Đào tạo nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuấ tô tô

Một phần của tài liệu truongnamtrung_la (Trang 73 - 80)

- Quy định bắt buộc sử dụng phụ tùng linh kiện nội địa của Thái Lan

2.3.1.5.Đào tạo nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuấ tô tô

- Nhật Bản, có mô hình Monozukuri, mô hình Coblas và mô hình đào tạo hạt nhân [103, 106, 116]. Mô hình Monozukuri: Về cơ bản nền tảng của mô hình Monozukuri bao gồm sự phát triển theo hình tháp của 5 tiêu chí: Sạch sẽ, sắp xếp, săn sóc, san sẻ, sẵn sàng tại nơi làm việc; Với việc quản lý bằng hình ảnh; tiêu chuẩn hóa; dòng nguyên vật liệu và thông tin đến Kaizen (năng lực cải tiến). Khi giai đoạn hình thành những khái niệm cơ bản này được xác định, giai đoạn tiếp theo là tăng cường áp dụng thực tiễn Monozukuri, tức là hiểu rõ ràng hơn thông qua áp dụng thuần thục các khái niệm để hình thành năng lực. Giai đoạn cao là khích lệ năng lực giải quyết vấn đề, khi đó người SX chủ động nêu ra các vấn đề tồn tại ở nơi làm việc, đề xuất cải tiến và liên tục xúc tiến đổi mới tại nơi làm việc. Từ năng lực Monozukuri tại cơ sở SX sẽ hình thành năng lực quản lý và kỹ năng lãnh đạo. Trải qua các giai đoạn, nền tảng SX đi sang giai đoạn quản lý SX và quản trị nguồn nhân lực, cả quy trình SX và con người đã có những bước chuyển về chất. Trong lĩnh vực chính sách của Chính phủ nhấn mạnh khái niệm Monozukuri với mục đích nâng cấp năng lực SX nội địa và mở rộng mô hình kinh doanh kiểu Nhật Bản ra bên ngoài.

Mô hình COBLAS: (Consulting based learning for ASEAN SMEs) [105], với mục tiêu là đào tạo tinh thần doanh nhân cho sinh viên (Entreprenneurship

Education) ở bậc đại học để trở thành tư vấn viên cho DN; mục tiêu là hình thành mối quan hệ hợp tác giữa DN địa phương với trường đại học nhằm trao đổi kinh nghiệm chuyên môn (Hình 2.5). Mô hình này khi mở rộng trên phạm vi ASEAN được thực hiện thông qua việc giúp đỡ DNNVV hoạt động. Cụ thể là giáo dục sinh viên thành doanh nhân, bồi dưỡng kiến thức doanh nhân thành công, liên kết giữa trường đại học và DN tại địa phương.

DN địa phương

Cơ sở đào tạo Học viên

Hình 2.5: Mô hình COBLAS

Nguồn: [103].

Mô hình đào tạo hạt nhân, là mô hình đào tạo trong đó sinh viên xuất sắc thuộc các trường đại học, cao đẳng và các trường dạy nghề trong ngành ô tô được đến các nước có công nghệ phát triển hơn để tu nghiệp kỹ thuật. Sau thời gian thực tập trở về nước, họ là lực lượng kỹ thuật và quản lý của DN CNHT, trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao cho CNHT ngành SX ô tô. Đây cũng là thế hệ kế tục về giáo dục, đào tạo nghề trong ngành CN và CNHT ngành SX ô tô.

2.3.1.6. Xây dựng dữ liệu, trao đổi thông tin, tăng cường liên kết giữa các DN công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô

- Nhật Bản: Tạo kênh thông tin cho DN CNHT nói chung và CNHT ngành SX ô tô nói riêng [98, 114], xuất bản Sách trắng về CN, để cung cấp lượng thông tin đáng tin cậy nhất, vì Sách trắng phân tích một cách toàn diện, dự báo điều kiện và xu thế phát triển thương mại, những vẫn đề liên quan, đáp

ứng sự phát triển của các ngành CN nói chung và CNHT ngành SX ô tô nói riêng. Ngoài ra, còn quan tâm đến việc xúc tiến liên kết giữa các nhà cung cấp phụ tùng linh kiện, trao đổi thông tin giữa DNNVV với những DN lớn bằng việc thiết lập cơ sở dữ liệu về CNHT. Các địa phương đều có cơ sở dữ liệu, nhằm cung cấp thông tin và dễ dàng tiếp cận thông tin.

