ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2011 ĐẾN

Một phần của tài liệu truongnamtrung_la (Trang 105 - 125)

- Quy định bắt buộc sử dụng phụ tùng linh kiện nội địa của Thái Lan

3.3.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2011 ĐẾN

3.3.1. Thành tựu đạt được

Trong những năm qua, mặc dù phát triển chậm, nhưng CNHT ngành SX ô tô ở Việt Nam (bao gồm cả DN FDI và DN nội địa) đã đạt được thành tựu quan trọng.

Quy mô các doanh nghiệp: Tổng số các DN SX liên quan đến ô tô là 358 DN. Trong đó có 50 DN lắp ráp ô tô, 45 DN SX khung gầm, thân xe và

thùng xe, 214 DN SX linh kiện phụ tùng ô tô [14] (quá thấp so với 385 DN ở Malaixia và 2500 DN ở Thái Lan về SX linh kiện phụ tùng ô tô). CNHT ngành SX ô tô ở Việt Nam mới chỉ SX được một số nhóm linh kiện, phụ tùng như: Các chi tiết cấu thành khung gầm xe, thùng xe, vỏ ca-bin, cửa xe, săm lốp, bộ tản nhiệt, dây phanh, dây dẫn điện, trục dẫn, vành bánh xe, nhíp lò xo, ống xả, ruột két nước, hộp số, vô lăng, van điều khiển trong hộp số tự động, điều khí trong động cơ, sơmi xi-lanh, ghế ngồi, bàn đạp chân ga, chân phanh, ăng-ten cho radio trong xe, một số sản phẩm đúc hợp kim, một số chi tiết composite… Đầu tư vào SX linh kiện, phụ tùng ô tô còn mang tính nhỏ lẻ, sản phẩm làm ra ít cả về chủng loại và sản lượng. Sức cạnh tranh quốc tế của CNHT ngành SX ô tô còn hạn chế, nhất là các sản phẩm của các DN nội địa.

- Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô: Đã SX được một số nhóm phụ tùng linh kiện, chi tiết, như: Các chi tiết cấu thành khung gầm xe, thùng xe, vỏ ca-bin, cửa xe, săm lốp, bộ tản nhiệt, dây phanh, hệ thống dây dẫn điện trong ô tô, trục dẫn, vành bánh xe, nhíp lò xo, ống xả, ruột két nước, hộp sốm vô lăng, van điều khiển trong hộp số tự động, điều khí trong động cơ, sơ mi xi-lanh, một số sản phẩm dùng hợp kim, gioăng đệm cao su, một số chi tiết cao su và composit… Các chi tiết tổng thành ô tô SX bao gồm: ghế, kính bên cạnh và nhíp cho ô tô thương mại; cản trước và sau, một số chi tiết nội thất, bộ dây điện cho ô tô du lịch; ắc quy, lốp và lọc khí – lọc dầu cho nhiều loại xe. Các DN SX ô tô trong nước đầu tư vào CNHT SX chi tiết tổng thành ô tô, như: Thaco, TMV, Samco, Vinamotor, Veam...

- Công nghiệp hỗ trợ ngành SX ô tô của DN FDI và DN nội địa (2016), đối với các chủng loại xe tải, xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng SX trong nước đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao, đáp ứng về cơ bản (xe tải 7 tấn đáp ứng khoảng 70% nhu cầu, vởi tỷ lệ nội địa hóa trung bình 55%; xe khách từ 10 chỗ ngỗi trở lên, một số loại xe chuyên dụng đáp ứng khoảng 90% nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 45% đến 55%. Một số phụ tùng linh kiện đã

xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia, Myanmar, Trung Mỹ. Tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi đạt thấp: đến nay mới đạt bình quân khoảng 7 – 10%, trong đó Thaco đạt 15 – 18%, Toyota Việt Nam đạt 37% đối với riêng dòng xe Inova, thấp hơn mục tiêu đề ra. Phần lớn phụ tùng và linh kiện đều phải nhập khẩu: năm 2014 nhập khẩu 2,2 tỷ USD; năm 2015: 3 tỷ USD; 2016: 3,5 tỷ USD [14]. Tỷ lệ mua phụ tùng trong nước đạt ở mức khác nhau tùy theo chủng loại xe và nhà SX (10 – 30% đối với xe du lịch, >30% đối với xe tải, >40% đối với xe buýt) [95]. Phụ tùng, linh kiện chủ yếu được SX và nhập khẩu từ DN FDI, tỉ lệ đặt hàng phụ tùng linh kiện từ DN nội địa cung cấp rất thấp. Trong số các DN cung cấp hiện có, hơn 90% là DN cung cấp FDI, chỉ có số ít DN cung cấp trong nước có thể tham gia được vào mạng lưới của DN cung cấp cho các DN SX lắp ráp ô tô ở Việt Nam.

