7. Kết cấu của luận văn
1.5.1. Nhân tố bên trong
1.5.1.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của tổ chức
Tùy tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị mình mà mỗi cơ quan, tổ chức sẽ đề ra các mục tiêu phát triển riêng, và cần có các phương hướng để đạt được các mục tiêu đã đề ra ấy. Để đạt được các mục tiêu đề ra, yếu tố con người là yếu tố quan trọng và nhà quản trị cần phải quan tâm chú trọng đến yếu tố này bởi cá nhân chắnh là nền móng của tổ chức. Nhà quản trị cần phải có các chắnh sách cụ thể về quản trị nhân lực và tạo động lực lao động, các chắnh sách này cần phải hướng đến mục tiêu chung mà tổ chức đã đề ra.
1.5.1.2. Khả năng tài chắnh của tổ chức
Khả năng tài chắnh của tổ chức là một trong những yếu tố rất quan trọng, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc nhà quản lý đưa ra quyết định về các chắnh sách tạo động lực lao động.
Để có thể thực hiện các biện pháp tạo động lực lao động như tiền lương, tiền thưởng, hay tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịchẦ thì khả năng tài chắnh của tổ chức chắnh là yếu tố tiên quyết, là yếu tố đầu tiên khi nhà quản lý cân nhắc đưa ra quyết định sử dụng các biện pháp tạo động lực lao động.
1.5.1.3. Văn hóa công sở
Văn hóa công sở là những giá trị, niềm tin, hình thức mà các cá nhân trong cơ quan, tổ chức đều công nhận và suy nghĩ, nói, hành động như một thói quen, giống như đời sống tinh thần và tắnh cách của con người, văn hóa công sở cũng là phần quyết định đến sự phát triển và tồn tại của cơ quan tổ chức.
Xây dựng văn hóa công sở là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức, nó giúp thương hiệu của tổ chức được quảng bá thông qua hình ảnh văn hóa công sở.
Văn hóa công sở giúp tổ chức tạo uy tắn và vị thế của mình trên thị trường, tạo một môi trường làm việc năng động; Và nó giúp nhân viên trong tổ chức tự hào về nơi mà họ làm việc giúp họ có tinh thần làm việc và động lực lao động tốt hơn.
Mỗi cơ quan, tổ chức đều có văn hóa riêng của mình, nó tạo ra động cơ làm việc riêng cho các nhân viên của đơn vị. Vì thế, nhà quản lý khi hoạch định các chắnh sách tạo động lực lao động trong cơ quan, đơn vị thì cần phải lựa chọn để có những chắnh sách phù hợp với các chuẩn mực văn hóa của đơn vị mình.
1.5.1.4. Các yếu tố thuộc về người sử dụng lao động
- Quan điểm của nhà lãnh đạo: Nhà lãnh đạo có vai trò dẫn dắt tổ chức vận hành để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch của tổ chức. Quan điểm của nhà lãnh đạo là yếu tố cực kỳ quan trọng, nó quyết định đến chắnh sách tạo động lực của đơn vị.
- Chắnh sách quản trị nhân lực của tổ chức: Các chắnh sách quản trị nhân lực của tổ chức như việc đào tạo phát triển, khen thưởng, kỷ luật, trả công lao động, hay các chắnh sách đào tạo phát triển, bố trắ công việcẦ có ảnh hưởng trực tiếp đến động lực lao động. Vì vậy cơ quan, tổ chức cần thiết phải xây dựng chắnh sách quản trị nhân lực một cách hợp lý để giúp thực hiện được các mục tiêu đề ra của đơn vị. Nhà quản lý cần xem xét để đưa ra các chắnh sách khoa học giúp tạo động lực lao động cho nhân viên.
1.5.1.5. Các yếu tố thuộc bản thân người lao động
- Nhu cầu của người lao động: Tùy quan điểm cá nhân và tùy từng thời điểm mà họ có những nhu cầu riêng biệt cần được thỏa để có thể tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, ta có thể chia nhu cầu của người lao động thành 2 loại nhu cầu chắnh đó là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Các nhà quản lý cần phải phân chia người lao động trong tổ chức theo từng nhóm dựa trên các đặc điểm như tuổi tác, trình độ, giới tắnhẦ từ đó sẽ xác định nhu cầu của từng nhóm người lao động và đưa ra biện pháp phù hợp để thỏa mãn nhu cầu của họ.
- Năng lực của người lao động: Người lao động càng năng lực thì họ càng tự tin đảm nhận công việc ở vị trắ cao và càng có nhu cầu tự khẳng định bản thân. Vì vậy, nhà quản lý cần phải bố trắ lao động hợp lý, để tạo điều kiện
cho người lao động sử dụng hết năng lực, trình độ, có như vậy mới tạo động lực lao động cho họ.