GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN

Một phần của tài liệu truongnamtrung_la (Trang 140 - 149)

- Từ 10 chỗ trở lên 3545% 5060% 7580%

4.2.GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN

Từ lý luận và thực tiễn nghiên cứu luận án, tác giả phân tích trên mô hình SWOT về CNHT ngành SX ô tô ở Việt Nam và làm rõ, bổ sung vào 4 nhóm giải pháp về phát triển CNHT ngành SX ô tô nước ta (Xem phụ lục 7).

4.2.1. Nhóm giải pháp chung về phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam

4.2.1.1. Khẳng định về mặt pháp lý vị trí, tầm quan trọng của công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam

Cần nhận thức rằng ưu tiên đẩy mạnh phát triển CNHT ngành SX ô tô là mũi đột phá chiến lược để trong thời gian ngắn khắc phục các mặt yếu cơ bản của ngành CN ô tô. Bên cạnh đó, phát triển nhanh và bền vững các ngành CN khác như luyện kim, cơ khí, cơ điện tử, điện - điện tử, tin học, nhựa, cao su, hóa chất… Nếu CNHT ngành SX ô tô chậm phát triển thì sẽ làm cho các công ty lắp ráp và những công ty SX thành phẩm cuối cùng khác sẽ phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Dù những sản phẩm này có thể được cung cấp với giá rẻ ở nước ngoài nhưng vì chủng loại quá nhiều, phí tổn chuyên chở, bảo hiểm sẽ làm tăng chi phí đầu vào. Đó là chưa nói đến sự rủi ro về tiến độ, thời gian nhận hàng nhập khẩu hoặc là DN không thể chủ động cho SX.

Việc nhận thức vai trò của CNHT ngành SX ô tô không chỉ dừng ở các cơ quan hữu quan (chính phủ, các bộ, ban, ngành, địa phương), mà còn được quán triệt tới các nhà đầu tư, các DN và cá nhân trong nước, nhất là lực lượng lao động có liên quan trực tiếp đến SX các sản phẩm hỗ trợ để tạo sự hiểu biết chung, sự đồng thuận. Trên cơ sở đó, có chính sách trung và dài hạn cho việc

thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực CNHT ngành SX ô tô, mới có được quyết sách, chiến lược, kế hoạch, chương trình và những chính sách, giải pháp phù hợp để thúc đẩy phát triển..

Cần có những đánh giá nhận thức của các cấp, các ngành, DN, tổ chức hiệp hội thông qua kết quả hàng năm về việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển CNHT ngành SX ô tô. Có chính sách biểu dương kịp thời các DN và cá nhân đi tiên phong và có đóng góp cho phát triển CNHT ngành SX ô tô. Trên cơ sở đó, kích thích việc ưu tiên đầu tư các nguồn lực cho phát triển CNHT ngành SX ô tô.

4.2.1.2. Ưu tiên phát triển các nguồn lực

- Phát triển nguồn nhân lực: Thực trạng của nguồn nhân lực CNHT ngành SX ô tô như đã phân tích ở chương 3 cho thấy, mặc dù CNHT ngành SX ô tô ở nước ta có lực lượng lao động đông nhưng chúng ta chưa khai thác được tiềm năng, lợi thế từ nguồn lực này. Hiện nay đã cho thấy nguồn nhân lực giá rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút FDI, đặc biệt là khi các thỏa thuận về miễn giảm thuế nhập khẩu chính thức được thực hiện. Vấn đề lúc này cần quan tâm là làm thế nào để SX được các sản phẩm phụ tùng linh kiện ô tô vừa có chất lượng tốt, vừa có giá thành rẻ. Theo quy luật của kinh tế thị trường cho thấy sản phẩm rẻ nhưng chất lượng kém hay sản phẩm tốt nhưng giá thành cao đều không được thị trường chấp nhận và sẽ bị đào thải. Vì thế, động lực chủ yếu để DN CNHT ngành SX ô tô phát triển là phải có đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng tốt nhằm SX ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao.

