NỘI DUNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ CỦA MỘT

Một phần của tài liệu truongnamtrung_la (Trang 45 - 59)

- Chuyển giao công nghệ theo hàng ngang Đây là hình thái chuyển giao từ các công ty đa quốc gia (MNCs) sang các công ty tại nước ngoài (các DN FDI) hoặc

2.2.NỘI DUNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ CỦA MỘT

NƯỚC

2.2.1. Nội dung tiêu chí đánh giá sự phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô của một nước

Hiện nay, có nhiều cách đánh giá mức độ phát triển của CNHT ngành SX ô tô của một nước. Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy mức độ phát triển của một ngành kinh tế quốc gia thường được nhận biết qua: (1) Đánh giá trực tiếp từ cơ quan quản lý ngành SX thông qua các tiêu chí như tốc độ tăng trưởng, giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh, cơ cấu SX của ngành, tính bền vững của DN trong ngành, mức độ tăng trưởng thu nhập của người lao động, tác động của ngành đối với sự phát triển xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái; (2) Đánh giá trực tiếp từ thị trường thông qua các tiêu chí như tăng trưởng doanh thu và thị phần; (3) Đánh giá trực tiếp trên sản phẩm thông qua các tiêu chí như chất lượng, giá cả, tính hiện đại, mức độ tiện ích, mẫu mã...; (4) Đánh giá từ ý kiến của khách hàng thông qua các tiêu chí như mức độ thỏa mãn nhu cầu, mức độ nhận biết sản phẩm, mức độ trung thành với nhãn hiệu...

Do CNHT ngành SX ô tô là tổ hợp các ngành SX vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh là ô tô, nên ngoài các cách đánh giá trên, việc đánh giá của các cơ sở lắp ráp có ý nghĩa rất quan trọng, vì họ là khách hàng trực tiếp của các cơ sở SX sản phẩm CNHT. Các cơ sở này thường đánh giá thông qua các tiêu chí như phẩm cấp kỹ thuật, giá cả, chi phí vận chuyển đến cơ sở lắp ráp...

Từ những cách đánh giá nêu trên, trong luận án này sử dụng tổng hợp bốn tiêu chí cơ bản như sau: Chất lượng sản phẩm CNHT, giá xuất xưởng, thị

phần và mức độ nội địa hóa sản phẩm, tốc độ tăng trưởng và giá trị gia tăng... Dưới đây sẽ làm rõ nội dung của các tiêu chí dùng để đánh giá mức độ phát triển CNHT ngành SX ô tô của một nước.

-Chất lượng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Chất lượng sản phẩm là một khái niệm thường được nhìn nhận cả theo hướng công nghệ và theo hướng khách hàng. Tiếp cận theo hướng công nghệ, chất lượng sản phẩm là tập hợp các đặc tính kỹ thuật, công nghệ và vận hành sản phẩm, có thể đo được hoặc so sánh được, nó phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm. Tiếp cận theo hướng khách hàng, chất lượng sản phẩm còn là các đặc tính của sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng và có khả năng thỏa mãn nhu cầu của họ. Trong kinh tế thị trường, chất lượng sản phẩm là hệ thống những đặc tính nội tại của sản phẩm, được xác định bằng những thông số có thể đo được và so sánh được và phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội và kỹ thuật hiện tại. Do nhu cầu của người tiêu dùng về một sản phẩm ngày càng tăng lên và trong điều kiện cạnh tranh giữa các nhà SX, nên chất lượng sản phẩm của một DN hay một ngành của quốc gia cũng phải không ngừng được tăng lên. Lợi ích thu được từ chất lượng sản phẩm một ngành CN quốc gia nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với những chi phí lao động xã hội cần thiết để SX sản phẩm tại quốc gia đó. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, chất lượng sản phẩm còn gắn liền với các yếu tố giá cả và dịch vụ sau khi bán hàng. Việc giao hàng đúng lúc, đúng thời hạn, thanh toán thuận tiện cũng là một yếu tố tạo nên chất lượng sản phẩm.

