Về phát triển nguồn nhân lực, quan niệm chung hiện nay thống nhất rằng:
Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động của chủ thể tham gia vào quá trình phát triển nguồn nhân lực này bao gồm: định hướng chiến lược, chính sách, cơ chế, biện pháp, tổ chức, nguồn lực để tạo ra một nguồn nhân lực với số lượng, chất lượng ngày càng cao và cơ cấu nhân lực hợp lý đáp ứng nhu cầu phát triển.
Quan niệm trên được cụ thể hóa trên những phương diện lĩnh vực sau:
Nội dung quan trọng nhất để phát triển nguồn nhân lực một cách hiệu quả, đó chính là: sử dụng các cơ chế, chính sách, đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện cả về mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu gắn liền với việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn nhân lực. Với mục tiêu hướng tới là nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực lành nghề… ngày càng hoàn thiện.
Cách thức chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực là sử dụng một cách hiệu
và phát huy năng lực đào tạo, bồi dưỡng của giáo dục và đào tạo (trực tiếp là hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề và chuyên nghiệp); là tạo ra chính sách đào tạo và bồi dưỡng, chính sách và cơ chế để quy hoạch, phát hiện và tuyển chọn, chính sách để thu hút, sử dụng và đãi ngộ nhân tài,…
Trọng điểm phát triển nguồn nhân lực được nhìn nhận và được coi là triển vọng nhất là năng lực sáng tạo của trí tuệ. Bởi lẽ, xét ở khía cạnh sinh học cho thấy “cấu tạo não người có khoảng hơn 14 tỷ nơron thần kinh, trong đó mới chỉ có khoảng 2% số nơron thần kinh được sử dụng trong suốt cuộc đời con người” [114, tr.92]. Ở khía cạnh xã hội, năng lực này dường như tỷ lệ thuận với qúa trình khai thác, phát huy, đắc dụng. Nó có tính vô tận và có năng lực giải quyết mọi vấn đề. Vì, như Mác nhận định, “Nhân loại bao giờ cũng chỉ đặt ra cho mình những nhiệm vụ mà nó có thể giải quyết được vì khi xét kỹ hơn, bao giờ người ta cũng thấy rằng bản thân nhiệm vụ ấy chỉ nảy sinh khi những điều kiện vật chất để giải quyết nhiệm vụ đó đã có rồi, hay ít ra cũng đang ở trong quá trình hình thành” [66, tr.15-16]. Khi một vấn đề đặt ra, dù phức tạp đến mấy, thì giải pháp hàng đầu cho nó vẫn là con người. Năng lực trí tuệ của con người cũng chỉ có thể phát huy trong môi trường xã hội có khả năng nuôi dưỡng và kích thích nó sáng tạo.
Hướng phát triển nguồn nhân lực, thường được tập trung trên các phương diện: số lượng, quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực; chất lượng được biểu hiện thông qua các tiêu chí về sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn/lành nghề, phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong lao động... tương ứng với yêu cầu nghề nghiệp. Số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực có mối quan hệ biện chứng gắn kết chặt chẽ với nhau tạo nên sức mạnh trên thực tế của nguồn nhân lực.
Với tư cách là yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất, có vai trò quyết định đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, hướng phát triển của
nguồn nhân lực được quy định theo nhu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế xã hội; chịu tác động từ sự phát triển của KH&CN và yêu cầu ứng dụng các thành tựu của nó vào sản xuất. Đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, của cách mạng KH&CN vừa là “mệnh lệnh của cuộc sống” đặt ra đối với mỗi dân tộc vừa là yêu cầu cụ thể đối với mỗi nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Yêu cầu ấy xuất hiện lại tùy thuộc trước tiên là trình độ phát triển của xã hội, là phương thức phát triển của kinh tế. Có thể lấy một ví dụ gần gũi: nền kinh tế phát triển theo bề rộng với đặc tính khai thác tự nhiên có lẽ chẳng cần nhiều đến lao động trình độ cao khi chỉ cần đào quặng, chặt cây, thu mua nông sản và bán như những hàng hóa thô sơ. Còn nền sản xuất hàng hóa ở trình độ kinh tế tri thức với hàm lượng giá trị gia tăng được tạo bởi chất xám, bí quyết, công nghệ cao... thì mới thực sự cần đến nguồn nhân lực trình độ cao. Muốn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thì nó phải gắn liền với phương thức phát triển theo chiều sâu, dựa trên tri thức hiện đại, khoa học và công nghệ tiên tiến.
Tập trung vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là xu thế chung của thế giới hiện nay. Theo đó, phát triển nhân lực CNĐT hiện có 3 xu thế lớn:
Thứ nhất, đào tạo công nhân CNĐT theo hướng tích hợp các kỹ năng nghề nghiệp.
