Kiến nghị với Quốc hội

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế ở Việt Nam. (Trang 170 - 171)

7. Kết cấu của luận án

3.3.1. Kiến nghị với Quốc hội

Quốc hội tiếp tục đầu tư ngân sách cho y tế, đảm bảo tốc độ tăng chi NSNN cao hơn tốc độ tăng chi NSNN, đạt được tỷ lệ chi NSNN cho y tế là 10% trong tổng chi NSNN.

Quốc hội tiếp tục quy định tỷ lệ phân bổ tối thiểu 30% dự toán chi thường xuyên NSNN hằng năm YTDP. Sau khi đã đạt tỷ lệ 30%, Quốc hội nên xem xét điều chỉnh tăng tỷ lệ tối thiểu của YTDP để phù hợp với mục tiêu CSSK toàn dân và để ứng phó dịch bệnh mới xuất hiện.

Kiến nghị Quốc hội yêu cầu Bộ Tài chính khi lập dự toán phân bổ NSNN, báo cáo quyết toán chi NSNN báo cáo Quốc hội chi tiết số liệu chi NSNN cho lĩnh vực y tế, trong đó chi tiết số liệu chi thường xuyên của cả lĩnh vực y tế kèm theo các thuyết minh ngân sách.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh hiện hành được thông qua từ ngày 23 tháng 11 năm 2009. Đến nay, đã hơn 10 năm nhưng Luật này vẫn chưa được sửa đổi, nhiều điểm trong các văn bản đã không còn phù hợp với thực tiễn như cách phân tuyến và xếp hạng các bệnh viện, các cơ sở KCB đã bộc lộ nhiều bất cập và không còn phù hợp với những yêu cầu mới trong tình hình hiện nay. Vì vậy, Quốc hội nên sớm ban hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh mới theo hướng thay thế cách phân loại các bệnh viện, các cơ sở KCB theo địa giới hành chính bằng cách sắp xếp theo tuyến chuyên môn, kỹ thuật, bao gồm: (1) Tuyến 1: Các cơ sở KCB ban đầu, điều trị ngoại trú; (2) Tuyến 2: Các bệnh viện (điều trị nội trú) với các kỹ thuật chuyên khoa cơ bản và nâng cao; (3) Tuyến 3: Các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa thực hiện được các kỹ thuật chuyên sâu.

Y tế là ngành đặc biệt, không phải kinh doanh và không thể kinh doanh 160

sức khoẻ. Vì vậy, Quốc hội cần quy định một chương riêng quy định cụ thể chi tiết về đấu thầu, mua sắm thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, thuốc, hoá chất trong Luật Đấu thầu.

Quốc hội cũng cần tăng cường các hình thức và nội dung giám sát việc tuân thủ công khai, minh bạch ngân sách. Đây là một trong các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực sử dụng NSNN.

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế ở Việt Nam. (Trang 170 - 171)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(188 trang)
w