14. Cty CKHH Miền Nam (Cục HH) 15 Cty TNHH MTV Hải Bình (Bộ
3.2.1.1. Sự chênh lệch giữa trình độ nhân lực của Công nghiệp đóng tàu Việt Nam với công nghiệp đóng tàu thế giớ
tàu Việt Nam với công nghiệp đóng tàu thế giới
Theo quy luật chung, lực lượng sản xuất, xã hội hoá cao sẽ đẩy tới mở rộng các mối liên kết hợp tác trong sản xuất ngày càng sâu rộng hơn. Yêu cầu mở rộng hợp tác, liên kết, tham gia phân công lao động quốc tế hiện đang là xu
hướng lớn của ngành CNĐT. Muốn làm được điều đó, ngoài việc phát triển khoa học và công nghệ đóng tàu, thì phát triển nhân lực theo hướng chuẩn hóa theo trình độ quốc tế là tất yếu.
Hầu như tất cả các nhóm nhân lực của ngành CNĐT trên thế giới hiện nay đều được quy chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tất cả các sản phẩm hàng hóa do họ sản xuất ra cũng đều được đo bằng những “thước đo” quốc tế và phải đáp ứng được “luật chơi” của thế giới. Nguồn nhân lực ngành CNĐT Việt Nam hiện còn nhiều hạn chế, bất cập về năng lực chuyên môn. Muốn “đào tạo nguồn nhân lực biển chất lượng cao, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, tận dụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, khoa học, công nghệ mới...” như tinh thần của Nghị quyết TW 8 khóa XI về Chiến lược biển, trước hết phải thấy được yêu cầu khách quan và khoảng cách hiện tồn giữa nhân lực CNĐT Việt Nam với thế giới.
Hiện trạng phát triển nhân lực CNĐT Việt Nam thời gian qua cho thấy, chúng ta mới chỉ đào tạo nhân lực chủ yếu theo tín hiệu của thị trường. Sự phát triển ồ ạt của nhân lực ngành giai đoạn 2005 - 2010 thực chất là để đáp ứng quy mô “bành trướng” của hàng trăm đơn vị đóng tàu trên toàn quốc. Mặt hàng mà họ hướng tới là đóng mới tàu nhỏ, sửa chữa và dịch vụ tàu biển theo những quy chuẩn chưa cao. Theo đó, yêu cầu về đào tạo về nhân lực cũng thấp. Thực tế của quá trình “tái cơ cấu” và hướng tới thị trường thế giới của CNĐT Việt Nam hiện nay đã làm lộ rõ vấn đề lớn: bất cập ở hầu khắp các nhóm nhân lực: công nhân, kỹ sư và quản lý. Bất cập là ở chỗ: trình độ nhân lực của CNĐT Việt Nam hiện thấp hơn so với trình độ chung của thế giới!
Với lợi thế lớn về biển của quốc gia, ngành CNĐT Việt Nam có nhiều cơ hội tham gia thị trường quốc tế. Nhưng, hiện nay ngành này với cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ thấp và nguồn nhân lực không phát triển đồng bộ, lợi thế trên chưa được phát huy. Điểm yếu là năng lực quản lý, quản trị còn nhiều bất cập trong tổ chức sản xuất, quản lý và sử dụng điều phối nhân lực cho
CNĐT. Ngoài ra, một bộ phận cán bộ quản lý trong ngành có dấu hiệu tiêu cực mà các vụ án lớn gân đây đã vạch trần. Phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý hiện là vấn đề lớn của CNĐT Việt Nam!
Nhân lực trình độ cao - nhóm chuyên gia, kỹ sư của CNĐT nước ta còn khá nhiều bất cập. Họ chưa làm chủ được khâu thiết kế, thi công phần thân, vỏ và động cơ tàu thủy mà đây lại là phần chiếm tỉ trọng lớn nhất về giá trị của một con tàu. Gần một nửa (47%) kỹ sư của ngành đang hoạt động chưa phù hợp với chuyên môn. Thực tế trên khiến cho các sản phẩm tàu xuất khẩu do Vinashin đóng, hiện phụ thuộc rất nhiều vào nhân lực nước ngoài. Do thiếu hụt đội ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề bậc cao, chúng ta đang phải thuê nhiều chuyên gia và lao động nước ngoài với giá gấp 25 - 30 lần so với người lao động trong nước.
Phân công lao động quốc tế đã mở ra cho ngành CNĐT ở nước ta nhiều cơ hội xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, thị trường mở ra cho chúng ta không có nghĩa là thị trường đó thuộc về chúng ta. Nếu người lao động trong ngành công nghiệp này không được đào tạo căn bản có tay nghề cao và không tự mình rèn luyện ý thức, tổ chức kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp hiện đại thì chỉ là người lao động làm thuê mà thôi.
Công nghiệp đóng tàu Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất đi những lợi thế cạnh tranh của mình vì hiện trạng đó.