Nguồn nhân lực có vai trò quyết định kết quả, tốc độ và chất lượng phát triển của một quốc gia, có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của CNHT ngành SX ô tô. Tiềm năng của nguồn nhân lực được xem xét ở hai khía cạnh là số lượng và chất lượng lao động. Trong thời gian tới, cần thực hiện những dự án, chương trình dài hạn về đào tạo nhân lực có chất lượng cho DN CNHT

ngành SX ô tô theo hướng xây dựng đội ngũ lao động lành nghề và các chuyên gia năng động. Cụ thể là:

(i) Đối với đội ngũ công nhân kỹ thuật (từ bậc 1 đến bậc 7), chiếm đa số trong DN, họ thường xuyên được đào tạo bồi dưỡng về kỹ năng, kỹ xảo, để thực hiện nhiệm vụ SX và đảm bảo chất lượng sản phẩm phụ tùng linh kiện.

(ii) Đối với kỹ thuật viên (kỹ sư thực hành) để đảm nhiệm khâu kỹ thuật và điều khiển dây chuyền, hệ thống SX. Đây là kỹ sư công nghệ có trình độ cao, có khả năng tiếp thu công nghệ tiên tiến, ứng dụng có hiệu quả vào SX và có thể sáng tạo các công nghệ mới, sản phẩm mới.

(iii) Đối với đội ngũ công nhân tri thức, có chức năng vừa nghiên cứu lý thuyết, giảng dạy những vấn đề chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và vừa trực tiếp tham gia SX, nhằm cải tiến sản phẩm, cải tiến dây chuyền SX.

(iv) Đối với công nhân lao động giản đơn, hiện nay chiếm phần lớn thì cần đào tạo kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề và nâng cao tính kỷ luật trong lao động.

(v) Đối với công nhân dịch vụ, phụ trách các khâu dịch vụ ngân hàng, tài chính, thương mại, hậu cần, marketing… cần được đào tạo chuyên nghiệp.

(vi) Các chuyên gia thiết kế, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường, có giá trị gia tăng cao và có tính cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.

(vii) Nhà quản lý cấp trung gian giỏi để quản lý, điều hành có hiệu quả hoạt động SX kinh doanh của DN CNHT ngành SX ô tô.

Để việc đào tạo nhân lực và thu hút người lao động vào làm việc trong các DN CNHT ngành SX ô tô, cần coi trọng yếu tố tạo động lực cho người lao động, đó là mức thu nhập của họ. Chính phủ và DN cần tiếp tục đổi mới và nâng cao hơn nữa chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và những điều kiện đảm bảo an toàn trong lao động; giảm thiểu cường độ lao động và thời gian lao động... để đảm bảo cho nguồn nhân lực có mức lương

tương xứng, phù hợp với mức sống khá của xã hội, nhằm duy trì và tái SX nguồn nhân lực có chất lượng.

- Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ: Nâng cao trình độ công nghệ chính là chìa khóa để phát triển CNHT ngành SX ô tô. Mà KH&CN là bộ phận đặc biệt quan trọng quyết định chất lượng và tốc độ phát triển của sản phẩm. Bên cạnh việc hợp tác công nghệ từ các đối tác, các nhà đầu tư nước ngoài thì chúng ta phải có chiến lược đầu tư xây dựng các khu công nghệ cao, công nghệ ứng dụng để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư FDI trong lĩnh vực CNHT ngành SX ô tô... Xây dựng các trung tâm công nghệ cũng như các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật, trung tâm dữ liệu CNHT ngành SX và lắp ráp ô tô.

Việc phát triển sản phẩm phụ tùng linh kiện ô tô cần phải thỏa mãn được các tiêu chuẩn chất lượng như ISO 9000; ISO 1400 - áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường; QS 9000; HACCP; SA 8000 - tạo môi trường tốt cho người lao động theo tiêu chuẩn quy định của Nhật Bản, EU… Cần đổi mới để nâng cấp trình độ công nghệ của các DN CNHT và coi đó là một ưu tiên. Chính phủ cần áp dụng các biện pháp để khuyến khích chuyển giao công nghệ từ các công ty mua sang các công ty cung cấp và tăng cường sự hợp tác công nghệ giữa hai bên. Vì thế, cần huy động mọi nguồn lực về KH&CN trong và ngoài nước cho việc phát triển CNHT ngành SX ô tô.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các DN FDI có các dự án đầu tư công nghệ tiên tiến vào SX tại Việt Nam, chú trọng SX các sản phẩm công nghệ tiên tiến. Đầu tư có trọng điểm cho các công nghệ chiến lược, sản phẩm trọng điểm trên cơ sở tăng ngân sách cho nghiên cứu KH&CN; cung cấp tín dụng và bảo lãnh tín dụng cho việc ứng dụng công nghệ mới. Đây là giải pháp nhằm tranh thủ cơ hội thuận lợi trong phát triển kinh tế của một nước đi sau. Nếu tận dụng tốt được xu thế hội nhập, công nghệ sẽ được luân chuyển một cách dễ dàng hơn từ nơi này sang nơi khác, tạo ra nhiều cơ hội phát triển. Với