Đối với CNHT ngành SX ô tô của một nước, chất lượng sản phẩm có thể được xem xét dựa vào tính chuẩn mực và tính vượt trội. Tính chuẩn mực là chất lượng đương nhiên phải có đối với mỗi sản phẩm; nó phải tuân thủ nghiêm ngặt các đặc tính kỹ thuật, công nghệ và vận hành sản phẩm ở trình độ chung hiện có. Còn tính vượt trội tức là sản phẩm luôn được đổi mới để tạo ra sự khác biệt, hơn hẳn so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

- Giá xuất xưởng

Giá xuất xưởng hay giá giao tại xưởng (factory price) là giá được xác định tại thời điểm người SX giao hàng cho người mua tại địa điểm chỉ định như xưởng, nhà máy, kho... Giá xuất xưởng là một trong những tiêu chí quan trọng nhất trong cạnh tranh của sản phẩm cũng như của DN quốc gia khi tham gia hội nhập quốc tế.

Nếu giá xuất xưởng của cùng một loại sản phẩm ở các cơ sở SX có sự chênh lệch khác nhau, trong khi các yếu tố khác là như nhau, thì lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về DN có giá xuất xưởng thấp hơn. Sự chênh lệch giá xuất xưởng còn làm gia tăng sự lựa chọn của khách hàng. Chênh lệch về giá sẽ khiến khách hàng đưa ra các quyết định khác nhau khi mua sản phẩm. Thông thường, khách hàng sẽ chọn những sản phẩm cùng loại, cùng chất lượng, các dịch vụ khách hàng được cung cấp như nhau, nhưng nước nào có giá rẻ hơn thì sẽ thu hút được khách hàng nhiều hơn.

Trong điều kiện SX của CNHT trong nước cung cấp cho lắp ráp sản phẩm nội địa, khi có các điều kiện nêu trên, nhưng giao hàng đúng lúc, đúng thời hạn, chi phí vận chuyển thấp và thời gian vận chuyển ngắn, thì cũng sẽ có lợi thế hơn so với việc SX nó từ ở nước ngoài. Giá xuất xưởng của CNHT cũng được các nhà lắp ráp sản phẩm cuối cùng cân nhắc kỹ lưỡng là có quyết định mua hay không nếu môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ở nơi SX có nhiều biến động hoặc bất ổn. Nếu các môi trường nêu trên ở trong nước là ổn định thì nhà lắp ráp sẽ quyết định mua sản phẩm CNHT nội địa nhiều hơn. Cũng nhờ những điều kiện đó mà sức phát triển của CNHT trong nước sẽ có triển vọng hơn. Giá xuất xưởng có liên quan đến chiến lược chiếm lĩnh thị phần của DN, của ngành hay một quốc gia về một sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Thị phần và mức độ nội địa hóa sản phẩm

Thị phần (market share) là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà một DN hay một ngành kinh tế quốc gia chiếm lĩnh. Nó phản ánh phần sản phẩm

tiêu thụ của riêng một DN hay một ngành kinh tế quốc gia so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Để giành giật mục tiêu thị phần trước đối thủ, DN hay một ngành kinh tế quốc gia thường phải có chính sách giá phù hợp thông qua mức giảm giá cần thiết, nhất là khi bắt đầu thâm nhập thị trường mới. Do mỗi loại sản phẩm thường chiếm những mảng thị trường nhất định, đó chính là số lượng khách hàng tiêu thụ mặt hàng mà một DN hay một ngành kinh tế quốc gia cung ứng. Thị phần nói lên mức độ bao phủ thị trường của một DN hay một ngành kinh tế quốc gia trên một thị trường xác định. Thị phần được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) theo công thức:

ị ầ = Hay: ị ầ = ố á à ủ ệ ố ổ ố ủ ị ườ ả ẩ á ủ ệ ổ ả ẩ ê ụ ủ ị ườ

Theo công thức này, đối với CNHT ngành SX ô tô, nếu tỷ lệ giữa doanh số bán sản phẩm của DN hay của các ngành CNHT trong nước với tổng doanh số thị trường bán ra về loại sản phẩm đó trên thị trường trong nước, thì mức độ nội địa hóa sản phẩm cuối cùng (ngành SX ô tô) càng cao. Thị phần CNHT ngành SX ô tô cũng nói lên năng lực cạnh tranh của ngành SX ô tô trong nước so với các đối thủ nước ngoài. Tiêu chí thị phần phản ánh chính xác sức mạnh của mỗi sản phẩm và năng lực cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị trường ô tô trong điều kiện tự do hóa thương mại.

