Cơ sở pháp lý quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế ở Việt Nam. (Trang 77 - 78)

7. Kết cấu của luận án

2.1.2. Cơ sở pháp lý quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Thời kỳ ổn định ngân sách từ năm 2017 - 2020, quản lý chi NSNN nói chung và quản lý chi thường xuyên NSNN cho lĩnh vực y tế nói riêng thực hiện theo quy định của Luật NSNN năm 2015 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.

Phân cấp nhiệm vụ chi thường xuyên NSNN cho y tế.

Hiện nay, ở Việt Nam phân cấp nhiệm vụ chi thường xuyên NSNN cho y tế được thực hiện tương ứng với phân cấp quản lý nhà nước đối với hệ thống y tế. Gắn với phân cấp quản lý nhà nước về y tế, phân cấp nhiệm vụ chi NSNN cho y tế được quy định cụ thể trong Luật NSNN 2015. Quốc hội quyết định phân cấp nhiệm vụ chi của NSTƯ và NSĐP cho y tế. HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách các cấp chính quyền ở địa phương cho y tế thuộc địa phương quản lý.

Lập dự toán chi thường xuyên NSNN cho y tế.

Căn cứ pháp lý quan trọng để lập, phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN cho y tế do Bộ Y tế quản lý và chi thường xuyên NSNN cho y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Nghị quyết số 266/2016/ UBTVQH14 Ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2017; Quyết định số 46/2016/ QĐ-TTg về ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2017 và được áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Quy trình lập và phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN cho y tế ở Trung ương và địa phương tuân thủ quy trình lập và phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN theo quy định của Luật NSNN 2015 và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN cho y tế.

Phân bổ ngân sách cho y tế theo Nghị quyết số 18/2008/QH12 của Quốc hội là: “Tăng tỷ lệ chi ngân sách hằng năm cho sự nghiệp y tế, bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của ngân sách nhà nước. Dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho YTDP”.

Nghị quyết của HĐND các địa phương về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ chi NSĐP giai đoạn 2017 - 2020.

Phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN cho các CSYT dựa trên cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Mức chi và hỗ trợ mua thẻ BHYT cho các đối tượng theo quy định của Luật BHYT năm 2008 số 25/2008/QH12, ngày 14 tháng 11 năm 2008 và Luật BHYT số 46/2014/QH13, ngày 13 tháng 06 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật BHYT năm 2008 và các văn bản hướng dẫn liên quan như Nghị định 146/2018/NĐ- CP ngày 17/10/2018, Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT, Quyết định 705/QĐ-TTg ngày 8/5/2013 về việc nâng mức hỗ trợ đóng BHYT cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo.

Kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho y tế.

Cơ chế kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho y tế ở Việt Nam được thực hiện theo Luật NSNN 2015, Luật Kế toán 2015, Thông tư 161/2012/TT-BTC quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN; Thông tư 39/2016/TT-BTC sửa đổi bổ sung Thông tư 161/2012/TT-BTC, Thông tư số 62/2020/TT-BTC ngày 22 tháng 6 năm 2020, Hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN.

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế ở Việt Nam. (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(188 trang)
w