Nhìn chung, với nhiều sản phẩm phụ tùng linh kiện ở mức độ đơn giản, với hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng thấp. Vì lý do đó, tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm ô tô SX trong nước vẫn rất thấp, chưa đáp ứng được mục tiêu mong muốn về tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm ô tô ở Việt Nam.

- Thị trường công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô: Đã hình thành và phát triển thị trường các sản phẩm phụ tùng linh kiện ô tô, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu của các DN lắp ráp ô tô ở Việt Nam. Mặc dù là thị trường nhỏ, theo hợp đồng cung cấp hoặc xuất khẩu, quy mô chưa đáng kể so với các nước trong khu vực, nhưng các DN lắp ráp ô tô đã xem xét và chú ý đến việc tìm kiếm DN cung cấp và đặt hàng đối với sản phẩm của CNHT trong nước.

- Công nghệ sản xuất sản phẩm phụ tùng linh kiện: Đa số DN đã chủ động đầu tư vào dây chuyền máy móc công nghệ để SX sản phẩm phụ tùng linh kiện, chi tiết về ô tô. Đã có những DN CNHT đầu tư công nghệ tiến tiến nên đã tạo ra một số sản phẩm đã có khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu của các DN SX lắp ráp ô tô ở nước ta và đã xuất khẩu (Xem Phụ lục 6).

Xuất khẩu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô: Có nhiều DN CNHT ngành SX ô tô (chủ yếu là DN FDI) đã đáp ứng được nhu cầu của DN lắp ráp trong nước và xuất khẩu. DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và DN nội địa đã tham gia vào chuỗi SX ô tô toàn cầu, bước đầu hình thành và phát triển ngành CNHT cho ô tô, xuất khẩu phụ tùng và linh kiện thực hiện năm 2015 và 2016 đạt lần lượt là 3,5 và 3,9 tỷ USD [14].

- Thông tin về công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô: Vai trò của thông tin đã được khẳng định trong sự phát triển của CNHT ngành SX ô tô. Một số cơ sở dữ liệu, thông tin đã được tập hợp trên một số website, hoặc tập hợp trong cuốn Niên giám về CNHT các ngành chế tạo Việt Nam 2014 – 2015, của Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương). Các cơ quan, hiệp hội và DN đã tổ chức thường niên nhiều cuộc hội chợ, triển lãm để chia sẻ thông tin giữa công ty lắp ráp ô tô với DN CNHT ngành SX ô tô.

Công nghiệp hỗ trợ ngành SX ô tô ở nước ta đã đạt được một số nội dung chủ yếu, như hầu hết DN CNHT về ô tô đã tập trung phát triển sản phẩm CNHT ngành ô tô theo cụm công nghệ gồm ca-bin, khung, vỏ, hệ thống treo, động cơ, cầu, các đăng, hộp số, hệ thống lái cho các loại xe tải, xe khách và xe chuyên dụng. Phát triển có chọn lựa một số loại động cơ, hộp số, bộ truyền động và phụ tùng với số lượng lớn phục vụ lắp ráp ô tô trong nước và tham gia xuất khẩu. Phát triển SX đáp ứng như cầu các chi tiết hỗ trợ thông dụng, có thể sử dụng cho nhiều loại xe như ắc quy, bugi, pha đèn, kính, săm lốp, hệ thống dây điện, còi, giảm xóc… Nhiều DN CNHT về ô tô ở nước ta đã tăng cường khả năng liên kết, hợp tác để chuyên môn hóa SX phụ tùng linh kiện với khối lượng lớn, bảo đảm yêu cầu chất lượng của nhà lắp ráp, tiến tới hoàn thiện các mẫu xe SX ở nước ta. Xu hướng cho thấy, đã có những DN nội địa khuyến khích hợp tác SX và nhận đầu tư công nghệ từ TNCs và DN FDI về ô tô để SX phụ tùng linh kiện ô tô. Một số DN có năng lực SX lớn có hướng

phát triển sản phẩm CNHT theo cụm công nghệ, phát triển lựa chọn một số loại linh kiện đã từng bước được thực hiện. DN CNHT đã đầu tư vào SX các loại linh kiện có thế mạnh nhằm cung ứng cho các công ty lắp ráp và xuất khẩu. Một số sản phẩm phụ tùng linh kiện của DN cung ứng lớp 1 cho chi nhánh của hãng Ford, Mercedes – Benz, Honda, Toyota... như dây điện, ăng ten, túi khí, ghế… đã xuất khẩu đến nhiều nước, tham gia mạng lưới SX của TNCs về ô tô.