vị trí địa lý thuận lợi, chính trị ổn định, môi trường đầu tư thông thoáng, nước ta ngày càng có sức hấp dẫn các TNCs, MNCs đầu tư vào lĩnh vực ô tô. Đây là cơ hội lớn cho Việt Nam gia tăng tiếp thu công nghệ nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong nước liên kết với các công ty nước ngoài để phát triển CNHT ngành SX ô tô.

Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế làm căn cứ cho việc định hướng phát triển, từ đó có cơ sở để kiểm định, đánh giá chất lượng sản phẩm hỗ trợ đạt trình độ quốc tế. Xây dựng cơ chế thích hợp để thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học. Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ cho các DN tham gia chương trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng. Hướng dẫn đăng ký sở hữu CN và đăng ký nhãn hàng. Hỗ trợ kinh phí mua bản quyền cho DN CNHT ngành SX ô tô. Khuyến khích các Viện R&D chuyên ngành về công nghệ điện, điện tử, cơ khí, luyện kim, hóa chất, nhựa, cao su… triển khai nghiên cứu, thực nghiệm các đề tài, dự án gắn với nhu cầu phát triển SX các chủng loại phụ tùng linh kiện nhằm phục vụ phát triển CNHT ngành SX ô tô.

-Mở rộng nguồn vốn đầu tư: Tận dụng tối đa nguồn vốn sẵn có của DN CNHT để đầu tư chiều sâu và mở rộng SX sản phẩm phụ tùng linh kiện ô tô, chú trọng đầu tư vào khâu công nghệ cơ bản, quyết định chất lượng và số lượng sản phẩm, tránh trùng lặp, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Cần tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận được các nguồn vốn cả trong ngắn hạn và trong dài hạn, kể cả nguồn vốn trong nước và vốn từ bên ngoài.

Tạo điều kiện thuận lợi cho DN CNHT có thể dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn vay dài hạn cho đầu tư phát triển. Nên khuyến khích hệ thống ngân hàng có cơ chế cho vay đặc thù cho DN CNHT, cơ chế bảo lãnh tín dụng khi thu hồi thông qua các tài khoản phải thu và thế chấp các tài khoản phải thu khi vay vốn của các tổ chức tín dụng Nhà nước.

Tạo điều kiện về nguồn vốn cho các hoạt động khuyến công, hỗ trợ phát triển KH&CN, hỗ trợ DN trong việc đầu tư nghiên cứu và SX phụ tùng linh kiện. Phát triển mạnh cách thức thuê mua tài chính trong mua sắm máy

móc, thiết bị, công nghệ cho các DN SX sản phẩm CNHT ô tô và nâng cao và sức cạnh tranh của các DN này.

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào CNHT ngành SX ô tô; tạo điều kiện về nguồn vốn cho các hoạt động khuyến công, hỗ trợ phát triển KH&CN, hỗ trợ DN trong việc đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Coi trọng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ TNCs, MNCs và DN FDI đang SX kinh doanh tại Việt Nam. Ưu tiên đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, nghiên cứu phát triển, xúc tiến thương mại CNHT. Ưu tiên sử dụng vốn ODA vay lại của Chính phủ đối với các dự án phát triển CNHT ngành SX ô tô.

Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng hiện đại, như: khu CN, cụm CN, nguồn năng lượng; mạng lưới giao thông vận tải (đường bộ, đường không, đường thủy), hạ tầng đô thị, bến cảng, kho tàng, sân bay, nhà ga... để đáp ứng về yêu cầu phát triển SX của nền kinh tế.

Đầu tư để mở rộng các vùng nguyên liệu tập trung, từng bước giảm thiểu việc phụ thuộc vào nhập khẩu đầu vào. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho xuất khẩu các mặt hàng có ưu thế cạnh tranh thông qua các văn phòng xúc tiến, hội thảo, hội chợ và nhiều phương thức khác.

