7. Kết cấu của luận văn
1.6.2. Bài học rút ra cho Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa
các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, khám sức khỏe định kỳ cho nhân viênẦ
- Văn hóa ứng xử: Văn hóa ứng xử của Agribank thực hiện theo chuẩn mực lãnh đạo gương mẫu, nhân viên thân thiện; Nhân viên ngân hàng trung thực và có trách nhiệm đối với công việc của mình; Nghiêm túc trong suy nghĩ ứng xử minh bạch.
- Công tác đào tạo và phát triển: Các cán bộ của Agribank liên tục được tham gia đào tạo toàn diện, từ lao động mới được tuyển dụng đến những cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ lâu năm.
Về công tác bổ nhiệm các vị trắ quả lý chủ chốt, các vị trắ lãnh đạo được Agribank xây dựng rõ ràng và có lộ trình xem xét bổ nhiệm đối với từng cá nhân có triển vọng.
Cơ sở vật chất được Agribank không ngừng đầu tư, thay mới để đáp ứng yêu cầu của công việc, luôn chú trọng cải thiện môi trường làm việc, chú trọng xây dựng phát triển thương hiệu, phát triển các sản phẩm, dịch vụẦ
1.6.2. Bài học rút ra cho Trung tâm Dịch vụ việc làm ThanhHóa Hóa
Từ những kinh nghiệm về tạo động lực lao động tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, bài học rút ra cho Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa là:
- Cần hoàn thiện chắnh sách tiền lương, tiền công trong đơn vị, trả lương phải phù hợp với năng lực làm việc của từng cán bộ, thực hiện chắnh sách lương, thưởng một cách công khai, minh bạch. Luôn chú ý ghi nhận sự đóng góp của từng cá nhân để kịp thời có sự khen thưởng xứng đáng giúp khắch lệ, tạo động lực lao động.
- Quan tâm chú trọng hơn đến công tác tuyển dụng và các chắnh sách thu hút, giữ chân nhân tài, để từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực của Trung tâm và cần có chế độ lương, thưởng tương xứng với sự đóng góp, cống hiến của họ.
- Trung tâm cần làm tốt công tác đào tạo nâng cao trnhh́ độ chuyên môn, để người lao động có đủ trình độ, năng lực đáp ứng được yêu cầu công việc, thực hiện tốt công việc được giao. Bên cạnh đó cần bố trắ người lao động vào vị trắ việc làm phù hợp với trình độ chuyên môn của họ, để họ có thể phát huy hết khả năng và cống hiến cho đơn vị.
- Quan tâm, chăm lo đến đời sống tinh thần cho người lao động, đẩy mạnh các hoạt động tập thể để giúp gắn kết các các bộ với Trung tâm, thông qua các hoạt động thể thao, du lịch để các cán bộ trong Trung tâm được nghỉ ngơi, thư giãn giúp tăng sức khỏe và tinh thần làm việc. Làm tốt công tác này sẽ tạo được động lực lớn cho người lao động, giữ chân, thu hút lao động và tăng hiệu quả làm việc của người lao động.
- Xây dựng môi trường làm việc hiện đại, thân thiện, bởi hiện nay đa số thời gian của người lao động là dành cho cơ quan, công việc vì thế Trung tâm cần tạo được một môi trường làm việc hiện đại, thân thiện giúp người lao động có hứng thú với công việc, tăng động lực làm việc.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, tác giả đã tập trung nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về viên chức, đơn vị sự nghiệp công lập và nhu cầu, động cơ, tạo động lực lao động cho người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập cũng như Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa.
Tạo động lực bao gồm các nội dung là: Xác định nhu cầu của người lao động, lựa chọn các biện pháp thỏa mãn nhu cầu của người lao động, đánh giá mức độ thỏa mãn nhu cầu của người lao động. Đây là ba nội dung quan trọng và không thể thiếu của hoạt động tạo động lực lao động. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra các học thuyết có liên quan đến tạo động lực lao động như Hệ thống nhu cầu của Maslow, thuyết kỳ vọng của Vroom, thuyết công bằng của Adams. Từ các học thuyết đó, tác giả đã đi tìm hiểu và làm rõ nội dung tạo động lực lao động trong một đơn vị sự nghiệp công lập cần những gì? Vấn đề quan trọng của tạo động lực lao động đó là xác định nhu cầu, tuy nhiên việc tìm hiểu và đề ra được những phương án phù hợp với nhu cầu của người lao động, tạo cho người lao động sự hăng say, nỗ lực trong quá trình làm việc thì cũng không thể bỏ qua các nhân tố ảnh hưởng đến tạo động lực lao động.
Tác giả đã tìm hiểu, tham khảo kinh nghiệp tạo động lực lao động tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội và ngân hàng Agribank để rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế từ hoạt động của hai đơn vị trên, những bài học đó là cơ sở để Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa có thể đề ra phương hướng, giải pháp riêng đối với đơn vị mình nhằm nâng cao công tác tạo động lực tại đơn vị, giúp Trung tâm ngày càng phát triển hơn nữa.
Chương 2
THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM THANH HÓA