Mối quan hệ hợp tác và liên kết kinh tế, chuyển giao công nghệ giữa các TNCs, FDI với DN nội địa về SX phụ tùng linh kiện ô tô đã bước đầu được thực hiện nhưng còn diễn ra chậm, kết quả đạt được chưa nhiều. Thí dụ như dự án SX động cơ Hyundai của công ty cơ khí ô tô Vinaxuki, Trường Hải đã triển khai nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của các bộ, ngành và địa phương… dẫn đến CNHT ngành SX ô tô chưa có bước phát triển mạnh mẽ, chưa đạt được như kỳ vọng theo mục tiêu Quy hoạch giai đoạn 2003 - 2010 của Chính phủ đề ra.

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Những hạn chế

-Chất lượng sản phẩm phụ tùng linh kiện ô tô cung trên thị trường còn kém, chưa đáp ứng yêu cầu

Đa số DN nội về CNHT chỉ cung ứng sản phẩm cho công ty lắp ráp ô tô trong nước, DN FDI về CNHT chỉ cung ứng sản phẩm cho công ty FDI về lắp ráp ô tô. Tức là DN CNHT chỉ có mối quan hệ, liên kết kinh tế theo chiều dọc, trong nội bộ của công ty, của hãng ô tô nhất định. Đặc biệt là công ty FDI về lắp ráp ô tô chủ yếu tự SX các sản phẩm hỗ trợ, hoặc nhập khẩu của chính hãng, hạn chế tối đa đặt mua phụ tùng linh kiện của DN nội địa. Nên có rất ít DN nội địa về CNHT có quan hệ liên kết kinh tế với DN FDI và ngược lại, DN FDI cũng không có mối liên kết với DN nội địa. Như vậy, mối quan hệ liên kết kinh tế theo hàng ngang, theo tầng lớp của DN CNHT ở nước ta

chưa được thiết lập rõ ràng, điều này thể hiện mối quan hệ và liên kết kinh tế giữa DN CNHT với nhau còn lỏng lẻo, tác động hạn chế rất lớn tới quá trình SX, chất lượng sản phẩm và thị trường phụ tùng linh kiện ô tô.

Khả năng liên kết giữa DN nội địa và FDI trong SX còn gặp trở ngại, gây tác động đến chất lượng sản phẩm, như: Các công ty FDI thường SX theo mô hình tích hợp, mô hình này luôn đòi hỏi sự cam kết hợp tác lâu dài và đề cao tính chính xác của sản phẩm; phải chăng vì lý do này hay vì những lý do khác nữa mà công ty FDI, đặc biệt là công ty của Nhật Bản đề cao sự quan trọng hóa các tiểu tiết của sản phẩm và thường từ chối đặt hàng SX của DN nội địa với lý do chưa đạt yêu cầu. Vì vậy, mô hình SX của DN FDI tương đối khác biệt với mô hình SX modun đang thực hiện phổ biến tại nhiều DN nội địa về SX phụ tùng linh kiện.

Thực tiễn cho thấy đã và đang tồn tại một khoảng cách quá lớn giữa yêu cầu về chất lượng sản phẩm, giá bán, thời gian giao hàng của DN nội địa về CNHT so với DN FDI, dẫn đến khả năng đáp ứng yêu cầu sản phẩm của DN nội địa về CNHT đối với công ty lắp ráp ô tô còn thấp. Theo tiêu chuẩn quản lý SX CN hiện đại, thì tính cạnh tranh của CNHT ngành SX ô tô cũng phụ thuộc vào ba yếu tố: Chất lượng, giá cả, giao hàng đúng hạn, thì cả ba yếu tố này DN CNHT ngành SX ô tô ở Việt Nam, đặc biệt là DN nội địa vẫn chưa đáp ứng được nhiều so với yêu cầu cao của DN lắp ráp ô tô trong nước.

