- Quy định bắt buộc sử dụng phụ tùng linh kiện nội địa của Thái Lan
3.2. THỰC TIỄN TẠO LẬP ĐIỀU KIỆN VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-
3.2.1. Xây dựng cơ chế, chính sách tạo môi trường, điều kiện để phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI (tháng 1/2011), trong định hướng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, lần đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ” [36, tr. 112]. Thực
hiện định hướng của Đại hội XI, ngày 24/2/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về Chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ [85]. Trong đó, quy định các chính sách khuyến khích, ưu đãi phát triển CNHT đối với các ngành cơ khí chế tạo, điện tử- tin học, SX lắp ráp ô tô, dệt- may, da - giầy và CNHT cho phát triển CN công nghệ cao. CNHT ngành SX ô tô là một trong 5 ngành được khuyến khích phát triển.
Mục 1 Điều 3 của Quyết định trên nêu rõ Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển CNHT. Năm nhóm chính sách khuyến khích phát triển đối với ngành CNHT được xác định, bao gồm: khuyến khích phát triển thị trường, khuyến khích phát triển hạ tầng cơ sở, khuyến khích phát triển KH&CN, đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích về cung cấp thông tin và khuyến khích về tài chính. Theo đó, những DN trong các ngành CNHT trên sẽ được quảng cáo, giới thiệu miễn phí sản phẩm trên Trang thông tin điện tử của Bộ Công thương và các Sở Công thương; được ưu tiên xem xét hỗ trợ nguồn kinh phí của các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư; được ưu tiên hỗ trợ và dành quỹ đất thích hợp cho dự án; được hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn vốn Quỹ phát triển KH&CN quốc gia; được hưởng ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu, được xem xét vay một phần vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định hiện hành; chủ đầu tư các dự án SX sản phẩm CNHT là DNNVV được hưởng các chính sách trợ giúp tài chính theo quy định [86]. Đây là một cơ sở pháp lý rất quan trọng cho việc phát triển CNHT Việt Nam nói chung, ngành SX ô tô nói riêng.
Bên cạnh đó, ngày 01/06/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 842/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Kế hoạch phát triển một số ngành
công nghiệp công nghệ cao đến năm 2020” [86], quy định mục tiêu, nội dung của Kế hoạch và các giải pháp phát triển một số ngành CN công nghệ cao và các chính sách khuyến khích, ưu đãi phát triển SX các sản phẩm CN công
nghệ cao phù hợp với Danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao (như công nghệ nano compozit cho một số ngành CN; nhựa kỹ thuật có độ bền kéo và mô đun đàn hồi cao, bánh răng, hộp giảm tốc bằng nhựa kỹ thuật; thép hợp kim không gỉ, hợp kim bền nóng, chịu mài mòn...) khuyến khích phát triển. Quyết định này đã tạo thêm điều kiện cho phát triển CNHT ngành SX ô tô Việt Nam.
Ngày 26/8/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển trong Quyết định số 1483/QĐ-TTg [87]. Trong danh mục này, 15 nhóm sản phẩm và các sản phẩm cụ thể thuộc CNHT ngành SX ô tô được nằm trong chính sách ưu tiên phát triển. Đó là, động cơ và chi tiết động cơ (thân máy, piston, trục khuỷu, thanh truyền, bánh răng, cụm ống xả, xi lanh, cụm đầu xi lanh, trục cam, xéc-măng, van động cơ); hệ thống bôi trơn (bộ lọc dầu, bộ làm mát, bộ tản nhiệt, bơm dầu, các loại van); hệ thống làm mát (bộ tản nhiệt, két nước, quạt gió, van hằng nhiệt, bơm nước); hệ thống cung cấp nhiên liệu (thùng nhiên liệu, bộ lọc nhiên liệu, bộ lọc không khí, ống dẫn bơm nhiên liệu, bộ chế hòa khí, hệ thống phun nhiên liệu); khung - thân vỏ - cửa xe (các chi tiết dạng tấm đột dập, sắt xi, thùng xe tải, bậc lên xuống, cụm cửa xe); hệ thống treo (nhíp, lò xo đàn hồi, bộ giảm chấn); bánh xe (lốp xe, vành bánh xe bằng hợp kim nhôm); hệ thống truyền lực (ly hợp, hộp số, cầu xe, trục các đăng); hệ thống lái; hệ thống phanh; linh kiện điện - điện tử (nguồn điện: Ắcquy, máy phát điện; thiết bị đánh lửa: Bugi, cao áp, biến áp; rơle khởi động, động cơ điện khởi động; dây điện, đầu nối, cầu chì, các loại cảm biến, thiết bị tự động điều khiển, bộ xử lý); hệ thống chiếu sáng và tín hiệu (đèn, còi, đồng hồ đo các loại); hệ thống xử lý khí thải ô tô; linh kiện nhựa cho ô tô; linh kiện cao su, vật liệu giảm chấn. Chính phủ cũng đặc biệt quan tâm đến việc ưu đãi, khuyến khích các dự án SX sản phẩm CNHT do các DNNVV là chủ đầu tư.
