Cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế biển, quốc phòng biển của Việt Nam phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, bối cảnh

Một phần của tài liệu Luận Án Phan Duy Hòa (Trang 124 - 125)

14. Cty CKHH Miền Nam (Cục HH) 15 Cty TNHH MTV Hải Bình (Bộ

4.1.1.Cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế biển, quốc phòng biển của Việt Nam phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, bối cảnh

biển của Việt Nam phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, bối cảnh khu vực và xu thế của thế giới

Ở nước ta, vấn đề biển, đảo đang ngày càng trở nên quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng sự giao lưu hội nhập với thế giới. Phát triển kinh tế biển hiệu quả và bền vững có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội cũng như đảm bảo nền an ninh quốc phòng của nước ta.

Nhận thức sâu sắc xu hướng chiến lược phát triển kinh tế hướng ra biển của các nước trong khu vực và trên thế giới, Đảng, Nhà nước đã đề ra và triển khai khá nhiều chủ trương, quyết sách quan trọng về mục tiêu chiến lược phát triển nền kinh tế hướng ra biển nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên biển gằn liền với việc bảo vệ quốc phòng, an ninh trên biển đảo.

Tuy nhiên, các đường lối về Chiến lược biển Việt Nam trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập. Những hạn chế bất cập trong phát

triển nguồn nhân lực CNĐT cũng xuất phát từ đây. Cơ chế, chế tài còn thiếu tính đồng bộ, nhất quán trong việc thể chế hóa, cụ thể hóa mục tiêu chiến lược biển; sự phân công, phân cấp về chức năng nhiệm vụ từ cấp Trung ương đến các Bộ, ngành và các chính quyền địa phương vùng biển, vùng ven biển còn chồng chéo kém hiệu lực, hiệu quả trong việc thực thi; Việc ban hành luật, chính sách, cơ chế đối với những vùng đặc khu kinh tế biển và các vùng ven biển chưa được thông qua làm cho công tác quy hoạch, xây dựng cơ bản thiếu tầm nhìn dài hạn, hiệu quả thấp; nguồn ngân sách đầu tư, dàn trải, thiếu đồng bộ về kết cấu hạ tầng vật chất - kỹ thuật, sự kết nối giữa các doanh nghiệp đóng tàu kém, hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất thấp; cung cách quản lý, điều hành của các Bộ, ngành và các chính quyền địa phương vùng biển chưa phù hợp cả với cơ chế thị trường và cả với chiến lược chung; thiếu các chế tài đủ mạnh để kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh; việc triển khai thực hiện chiến lược chung còn chậm; thủ tục hành chính phức tạp, chồng chéo chưa phát huy tối đa những lợi thế về biển và sức mạnh của các nguồn lực cho sự phát triển.

Để giải quyết những hạn chế trên, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước với CNĐT, cần chú trọng hoàn thiện cụ thể hóa các chiến lược phát triển kinh tế biển, quốc phòng biển phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, bối cảnh khu vực và xu thế của thế giới.

Chiến lược phát triển ngành CNĐT và nhân lực cho nó, cần phải được điều chỉnh theo tinh thần của Quyết định 1901/QĐ-TTg.

4.1.2. Định hướng rõ chiến lược phát triển cho Tổng Công ty Côngnghiệp tàu thủy Việt Nam và các nhà máy đóng tàu

Một phần của tài liệu Luận Án Phan Duy Hòa (Trang 124 - 125)