Ngay từ cuộc cách mạng công nghiệp 3.0, đóng tàu đã là ngành công nghiệp sử dụng lực lượng lao động đông đảo tích hợp của nhiều ngành nghề có chuyên môn khác nhau (thiết kế thi công thân vỏ tàu, cơ khí chế tạo máy, điện, điện tử,...) với những yêu cầu nhiều cấp bậc trong sự liên kết chặt chẽ. Lao động có tính xã hội hóa cao, tích hợp cả về kỹ thuật công nghệ, cả về kinh tế thị trường và nhiều yếu tố khác nữa như chính trị (luật biển, an toàn hàng hải) môi trường... là đặc thù của nhóm lao động này.
Cách mạng công nghiệp 4.0 thêm một lần nữa nâng cao xu hướng tích hợp kỹ năng nghề nghiệp của công nhân đóng tàu. Vừa hiểu biết tổng thể vừa chuyên sâu công đoạn - công việc mà mình thực hiện là yêu cầu chung. Tất cả đều phải hướng tới và phục vụ cho một kiểu sản xuất mới: “sản xuất tiên tiến” (Advanced manufacturing) mà đặc trưng là các ứng dụng các công nghệ vật liệu mới, nano, năng lượng tái tạo... trên nền tảng số hóa. Chương trình đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành không thể không chú ý đến xu hướng này.
Thứ hai, sản phẩm mà nhóm nhân lực này tạo ra phải đáp ứng cho thị trường toàn cầu bao gồm cả đầu vào, đầu ra và quy chuẩn quốc tế.
Trên thế giới hiện nay ít có sản phẩm công nghiệp nào mang tính xã hội cao như sản phẩm của CNĐT. Không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia tiên tiến khác đều thực hiện đóng tàu theo kiểu phân khúc và chấp nhận sự phân công trong chuỗi giá trị toàn cầu. Về mặt công nghệ, “dữ liệu lớn” (Big data) cho phép người ta dự đoán khả năng tăng năng suất hay nhu cầu thị trường, chất lượng sản phẩm hoặc phụ tùng và góp phần tạo ra tính linh hoạt trong các ngành công nghiệp sản xuất, từ đó tạo ra lợi thế trong cạnh tranh. Về mặt thị trường, không có con tàu nào được đóng ra mà chưa có địa chỉ tiêu thụ hoặc chưa được đảm bảo về nhiều tiêu chuẩn của đăng kiểm quốc tế.
Hiểu biết cơ bản về công nghệ và thị trường của công nhân đóng tàu hiện nay không khác lắm so với một kỹ sư. Để có một sản phẩm toàn cầu thì người làm ra nó cũng phải có tư duy, hành động tương xứng. Không thể không chú ý yêu cầu này trong đào tạo, bồi dưỡng.
Thứ ba, nhân lực ngành đóng tàu phải có đủ hiểu biết, kỹ năng để tương tác với thị trường, địa chính trị và vận hành robot.
Thị trường và địa chính trị là những tri thức cần cho đầu vào của một quá trình sản xuất tàu biển. Marketing hiện nay cho phép người ta dự đoán khá chính xác sản phẩm mình làm ra sẽ được bán ở đâu và lãi bao nhiêu. Thế giới kinh doanh hiện nay không “phẳng”, tham gia vào những quyết định kinh
tế là những điều kiện chính trị - yếu tố mà đôi khi khiến cho người ta đắt không bán, rẻ không mua. Nhiều mặt hàng tàu biển khá nhạy cảm về chính trị. Một ví dụ: Trung Quốc đã phải vòng vèo rất nhiều để mua được một vỏ tàu sân bay Nga đã thải, danh nghĩa là để làm nhà hàng nổi rồi về đóng lại thành tàu sân bay Liêu Ninh.
Ý thức chính trị của giai cấp công nhân trong biểu hiện cụ thể của ngành CNĐT chính là ý thức về lợi ích của quốc gia - dân tộc trong bối cảnh chính trị phức tạp hiện nay. Nó nằm trong chiến lược kinh tế - quốc phòng về biển của mỗi quốc gia. Và đôi khi, nó thể hiện ngay trong cấu trúc kỹ thuật lưỡng dụng (kinh tế - quốc phòng) của một sản phẩm của CNĐT. Đặc tính này cần phải được quán triệt trong tư duy của các nhà quản lý CNĐT. Những yêu cầu hay xu hướng phát triển nhân lực ấy cần được tham chiếu khi xây dựng chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho CNĐT Việt Nam trước thềm cách mạng công nghiệp 4.0.
Kỹ năng lập trình, vận hành robot là yêu cầu nghề nghiệp và cũng là những phẩm chất đặc trưng của công nhân đóng tàu hiện nay. Một số loại robot công nghiệp đã thay thế sức lao động của con người trong các cuộc cách mạng công nghiệp trước, nhưng nó vẫn cần đến người điều hành. “Robot thông minh sẽ không chỉ thay thế con người trong công việc có quy trình đơn giản trong khu vực khép kín mà còn mở rộng ra những nhiệm vụ phức tạp hơn tại các khu vực chế tạo khác. Robot và con người sẽ cùng nhau làm việc” [14]. Kỹ năng lập trình để điều hành robot là yêu cầu chung với người công nhân CNĐT. Năng lực điều hành của người công nhân: kỹ năng lập trình, vận hành... hiển nhiên xuất hiện thêm nhiều yêu cầu mới.