Ngày 17/10/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1556/QĐ-TTg về phê duyệt đề án “Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ” [88]. Trong đó, nêu quan điểm phát triển DNNVV trong lĩnh vực CNHT trên cơ sở thu hút tối đa các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài, để tham gia vào mạng lưới SX của các tập đoàn đa quốc gia, trên cơ sở phát huy tối đa nguồn nhân lực và các nguồn lực trong nước, để tăng khả năng cạnh tranh cho DN trước sức ép hội nhập. Mục tiêu được xác định là đẩy nhanh phát triển số lượng và nâng cao năng lực của DNNVV trong lĩnh vực này, đảm bảo có thể cung ứng được khoảng 50% nhu cầu nội địa hoá ở các lĩnh vực khác nhau của các ngành CN chế tạo với số lượng đạt khoảng 2.000 DN vào năm 2020. Có 2 nhóm giải pháp nhằm trợ giúp phát triển DNNVV trong CNHT, bao gồm: (i) Ban hành khung chính sách với quy định về tiêu chuẩn và ưu đãi cho các khu CNHT, khu CN chuyên sâu; thể chế hóa các ngành CNHT; xây dựng hệ thống chất lượng liên quan đến linh phụ kiện; các giải pháp liên quan đến ưu đãi khuyến khích DNNVV trong lĩnh vực CNHT và giải pháp về tài chính, quy định riêng về điều kiện vay vốn cho phát triển. (ii) Nhóm giải pháp hỗ trợ thông qua các chương trình dự án trợ giúp DNNVV trong lĩnh vực CNHT như phổ biến công nghệ kỹ thuật SX CNHT dành cho loại DN này; trợ giúp để trở thành nhà cung ứng cho các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực chế tạo; hỗ trợ áp dụng các hệ thống quản lý trong SX; đào tạo nguồn nhân lực; chương trình xây dựng cơ sở dữ liệu và website cung cấp thông tin về CNHT.
Từ năm 2011, Việt Nam và Nhật Bản bắt đầu ký kết văn bản xây dựng
Chiến lược công nghiệp hóa Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác giữa hai nước. Phía Nhật Bản cam kết thúc đẩy hơn nữa hợp tác, đầu tư của Nhật Bản, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính nhằm phát triển các ngành CNHT tại Việt Nam. Nội dung Chiến lược được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 1043/QĐ-TTg ngày 01/7/2013 [89]. Trong khuôn khổ Chiến lược này, CN SX ô tô và phụ tùng ô tô là một trong sáu ngành CN đươc ưu tiên lựa chọn để tăng cường sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản, góp phần thúc đẩy CNH của Việt Nam. Mỗi ngành đều có kế hoạch hành động riêng với sự đồng thuận của cả hai bên và được chính thức hóa bằng các quyết định của Chính phủ Việt Nam. Chuyển đổi các ngành CN phụ thuộc vào lắp ráp, gia công đơn giản có giá trị gia tăng thấp sang CN sử dụng tối đa đầu vào SX trong nước thuộc thượng nguồn và trung nguồn để tạo ra giá trị gia tăng cao, nâng dần năng lực cạnh tranh quốc tế. Tập trung phát triển CNHT cho ngành ưu tiên gắn với chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành này.