- Thái Lan: Xây dựng trung tâm cơ sở dữ liệu CN, dữ liệu DN CNHT và hãng SX ô tô [104, 113], dữ liệu thị trường, trung tâm hỗ trợ xuất khẩu phụ tùng linh kiện ô tô. Các công việc trên phù hợp với các cam kết trong AFTA và WTO. Chính phủ kiên trì theo đuổi chiến lược hấp dẫn, lôi kéo các nhà SX phụ tùng linh kiện nước ngoài nổi tiếng vào SX tại Thái Lan. Bên cạnh đó, khuyến khích DN trong nước liên kết với nhà SX nước ngoài để SX linh kiện nhằm cung cấp cho nhu cầu lắp ráp trong nước và xuất khẩu. Vì vậy, mạng lưới nhà SX hỗ trợ về linh kiện phát triển mạnh, Thái Lan nổi bật về SX phụ tùng linh kiện và ô tô ở khu vực ASEAN.

2.3.2. Bài học kinh nghiệm về phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô đối với Việt Nam

Từ kinh nghiệm của Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc và Trung Quốc, có thể rút ra một số bài học cho phát triển CNHT ngành SX ô tô ở Việt Nam như sau:

Một là, coi trọng vai trò của chính phủ. Nâng cao nhận thức và tầm nhìn của các cơ quan quản lý nhà nước, các ngành, các cấp, DN, người dân về vấn đề này. Từ việc đã có những nhận thức đúng đắn chúng ta mới có sự tăng cường đầu tư đúng hướng cho nó phát triển. Do đó, chính sách phát triển CNHT ngành SX ô tô phải rõ ràng và có tính khả thi cao, triển khai cụ thể theo từng lĩnh vực, như nghiên cứu thị trường, thu hút đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư hạ tầng, khuyến khích khởi nghiệp và hỗ trợ DNNVV về SX phụ tùng linh kiện.

Hai là, huy động các nguồn lực cho công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất

hiện tại mà xa hơn phải trở thành ngành CN cạnh tranh toàn cầu. Vì vậy, cùng với việc thực hiện những chính sách để xây dựng năng lực nội địa cho CNHT ngành SX ô tô, thì cũng đồng thời huy động nhiều nguồn lực cho nó phát triển. Nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển CNHT ngành SX ô tô. Vì vậy, bên cạnh những khoản tín dụng trực tiếp cho DNNVV, còn khuyến khích các ngân hàng cung cấp tín dụng thương mại và công ty lớn hình thành tổ hợp tài chính hỗ trợ cho DN.

Huy động nguồn ngoại lực cho sự phát triển CNHT ngành SX ô tô có mối quan hệ tương hỗ. Bởi vì, CNHT ngành SX ô tô phát triển thì càng thu hút nguồn vốn FDI cho nó. Ngày nay, những yếu tố lợi thế như lao động, môi trường đầu tư mặc dù có ưu thế nhưng CNHT chậm phát triển sẽ làm cho môi trường đầu tư kém đi. Tuy nhiên, cũng không nên đợi CNHT phát triển đồng bộ rồi mới thu hút FDI, mà cần lựa chọn DN FDI để phát triển CNHT ngành SX ô tô. Đối với nước ta, khi nguồn vốn trong nước còn hạn chế, thì nguồn vốn FDI cho CNHT ngành SX ô tô là quan trọng. Vì, lợi ích kinh tế của nhà đầu tư FDI về CNHT ngành SX ô tô là có thể tận dụng được để chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý DN. Chuyển giao công nghệ đối với CNHT ngành SX ô tô có ba hình thức cơ bản: i) Chuyển giao trong nội bộ DN, là hình thức chuyển giao giữa công ty TNCs với công ty con tại nước ngoài; ii) Chuyển giao công nghệ giữa DN FDI và DN nội địa hoạt động trong cùng ngành, cùng lĩnh vực; iii) Chuyển giao hàng dọc giữa các DN (vertical inter-firm transfer), trong đó DN FDI chuyển giao công nghệ và năng lực kinh doanh sang DN nước sở tại SX phụ tùng linh kiện, để cung cấp cho DN FDI lắp ráp ô tô.

