Các công trình tiêu biểu nước ngoài liên quan đến nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực công nghiệp đóng tàu

Một phần của tài liệu Luận Án Phan Duy Hòa (Trang 27 - 29)

lực và phát triển nguồn nhân lực công nghiệp đóng tàu

Cuốn sách “Không bao giờ là thất bại, tất cả là thử thách” của Chung ju Yung [16]. Cuốn sách viết về Người sáng lập - cố Chủ tịch Tập đoàn

Hyundai cho chúng ta những kinh nghiệm có ý nghĩa sâu sắc đối với ngành CNĐT Việt Nam: “Quá khứ có vĩ đại đến mấy, khoa học kỹ thuật có hiện đại đến mấy, điều kiện nền tảng cơ sở dù có tốt đến mấy nhưng ngày hôm nay chúng ta không có tinh thần tìm tòi cái mới, không có sự nỗ lực sáng tạo, tinh thần vươn lên thì vinh quang của ngày hôm qua sẽ trở thành quá khứ trong giây lát. Sự thành công của Hyundai ngày nay là do chúng tôi có “vũ khí” tốt nhất thế giới: “những công nhân kỹ thuật ưu tú nhất trên thế giới” [14, tr.16].

Cuốn “The handbook of marine economics and business” của Costas Th.Grammenos [19]. Cuốn sổ tay này được công bố lần đầu tiên vào năm 2002 đã chỉ ra rằng: một trong những nguyên nhân khiến tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc rất nhanh trong các hoạt động thương mại trên biển cũng như các hoạt động đầu tư vào lĩnh vực tàu biển. Là do các ngân hàng tài chính trở thành nguồn quỹ mạnh mẽ cho các công ty vận tải biển và các nhà máy đóng tàu ở Trung Quốc phát triển nguồn nhân lực nhanh chóng về cả số lượng và quy mô. Tuy nhiên vào năm 2007, những đột ngột thay đổi khi suy thoái kinh tế thế giới, cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ bắt đầu nổi lên và một loạt những hệ lụy của chúng khiến hệ thống tài chính quốc tế và thanh khoản bị đóng băng. Cuốn sổ tay đã phân tích dữ liệu, những hoạt động bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi những sự kiện đầu thế kỷ XXI. Ấn bản đầu tiên của cuốn sổ tay trở thành một nguồn tư liệu quý cho tác giả nghiên cứu kế thừa những kinh nghiệm hữu ích trong phát triển kinh tế biển và ngành công nghiệp đóng tàu ở nước ta.

Cuốn sách Thực trạng ngành công nghiệp đóng tàu ở Anh từ năm 1918: Sự suy thoái của kinh tế chính trị của Lewis Johnman, Hugh Murphy [63]. Tác giả đã trình bày lịch sử hình thành ngành CNĐT của Anh đến giai đoạn 1918, đồng thời, phân tích sự suy thoái của ngành CNĐT nước này do ảnh hưởng của quyền lực kinh tế chính trị Anh năm 1918 và suốt thế kỉ XX.

Cuốn sách Tập đoàn Mitsubishi và N.Y.K. 1870 - 1914 của William D. Wray [127]. Cuốn sách viết về nguồn gốc và sự phát triển của Nippon Yusen

Kaisha để trở thành công ty đóng tàu hàng đầu của thế giới. Sự phát triển thông qua các cuộc đấu tranh trên 3 phương diện: giữa các nhà quản lý để giành quyền tự trị, vai trò của chính phủ trong xây dựng kế hoạch, đấu tranh giữa các nhà quản lý và cổ đông về những vấn đề tài chính nhằm xác lập một chiến lược kinh doanh có hiệu quả.

Cuốn sách Công nghệ cổ xưa của Inđônêxia: Đóng tàu và chế tạo súng thế kỷ XVI của Sudjoko [85]. Tác giả cuốn sách viết về hoàn cảnh lịch sử, kinh tế, chính trị của quần đảo Giava gắn liền với lịch sử hình thành phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển và chế tạo súng hoả công của người Inđônêxia thế kỷ XVI. Thành tựu của 2 ngành này và mối quan hệ giao hữu với nước ngoài.

Tạp chí “Chiến lược và đổi mới của ngành công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc” của Triệu Dan [22]. Phân tích tình hình hiện nay và xu hướng phát triển của ngành CNĐT Trung Quốc và thế giới, đã chỉ ra khá nhiều giải pháp, nhất là giải pháp đổi mới tư duy về chiến lược phát triển ngành CNĐT theo hướng bền vững là nâng cao trình độ khoa học và công nghệ, hỗ trợ hàng hải, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả và tăng tính cạnh tranh. Đây là kinh nghiệm mà ngành CNĐT Việt Nam có thể học hỏi. Tuy nhiên, bài viết của tác giả chưa đề cập sâu về vai trò của nguồn nhân lực và các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực, một nhân tố có tính quyết định hàng đầu của việc phát triển bền vững của ngành này hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận Án Phan Duy Hòa (Trang 27 - 29)