Năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc

Một phần của tài liệu TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM THANH HÓA (Trang 45 - 46)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc

Kết quả so sánh giữa đầu ra (hiện vật hoặc giá trị) với đầu vào là nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chắnh được gọi là năng suất. Năng suất lao động biểu hiện hiệu quả hoạt động có ắch của con người trong một đơn vị thời gian. Tăng năng suất lao động cho phép giảm được lao động, tiết kiệm được quỹ tiền lương, đồng thời tăng tiền lương cho cá nhân người lao động và khuyến khắch, tạo động lực làm việc. Người lao động được tạo động lực thì thường tăng năng suất lao động, tắch cực góp phần nâng cao hiệu quả công việc, hoàn thành vượt định mức kế hoạch đề ra.

Đánh giá hiệu quả làm việc của người lao động có thể thông qua hoạt động đánh giá thực hiện công việc để đánh giá về số lượng, chất lượng công việc, tinh thần, thái độ của người lao động. Năng suất lao động bình quân

được tắnh trên cơ sở tổng giá trị hoặc sản phẩm tiêu thụ và số lao động sử dụng của đơn vị. Đối với khối lao động gián tiếp, năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc được thể hiện qua tốc độ xử lý công việc; chất lượng và mức độ hoàn thành công việc được giao...Có thể tiến hành đo lường thời gian người lao động hoàn thành công việc khi có động lực lao động có rút ngắn hơn, có vượt tiến độ so với dự định hay không? Nếu người lao động hoàn thành công việc vượt mức tiến độ, hơn nữa lại đảm bảo yếu tố chất lượng và

hiệu quả cao cho thấy tạo động lực lao động đã tác động tắch cực đến người lao động và làm tăng năng suất lao động.

Một phần của tài liệu TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM THANH HÓA (Trang 45 - 46)