Ở hình thức thứ hai và thứ ba như trên, công nghệ được chuyển giao từ DN FDI sang DN nội địa, đây là “hiệu quả lan tỏa” lớn và rút ngắn thời gian chuyển giao công nghệ, nên các nước đang phát triển như nước ta đặc biệt quan tâm và đưa ra các chính sách thu hút FDI bằng hai hình thức này. Vì vậy, cần tạo điều kiện thuận lợi cho DN FDI đầu tư công nghệ tiên tiến cho SX phụ tùng linh

kiện. Vì vậy, cần thực hiện chiến lược rõ ràng về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bao gồm đào tạo lao động lành nghề đến kỹ sư, giáo viên, nhà quản lý… nhằm đáp ứng nhân lực chất lượng cao cho DN CNHT ngành SX ô tô.

Ba là, phát triển khu công nghiệp hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa để cung cấp sản phẩm phụ tùng linh kiện ô tô. Tạo điều kiện và khuyến khích DN lắp ráp sản phẩm cuối cùng và DN CNHT SX phụ tùng linh kiện cấp 1, cấp 2, cấp 3 kết nối với nhau thông qua phát triển khu CNHT và DNNVV. Thực hiện chính sách khuyến khích liên kết dọc giữa các DN, khuyến khích nhân viên có năng lực thành lập các công ty mới, các công ty này trở thành nhà cung cấp cho công ty cũ; phát triển hệ thống quản lý SX theo hướng tối ưu hóa các công đoạn, hạn chế việc tăng quy mô. Đẩy mạnh việc thành lập DNNVV về SX phụ tùng linh kiện xung quanh các công ty lắp ráp; nhằm cải thiện các yếu tố SX và nâng cao khả năng cạnh tranh. Để các nhà đầu tư trong và ngoài nước thấy được môi trường đầu tư hấp dẫn, hiệu quả hơn hẳn các ngành nghề kinh doanh khác.

Chính phủ có biện pháp hỗ trợ các DNNVV về vốn, công nghệ, chuyên gia tư vấn, mặt bằng SX, miễn thuế, xúc tiến thương mại... Các cơ quan nghiên cứu và triển khai (R&D) thông qua các đề tài, dự án để hỗ trợ về phát triển SX các chủng loại vật liệu, chi tiết, phụ tùng linh kiện, đây là những sản phẩm mà DNNVV lại có nhiều lợi thế trong quản lý, rút ngắn thời gian SX, chủng loại sản phẩm đa dạng và giá thành rẻ hơn, đưa lại hiệu quả SX cao.

Bốn là, quy định tiêu chuẩn sản xuất phụ tùng linh kiện. Sản xuất phụ tùng linh kiện ô tô luôn có xu hướng thích ứng với công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành CN ô tô, nó luôn được tích hợp cả về nội dung tri thức mới, ứng dụng tiến bộ khoa học vào SX và các hoạt động về quản lý, điều hành, tổ chức hoạt động của toàn bộ quá trình phát triển của sản phẩm. Chính vì vậy, lựa chọn để SX phụ tùng linh kiện có tầm chiến lược là sự cần thiết, xây dựng hệ thống quy định tiêu chuẩn chất lượng phụ tùng linh kiện ô tô của quốc gia phù hợp theo xu hướng phát

triển của tiêu chuẩn quốc tế, vừa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh kinh tế nước ta; qua đó cũng nhằm tạo môi trường và đảm bảo cho sự phát triển của DN SX phụ tùng linh kiện, vừa làm căn cứ cho việc định hướng và đón đầu phát triển. Đây cũng là cơ sở để tổ chức kiểm định, đánh giá chất lượng sản phẩm CNHT ngành SX ô tô đạt trình độ tiêu chuẩn và cam kết quốc tế.