Theo đó, các Bộ ngành có liên quan ban hành thông tư, quyết định triển khai thực hiện, như: Thông tư số 96/2011/TT-BTC ngày 04/07/2011 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn chính sách tài chính quy định tại Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ”; Thông tư số 05/2012/TT-BKHCN ngày
12/03/2012 của Bộ KH&CN “Về việc sửa đổi, bổ sung điều 1 Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2005 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày 01/10/2004 về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô”...
Để điều chỉnh và thúc đẩy CNHT ngành SX ô tô ở Việt Nam tiếp tục phát triển trong điều kiện mới, từ năm 2014, Chính phủ đã ban hành một số cơ chế chính sách, như: Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 16/7/2014, “Phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”; Quyết định số 1211/QĐ-TTg ngày 24/7/2014, “Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 28/10/2015, Phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp ô tô và phụ
tùng ô tô thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030”.
Tính pháp lý cao nhất cho ngành CN này mới được ban hành gần đây là Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2011-2016, Nhà nước ta đã ban hành tương đối đầy đủ các văn bản pháp lý, tạo cơ chế chính sách cho phát triển CNHT và đã cụ thể hóa để phát triển CNHT ngành SX ô tô ở Việt Nam. Những văn bản pháp lý trên đã khẳng định tầm quan trọng của CNHT ngành SX ô tô trong tiến trình nội địa hóa sản phẩm cuối cùng là ô tô tại Việt Nam; Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện được ưu tiên về hạ tầng, tiếp cận nguồn vốn, KH&CN, nhân lực... cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển; hỗ trợ DNNVV trong CNHT và đã có quy định cụ thể về danh mục sản phẩm CNHT ngành SX ô tô cần được ưu tiên phát triển. DN được xác định là đối tượng được hưởng lợi từ cơ chế, chính sách trên và cũng là đơn vị trực tiếp phát triển sản phẩm CNHT ngành SX ô tô nội địa. Nhà nước có chức năng, nhiệm vụ tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho phát triển DN hoạt động trong ngành kinh tế này.
3.2.2. Hiện trạng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam
Năm 2011, ngành CN ô tô có 70 DN SX phụ tùng linh kiện, trong đó có 40 nhà SX FDI và 30 nhà SX trong nước, Trong khi đó, có 63 DN SX, lắp ráp ô tô (47 DN trong nước và 19 DN FDI), xem phụ lục 1. Bình quân mỗi DN lắp ráp chưa có đến 2 nhà SX và cung ứng phụ tùng linh kiện. Theo các chuyên gia quản lý về lĩnh vực CN ô tô cho biết, để một DN lắp ráp ô tô hoạt động có hiệu quả, để không lắp ráp giản đơn thì cần tối thiểu 20 nhà cung cấp phụ tùng linh kiện khác nhau. Như vậy, có thể thấy số lượng các nhà SX phụ tùng linh kiện ở nước ta còn quá ít.
Có thể phân chia các DN nội địa SX sản phẩm hỗ trợ ngành SX ô tô ở Việt Nam thành hai nhóm là: DN 100% vốn FDI và DN nội địa.
3.2.2.1. Các doanh nghiệp 100% vốn FDI
-Số lượng doanh nghiệp
Năm 2012, cả nước có 18 DN FDI đầu tư vào lĩnh vực CNHT ngành SX ô tô, đa số các công ty có vốn từ Nhật Bản chiếm tỷ lệ lớn (88%) trong tổng số các công ty FDI SX phụ tùng linh kiện ô tô (Xem phụ lục 2).
