độ sâu trung bình tổn thương là 125,9µm, độ lệch chuẩn ± 16,2, trong đó giá trị lớn nhất là 184, nhỏ nhất là 102.
-Nhóm K2 gồm các tổn thương hủy khoáng tương ứng với với chẩn đoán sâu răng mức độ D2 trên lâm sàng có độ sâu trung bình tổn thương là 252,4 µm, độ lệch chuẩn ± 29,7, trong đó giá trị lớn nhất là 298, nhỏ nhất là 205
- Mức độ tổn thương chung của các răng hủy khoáng là 189,2 µm, độ lệch chuẩn ± 68,9, trong đó giá trị lớn nhất là 298, nhỏ nhất là 102.
- Sự khác nhau về mức độ tổn thương của hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.
Hình ảnh mô học tổn thương hủy khoáng dưới SEM.
Hình ảnh một tổn thương hủy khoáng ở các độ phóng đại khác nhau.
Hình 3.1: Hình ảnh tổn thương hủy khoáng ở độ phóng đại 200 – 500 lần.
Hình 3.2: Hình ảnh tổn thương hủy khoáng ở độ phóng đại 750 – 1000 lần.
Hình 3.3: Hình ảnh tổn thương hủy khoáng ở độ phóng đại 1500 – 2000 lần.
Hình ảnh tổn thương bề mặt dưới SEM.
Hình 3.4: Bề mặt răng bình thường ở độ phóng đại 50 – 3500 lần.
Hình 3.5: Bề mặt răng tương ứng sâu răng D1 ở độ phóng đại 50 – 3500 lần.
Hình ảnh tổn thương mặt cắt.
Hình 3.7: Hình ảnh mặt cắt răng bình thường ở độ phóng đại 500 – 750 - 1000 lần.
Hình 3.8: Hình ảnh mặt cắt răng tương ứng sâu răng D1 ở độ phóng đại 500 – 750 lần.
Hình 3.9: Hình ảnh mặt cắt răng tương ứng sâu răng D2 ở độ phóng đại 750 – 1500 lần.