Mức độ nội địa hóa sản phẩm được đo lường bằng tỷ lệ tính theo phần trăm về doanh số mà các cơ sở SX trong nước bán ra so với tổng doanh số cũng loại sản phẩm đó tiêu thụ trên thị trường của một nước hay tỷ lệ giữa doanh số bán sản phẩm của các DN SX trong nước so với tổng số sản phẩm bán ra trên thị trường của nước đó. Cách tính toán có thể theo hai công thức trên, nhưng mức độ nội địa hóa sản phẩm CNHT có thể tính theo từng sản phẩm và người ta thường tính theo giá trị sản phẩm cuối cùng là ô tô. Bởi vì,

một chiếc ô tô có hơn 800 chi tiết cơ bản do CNHT cung cấp nên nếu tính theo từng sản phẩm hỗ trợ thì chỉ có ý nghĩa phân tích vi mô. Do việc nhìn nhận mức độ nội địa hóa sản phẩm của một ngành thuộc bình diện vĩ mô, nên việc xác định chỉ số tổng hợp là tỷ lệ nội địa hóa phụ tùng linh kiện trong sản phẩm cuối cùng là ô tô có một ý nghĩa rất quan trọng. Thông qua tỷ lệ đó, người ta có thể biết được một chiếc ô tô được SX trong nước có bao nhiêu % về giá trị được tạo ra bởi các cơ sở SX trong nước và bao nhiêu % giá trị được tạo ra từ các cơ sở SX ở nước ngoài. Mở rộng ra là có bao nhiêu % trong tổng giá trị của ngành SX ô tô trong nước đã được nội địa hóa. Trong mức độ nội địa hóa sản phẩm ô tô của một quốc gia cũng cần phải xem xét cả tỷ lệ nội địa hóa do các cơ sở SX của quốc gia đó tạo ra với do các cơ sở SX tại quốc gia đó nhưng do các nhà đầu tư nước ngoài cũng ứng. Nếu tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm do các cơ sở của quốc gia cung ứng càng cao thì càng thể hiện tính chủ động của SX trong nước. Tiêu chí này không chỉ để đánh giá thành tựu của ngành SX ô tô quốc gia theo thời gian, mà còn cung cấp cứ liệu để điều chỉnh chính sách nhằm thúc đẩy SX trong nước phát triển. Mức độ nội địa hóa sản phẩm là một tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá sự phát triển của một ngành kinh tế nói chung, ngành SX ô tô trong nước nói riêng.

- Tốc độ tăng trưởng và giá trị gia tăng

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của giá trị hay quy mô sản lượng của một đơn vị SX, một ngành và một quốc gia theo thời gian, thường tính trong 1 năm. Có nhiều cách xác định tiêu chí tăng trưởng kinh tế, như tăng trưởng tuyệt đối, tăng trưởng tương đối hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn. Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh. Mức tăng trưởng tương đối là một chỉ số được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ liền kề trước chia cho quy mô kinh tế kỳ liền kề trước. Chỉ số tương đối được sử dụng phổ biến để đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nó

cũng được sử dụng khi đánh giá thành tựu của ngành CN SX ô tô quốc gia. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %. Biểu diễn bằng toán học với công thức:

= .100%

Trong đó, Yt là quy mô kinh tế của năm t, Yt-1 là quy mô kinh tế của năm liền kề trước đó và gt là tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm t. Thông thường, mức tăng trưởng kinh tế được đo lường theo giá thực tế chứ không dùng các chỉ tiêu danh nghĩa. Tức là về bản chất, đây là sự tăng trưởng sản lượng, chứ không phải tăng trưởng do có sự thay đổi của chỉ số giá cả hay nền kinh tế có lạm phát.