Chính phủ cũng cần đẩy mạnh việc thuê mua tài chính để các DN CNHT ngành SX ô tô đủ năng lực thuê mua sắm máy móc, thiết bị, công nghệ mới, nâng cao khả năng phát triển và sức cạnh tranh của các DN này.

- Thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên: Nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ta rất phong phú và đa dạng, là một trong những lợi thế rất lớn đối với sự phát triển CNHT ngành SX ô tô, đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng đa dạng của các sản phẩm CN. Ngoài ra, nó còn cung cấp các đầu vào quan trọng cho CNHT ngành SX ô tô, giảm chi phí nhập khẩu, chi phí vận chuyển, giúp hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm CN. Do đó, cần có những nghiên cứu chi tiết đối với nguồn tài nguyên tự nhiên, nhằm

cung cấp cơ sở quan trọng cho việc hoạch định chiến lược và thu hút đầu tư vào các ngành CNHT ngành SX ô tô.

4.2.1.3. Mở rộng quy mô thị trường

Dự báo dân số nước ta 100 triệu dân vào giai đoạn 2022 - 2025, kết cấu hạ tầng giao thông đang được đẩy nhanh đầu tư nâng cấp và mở rộng… Thị trường ô tô ở Việt Nam vẫn rất nhiều tiềm năng. Bởi vậy, cần thực hiện đồng bộ những chính sách như đầu tư, miễn giảm thuế, xúc tiến thương mại, chăm sóc khách hàng… để mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm phụ tùng linh kiện, nhằm tạo mở rộng thị trường cho CNHT ngành SX ô tô phát triển.

Trước hết, cần mở rộng phạm vi thị trường ngành ô tô. Bởi vì, lượng ô tô được tiêu thụ nhiều đồng nghĩa với việc tạo lực cầu cho sản phẩm phụ tùng linh kiện có thị trường để tiêu thụ. Tuy vậy, để phát triển thị trường nội địa cần thực hiện chính sách quan trọng để hỗ trợ sau, đó là thực hiện chính sách thuế hợp lý để khuyến khích SX phụ tùng linh kiện ô tô trong nước, đồng thời không khuyến khích nhập khẩu ô tô và phụ tùng linh kiện ô tô. Bởi vì, nếu không thực hiện chính sách khuyến khích SX phụ tùng linh kiện trong nước mà nhập khẩu phụ tùng linh kiện ô tô, thì đã làm cho CNHT ngành SX ô tô không phát triển, nhập khẩu sẽ đồng nghĩa với tăng tỷ lệ nhập siêu, CNHT và ngành ô tô phụ thuộc vào nước ngoài. Thực hiện chính sách thuế nhằm mục đích hỗ trợ thị trường nội địa về CNHT và hạn chế gian lận thương mại trong nhập khẩu phụ tùng linh kiện ô tô. Từ đó, tạo cơ sở để DN CNHT đầu tư mở rộng SX, tiến tới xuất khẩu sản phẩm phụ tùng linh kiện ô tô.

Mở rộng phạm vi thị trường ở nước ngoài, thông qua việc xuất khẩu phụ tùng linh kiện ô tô, hoặc gián tiếp cung cấp phụ tùng linh kiện cho các công ty lắp ráp trong nước để xuất khẩu sản phẩm cuối cùng. Điều đó, đòi hỏi sản phẩm CNHT ô tô được SX ở nước ta phải mang tính cạnh tranh quốc tế, buộc DN CNHT ô tô cần tận dụng lợi thế cạnh tranh của mình khi tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế, đó là lợi thế về công nghệ, giá nguyên liệu đầu

vào và giá lao động thấp so với các nước trong khu vực, giảm thiểu chi phí dịch vụ hậu cần và thời gian giao hàng.

4.2.2. Nhóm giải pháp về tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước trong phát triển công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

4.2.2.1. Hoàn thiện thể chế

Để thúc đẩy ngành CN ô tô phát triển, Việt Nam phải tạo được sự đột phá về hoàn thiện thể chế cho CNHT ngành SX ô tô. Bên cạnh đó, cần gỡ bỏ những rào cản, để DN chủ động nắm bắt cơ hội phát triển DN mình và hội

Một phần của tài liệu truongnamtrung_la (Trang 140 - 149)