9 Trang trí, phun sơn, làm sạch 400
4.2.2. Hoàn thiện Chiến lược phát triển cho Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và các nhà máy đóng tàu
Để hoàn thiện chiến lược phát triển cho Tổng công ty CNTT Việt Nam,
Giai đoạn 1: từ năm 2000 đến 2005 là giai đoạn củng cố, nâng cấp, đầu tư trang bị. Trong giai đoạn này cơ bản hoàn thành việc củng cố, nâng cấp, đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất các cơ sở đóng và sửa chữa tàu, để các cơ sở đóng tàu có khả năng đóng được các loại tàu vận tải có trọng tải đến 10.000 tấn, các loại tàu chở ga, tàu container, các loại tàu và tàu phục vụ mục đích quân sự. Ngành cần liên doanh với nước ngoài xây dựng cơ sở sửa chữa tàu có trọng tải đến 400.000 tấn. Đồng thời chuẩn bị đầu tư nâng cao năng lực đóng mới các loại tàu có trọng tải từ 20.000 tấn đến chục vạn tấn nhằm đáp ứng nhu cầu đóng mới, sửa chữa các phương tiện vận tải thuỷ đường sông. Xây dựng mô hình các cơ sở chế tạo, sản xuất cơ khí và thiết bị tàu thuỷ chế tạo từng bộ phận tiến tới chế tạo cụm thiết bị. Ở sản phẩm đóng mới, cần tăng tỷ lệ chế tạo sản xuất nội địa lên 35 - 40% tổng giá trị toàn bộ con tàu.
Giai đoạn 2: từ năm 2006 đến năm 2015 là giai đoạn hoàn thiện và mở rộng sản xuất. Trong giai đoạn này cần hoàn thiện công nghệ đóng mới tàu biển có trọng tải từ 10.000 tấn đến 30.000 tấn. Nâng năng lực đóng mới và sửa chữa tàu biển của nước ta đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực. Thông qua liên doanh hoặc hợp tác kinh doanh với nước ngoài, ngành cần phấn đấu đóng mới được tàu có trọng tải từ 80.000 tấn đến 100.000 tấn; hoàn chỉnh công nghệ sửa chữa tàu và dàn khoan biển có trọng tải đến 400.000 tấn; chế tạo được thép đóng tàu; chế tạo được động cơ tàu biển có công suất trên 3.000 cv; chế tạo được các phụ kiện, thiết bị tàu thủy.
Giai đoạn 3: từ năm 2015 đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là giai đoạn hiện đại hoá và hội nhập. Trong giai đoạn này ngành cần tiến hành phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật. Nâng cao trình độ công nghệ của các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thủy và phương tiện nổi lên mức hiện đại trong khu vực, đảm bảo thoả mãn nhu cầu đóng mới và sửa chữa trong nước phục vụ vận tải, dầu khí, phục vụ quốc phòng. Chế tạo và lắp ráp được hầu hết các loại thiết bị thông dụng. Tiếp cận và tiến tới chiếm lĩnh thị phần quốc tế, chia sẻ thị phần khu vực. Sau năm 2025
Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có ngành CNĐT phát triển trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương với tỷ lệ giá trị phần chế tạo sản xuất nội địa các phụ kiện của các sản phẩm đóng mới đạt 60 - 70% toàn bộ giá trị con tàu.
Để đạt được những mục tiêu chiến lược trên, Tổng công ty CNTT Việt Nam trong những năm tới cần quan tâm hoàn thiện một số nội dung trong chiến lược (đã được nêu ra ở mục 2.2.2.2):
Một là, tiếp tục đẩy mạnh chiến lược tái cơ cấu (sắp xếp, tổ chức lại...) hệ
thống nhà máy đóng tàu Việt Nam theo hướng hình thành 3 cụm liên kết ngành đóng tàu ở ba miền Bắc, Trung, Nam, tránh tình trạng tản mạn như hiện nay.
Hai là, tiếp tục củng cố, phát triển ngành cơ khí đóng mới và sửa chữa tàu cá. Ngành cần có lộ trình phù hợp chuyển nhanh các tàu cá vỏ gỗ sang vỏ thép, vật liệu mới… đảm bảo an toàn, hiệu quả trong khai thác và thân thiện với môi trường.
Ba là, ngành đóng tàu Việt Nam phải tập trung đầu tư hơn nữa cho chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, các nhà khoa học, đội ngũ kỹ sư, chuyên gia và những người lao động lành nghề, thợ bậc cao đạt chuẩn quốc tế vừa có phẩm chất chính trị vững vàng, vừa giỏi chuyên môn nghề nghiệp - đây chính là nguồn lực trực tiếp quyết định sự phát triển của ngành đóng tàu.