Giá trị gia tăng, trong kinh tế được hiểu là tổng số lợi nhuận của DN. Nó được tính bằng tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí (chi phí trung gian) tại doanh nghiệp đó. Giá trị gia tăng có thể tính theo từng đơn vị sản phẩm. Nó là số còn lại của giá bán sản phẩm sau khi đã trừ đi chi phí trung gian để có sản phẩm đó. Để SX một loại sản phẩm, các DN cần có vốn và lao động. Giá trị gia tăng của một ngành SX hoặc của một quốc gia được tạo ra nhờ việc sử dụng vốn và lao động hay các nguồn lực trong nước.

Bên ngoài nền kinh tế, giá trị gia tăng còn có thể là các đặc điểm "thêm" về giá trị sử dụng của một mặt hàng (hàng hóa, dịch vụ...) vượt quá tiêu chuẩn mong muốn và cung cấp tiện ích nhiều hơn cho người mua hay khách hàng ngay cả khi sản phẩm có chi phí cao hơn. Các tính năng giá trị gia tăng này là điều kiện làm tăng sức cạnh tranh của DN hay của ngành kinh tế quốc gia với các DN hay ngành SX của quốc gia khác.

Giá trị gia tăng phản ánh hiệu quả hoạt động của DN và của ngành kinh tế quốc gia. Nó cũng được đo lường bằng chỉ số tuyệt đối và chỉ số tương đối như cách tính tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản phẩm càng tăng, tức là DN hay ngành kinh tế đó hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn.

Có ý kiến cho rằng, số lượng DN CNHT ngành SX ô tô mà tăng lên cũng là tiêu chí để đánh giá sự phát triển của ngành CN ô tô. Điều này chỉ có

thể đúng khi cùng với sự gia tăng đó là có sự gia tăng về chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, gia tăng quy mô sản lượng, theo đó gia tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm, gia tăng giá trị do các DN quốc gia tạo ra loại sản phẩm này.

Đối với ngành CN SX ô tô của một nước, việc kết hợp các tiêu chí tăng trưởng kinh tế, mức độ nội địa hóa sản phẩm và giá trị gia tăng từ các DN quốc gia sẽ cho thấy bức tranh tổng thể về xu hướng phát triển CNHT của nước đó trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu các chí tiêu này đều tăng lên thì CNHT ngành SX ô tô của một nước là phát triển. Ngược lại, những tỷ lệ trên là nhỏ thì không thể nói rằng nước đó đã chủ động về SX loại sản phẩm này.

Bằng việc kết hợp xem xét bốn tiêu chí về chất lượng sản phẩm, giá xuất xưởng, thị phần và mức độ nội địa hóa sản phẩm, tốc độ tăng trưởng và giá trị gia tăng nêu trên nếu có sự tăng lên, tức là cho thấy khía cạnh kinh tế về phát triển bền vững sản phẩm của CNHT ngành SX ô tô. Nếu sự gia tăng đó đi liền với góp phần giải quyết vấn đề việc làm, thu nhập, tăng mức sống của người dân và góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường sinh thái thì đây chính là hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của ngành CN này - một tiêu chí rất quan trọng để đánh giá sự phát triển hiện nay.

2.2.2. Các nhân tố tác động đến sự phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô của một nước

Có rất nhiều nhân tố tác động đến sự phát triển ngành CN ô tô theo đó ảnh hưởng đến sự phát triển của CNHT ngành SX ô tô. Trong đó, có các nhân tố chủ yếu là những thay đổi về cầu của người tiêu dùng, tiến bộ KH&CN, sự thay đổi trong quan hệ giữa nhà lắp ráp và nhà cung cấp, điều kiện và môi trường SX kinh doanh của các DN trong ngành.

Thứ nhất, những thay đổi về cầu của người tiêu dùng

Kinh tế học hiện đại đã chứng minh rằng trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa được sử dụng thì lượng cung phụ thuộc vào lượng cầu. Cầu đến đâu thì cung đến đó. Nói cách khác là cầu dẫn cung. Điều này có

nghĩa là cầu của người tiêu dùng về ô tô là nhân tố tác động trực tiếp đến việc

Một phần của tài liệu truongnamtrung_la (Trang 45 - 59)