9 Trang trí, phun sơn, làm sạch 400
4.2.1. Cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế biển và ngành Công nghiệp đóng tàu Việt Nam
NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÓNG TÀU VIỆT NAM HIỆN NAY
4.2.1. Cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế biển và ngành Côngnghiệp đóng tàu Việt Nam nghiệp đóng tàu Việt Nam
Trước hết, cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế biển, quốc phòng biển cần căn cứ vào Nghị quyết mới tại Hội Nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, ngày 2-10-2018, “về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Các bước cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế biển, quốc phòng biển bao gồm:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, pháp luật biển, liên quan đến phát triển kinh tế biển, đảo theo hướng: xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển, tái cấu trúc các ngành, lĩnh vực, vùng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả phát huy lợi thế của biển; xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách, pháp luật (luật đầu tư, thuế, hải quan và môi trường), các chương trình hành động, đề án, dự án tổ chức thực thi của Chính phủ, các địa phương và các cơ quan liên quan; huy động nguồn lực đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm có chiều sâu cho phát triển kinh tế biển và vùng ven biển phù hợp với tình hình thực tế.
Việc xây dựng luật đầu tư, thuế, hải quan và môi trường vừa phải tính đến lợi ích lâu dài của quốc gia vừa phải phù hợp với công ước, luật pháp quốc tế về biển. Sự tạo lập hành lang pháp lý cần thông thoáng, thuận lợi tạo ra lực thu hút các cá nhân, doanh nghiệp trong nước và quốc tế vào đầu tư phát triển kinh tế biển, công nghiệp biển, đóng tàu và hệ thống cảng biển, dịch vụ biển theo hướng CNH, HĐH nhằm khai thác, sử dụng biển, đảo hiệu quả bền vững.
Thứ hai, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và trong toàn
xã hội nhằm tập trung mọi nguồn lực đầu tư thỏa đáng cho chiến lược phát triển
lý, các nhà khoa học để chuyển giao công nghệ biển và đào tạo nguồn nhân lực biển có trình độ chuyên sâu về nghề hàng hải, đóng tàu, khai thác và chế biến dầu khí; đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, du lịch, nghiên cứu khoa học biển… đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng có khả năng cạnh tranh cao với thị trường lao động trong nước và quốc tế.
Các chủ thể sẽ thực hiện chiến lược này gồm có Chính phủ, các Bộ, ngành CNĐT, chính quyền địa phương vùng biển, vùng ven biển có liên quan, là Đảng bộ ngành CNĐT. Cũng cần có những văn bản pháp lý để phân công và phối hợp trách nhiệm của từng chủ thể trong việc thực hiện chiến lược biển.
Thứ ba, tiến hành công tác quy hoạch không gian phát triển kinh tế biển, cơ sở hạ tầng cho chiến lược này một cách đồng bộ, hiện đại cho từng ngành,
lĩnh vực kinh tế biển và vùng ven biển, đảo. Trong đó, cần tập trung đầu tư, xây dựng nâng cấp mở rộng đồng bộ hệ thống các cảng sông, cảng biển và hệ thống đường bộ cao tốc chạy dọc ven biển, cảng hàng không có khả năng kết nối liên hoàn giữa các thành phố, khu công nghiệp ven biển đảm bảo cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng, an ninh quốc gia trước mắt và lâu dài.
Công tác quy hoạch này trước tiên là để khắc phục tình trạng dàn trải, thiếu sự phối hợp giữa các doanh nghiệp của CNĐT, các ngành liên quan đến thực thi chiến lược biển... đang diễn ra khá bề bộn hiện nay. Sâu xa hơn nữa, việc quy hoạch chiến lược này còn nằm trong tổng thể đổi mới phương thức phát triển của nền kinh tế đất nước, dần chuyển từ bề rộng sang kết hợp giữa bề rộng và chiều sâu; góp phần cho liên kết chặt chẽ hơn giữa các vùng kinh tế...
4.2.2. Hoàn thiện Chiến lược phát triển cho Tổng Công ty Côngnghiệp tàu thủy Việt Nam và các nhà máy đóng tàu