Doanh nghiệp có vốn FDI SX và nhập khẩu phụ tùng linh kiện:
+ Các DN SX phụ tùng linh kiện cung cấp cho DN lắp ráp ô tô, như công ty Toyota Việt Nam đã liên doanh với 11 DN tham gia vào SX phụ tùng linh kiện gồm Harada Việt Nam, Denso Việt Nam, Toyota Boshoku Hà Nội (trước đây là Takanichi), Toyota Boshoku Hải Phòng, Yazaki Việt Nam, Sumi – Hanel, công ty GS Việt Nam, công ty Nagata Việt Nam, công ty Inoac Việt Nam, công ty Summit Auto Seats Industry Hà Nội và Toyota Gosei Hải Phòng. Nhiều công ty này đã đầu tư tại Việt Nam để SX phụ tùng linh kiện cung cấp cho Toyota Việt Nam và xuất khẩu. Số chủng loại phụ tùng linh kiện mà các công ty cung cấp cho Toyota lên tới hơn 300 chủng lại. Vì vậy, đã cho thấy các công ty trên đều là những nhà cung ứng nhưng có sự phân công, không chồng chéo trong việc cung cấp phụ tùng linh kiện… Thị trường xuất khẩu của các công ty như: India, Argentina, South Africa, Venezuela, Pakistan, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysya…
Ngoài ra, còn có các công ty khác cũng tham gia SX các sản phẩm hỗ trợ cho các DN lắp ráp ô tô, như: Công ty TNHH quốc tế mâm xe hợp kim nhôm Sài Gòn (Đài Loan) chuyên SX các loại mâm xe, vành xe con, công ty Hải Thuận (Đài Loan) chuyên SX bộ lọc nhớt ô tô bằng thép; công ty Sanyo Seisankusho Việt Nam chuyên SX linh kiện hộp số tự động và giá đỡ van điện
tử… So với các công ty có vốn từ Nhật Bản, các công ty này có quy mô nhỏ hơn, công nghệ được nhập từ Đài Loan, Trung Quốc.
+ Các DN liên doanh với công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, như: Tập đoàn Nidec Tosok (Nhật Bản) SX nhiều sản phẩm CNHT. Đây là tập đoàn chuyên SX quạt động cơ điện và quạt động cơ ô tô, tập đoàn cũng đã liên doanh 5 DN vệ tinh vào đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn khoảng hơn 10 triệu USD (năm 2011). Sản phẩm của các DN này có hàm lượng lao động cao, ít bí quyết công nghệ, có giá trị thấp trong cơ cấu nội địa hóa. Các chi tiết được SX tạo giá trị lớn nhất là các chi tiết dập ép rung làm thân vỏ hoặc khung xe. Những sản phẩm này được SX nhằm phục vụ cho các DN lắp ráp ô tô trong nước và xuất khẩu với giá trị đạt gần 300 triệu USD/năm (2012). Ngoài ra, có một số DN xuất khẩu toàn bộ hoặc hầu hết các sản phẩm của mình ra nước ngoài như công ty Sumidenso chuyên SX hệ thống dây dẫn điện và thiết bị điện tử trong ô tô; công ty Toyota Gosei chuyên sản xuất túi khí và tay lái; công ty Lear Việt Nam chuyên SX ghế và vỏ ghế ô tô… Thị trường xuất khẩu của các DN là Ấn Độ, Argentina, Nam Phi, Venezuela, Thái Lan, Indonesia, Philippin, Malaysia… Các DN SX phụ tùng linh kiện này có quy mô không lớn nhưng được trang bị máy móc công nghệ hiện đại và được tổ chức quản lý tốt nên SX đạt năng suất cao, có sản lượng lớn từ vài trăm nghìn đến hơn 1 triệu đơn vị sản phẩm/năm.
+ Các DN FDI về lắp ráp ô tô tham gia SX phụ tùng linh kiện ở Việt Nam, DN thường lựa chọn đầu tư vào một số loại linh kiện có kích thước cồng kềnh hoặc chi tiết gia công cơ khí có yêu cầu độ chính xác không cao, như khung gầm, cửa xe, bộ ống xả, giảm xóc… Đã có DN đầu tư dây chuyền sơn tĩnh điện, sơn điện ly với các quy mô khác nhau. Điển hình như công ty Toyota, GM, Ford, Hino, Honda và Mercedes Benz... đã xây dựng
trung tâm SX phụ tùng để phục vụ lắp ráp tại chỗ và xuất khẩu. Các sản phẩm phụ tùng linh kiện cho ô tô bao gồm: Bộ dây điện, ống xả, tấm lót sàn, đệm cao su lót kính, bộ dụng cụ, khung xe, ống dẫn dầu phanh, thanh gia cường bảng táp lô, các chi tiết vỏ xe, ăng ten, ắc quy, chắn bùn, ghế, bàn đạp phanh, tấm che nắng, van chân không… Một số sản phẩm xuất khẩu bao gồm: Chân