Năm là, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô. Thực tiễn hiện nay nguồn nhân lực giá rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút FDI, đặc biệt là khi các thỏa thuận về miễn giảm thuế nhập khẩu chính thức được thực hiện. Vấn đề lúc này cần quan tâm là làm thế nào để SX được các sản phẩm phụ tùng linh kiện ô tô vừa có chất lượng tốt, vừa có giá thành rẻ. Theo quy luật hoạt động của kinh tế thị trường cho thấy sản phẩm rẻ nhưng chất lượng kém hay sản phẩm tốt nhưng giá thành cao đều không được thị trường chấp nhận và dễ bị đào thải. Vì thế, động lực chủ yếu để DN CNHT ngành SX ô tô phát triển là phải có đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng tốt nhằm SX ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao, để khai thác được tiềm năng, lợi thế từ nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.

Sáu là, xây dựng dữ liệu, trao đổi thông tin và liên kết doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô. Xây dựng hệ thống dữ liệu và trao đổi thông tin về CNHT ngành SX ô tô một cách minh bạch, tin cậy. Mọi đối tượng có thể dễ dàng tiếp cận thông tin thông qua các cơ quan quản lý nhà nước, VCCI, hiệp hội ô tô, hiệp hội DN SX phụ tùng linh kiện. Cơ sở dữ liệu thông tin được đảm bảo đầy đủ, chi tiết, có sự thống nhất.

Tăng cường tính liên kết kinh tế giữa các DN CNHT ngành SX ô tô, cần thể hiện vai trò của Chính phủ, cơ quan liên quan chuyên về CN ô tô nhằm kết nối giữa chính phủ, cộng đồng DN và các chuyên gia, để cùng nhau huy động lực lượng thực hiện chiến lược tổng thể ngành CN ô tô. Trong quá trình thực hiện cần có các biện pháp kiểm soát đảm bảo việc thực thi chiến

lược, chính sách mục tiêu đề ra. Đồng thời cũng là căn cứ để có thể tiến hành điều chỉnh chính sách phù hợp với những thay đổi nảy sinh. Thực hiện liên kết kinh tế giữa các DN CNHT ngành SX ô tô còn là cơ sở đảm bảo sự bình đẳng, minh bạch trong SX kinh doanh của các bên liên quan, vì mỗi đối tác tham gia đều có cơ chế riêng giám sát hoạt động của mình.

* Kinh nghiệm CNHT ngành SX ô tô đã cho thấy có thể vận dụng kinh nghiệm của nước khác là cần thiết, các nước thành công về CNHT ngành SX ô tô là do biết lựa chọn những ưu thế riêng, như Nhật Bản đẩy mạnh SX CNHT nhằm cung ứng phụ tùng linh kiện cho các loại xe tiết kiệm nhiên liệu và nguyên liệu; Hàn Quốc chủ động về kỹ thuật, thiết kế, mẫu mã, động cơ... cung cấp phụ tùng linh kiện cho các hãng ô tô trong nước; Trung Quốc tập trung SX phụ tùng linh kiện cho ô tô giá rẻ và từng bước nâng cấp sản phẩm phụ tùng linh kiện lắp ráp dòng xe cao cấp; Thái Lan lựa chọn phân khúc chủ yếu là dòng xe bán tải nên SX phụ tùng linh kiện để lắp ráp cho dòng xe này và đẩy mạnh xuất khẩu phụ tùng linh kiện.

Bên cạnh việc học hỏi kinh nghiệm, thì cần xác định CNHT ngành SX ô tô ở nước ta, với những yếu tố quan trọng phải xem xét như chính sách, đặc điểm, điều kiện hoàn cảnh và các nguồn lực để thúc đẩy CNHT ngành SX ô tô phát triển. Thực tiễn đối với nước ta ở vị trí của ngành CN này như nào trong khu vực? Chương 3 của luận án sẽ phân tích và luận giải vấn đề này.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2016

Một phần của tài liệu truongnamtrung_la (Trang 73 - 80)