Bên cạnh đó, DN CNHT ngành SX ô tô còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu đầu vào: Thép tấm, nhựa, hóa chất… Chính vì vậy, CNHT ngành SX ô tô ở nước ta kém cạnh tranh về chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng so với một số nước trong khu vực. Đây cũng phản ánh sự phát triển chưa bền vững của DN SX phụ tùng linh kiện, vì DN này còn phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu đầu vào.

Năng lực kỹ thuật công nghệ, năng lực tổ chức quản lý SX của DN CNHT ngành SX ô tô còn thấp so với một số nước như Thái Lan, Trung

Quốc… Việc DN áp dụng các tiêu chuẩn quản lý hiện đại về chất lượng, quy trình SX đồng bộ đảm bảo chất lượng còn chưa được theo dõi, giám sát, kiểm tra chặt chẽ, còn mang tính hình thức. DN khó kiểm soát chất lượng, tỷ lệ sản phẩm hỏng cao, năng lực đáp ứng các đơn hàng lớn còn gặp khó khăn. Khi SX với số lượng hạn chế thì chất lượng ổn định, nhưng nếu tăng số lượng đơn hàng thì chất lượng sản phẩm suy giảm. Chất lượng giữa các lô hàng cũng không đồng đều do DN nội địa thiếu thiết bị kiểm tra. Có rất ít sản phẩm có máy móc công nghệ đánh giá chất lượng, độ bền của sản phẩm. DN vẫn còn gặp khó khăn khi đầu tư vào công nghệ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm theo quy trình quản lý chất lượng hiện đại.

- Giá xuất xưởng các sản phẩm phụ tùng linh kiện ô tô còn cao

Giá xuất xưởng sản phẩm CNHT ngành SX ô tô vẫn chưa thực sự hấp dẫn các công ty lắp ráp. Bởi vì, nguyên liệu đầu vào chủ yếu của DN CNHT vẫn phải nhập khẩu các loại thép, nhựa, hóa chất, khuôn mẫu… đã kéo theo chí phí SX lên cao. Thêm vào đó là thiết bị máy móc thay thế, công nghệ lạc hậu, tiêu hao nguyên liệu lớn, tỷ lệ sản phẩm lỗi, hỏng cao cũng đẩy giá thành sản phẩm lên cao hơn. Nhằm giảm chi phí và tăng hiệu quả SX, nên thời gian giao hàng đúng hạn được đặc biệt chú trọng. Nhưng nhiều DN nội địa vẫn gặp khó khăn về việc giao hàng đúng hạn, do những nguyên nhân như không làm chủ được nguồn nguyên liệu, vật liệu thiếu và DN không chủ động được nguồn cung cấp trong nước, dây chuyền thiết bị SX hỏng hóc…

Chính vì vậy, đối với quá trình SX theo chuỗi để thiết lập giá trị toàn cầu, sản phẩm CNHT ngành SX ô tô ở nước ta chủ yếu cung ứng trong nước và xuất khẩu sang công ty của chính hãng đó ở nước ngoài. Rất ít DN CNHT có đơn đặt hàng từ nước ngoài, thiếu khả năng tham gia vào chuỗi SX toàn cầu, chưa thâm nhập sâu để vào được thị trường quốc tế.

- Sức cạnh tranh của sản phẩm yếu, chưa đủ sức chi phối thị phần trong nước

Từ thị trường tiêu thụ ô tô và thị trường sản phẩm phụ tùng linh kiện ô tô có mối liên quan với nhau, bởi sản phẩm ô tô được cấu thành chủ yếu từ nhóm phụ tùng linh kiện. Đối với thị trường tiêu thụ ô tô ở nước ta, với số dân khoảng 100 triệu vào những năm tới, được coi là thị trường tiêu thụ tiềm năng về ô tô trong khu vực ASEAN. Nếu so sánh ở mức thu nhập 1.500 USD/người/năm thì thị trường tiêu thụ ô tô ở mức phát triển thấp. Theo các chuyên gia kinh tế nghiên cứu về thị trường ô tô, một quốc gia có thu nhập bình quân đầu người khoảng 3.000 USD/năm trở lên mới tạo ra thị trường đủ lớn, mức thu nhập 4.000 USD/năm trở lên mới đảm bảo cho ngành CN ô tô phát triển, kéo theo CNHT ngành SX ô tô cũng phát triển. Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông đường bộ còn quá tải đối với xe ô tô cũng hạn chế nhu cầu sử dụng ô tô của người dân. Như vậy, do mức tiêu thụ ô tô trong nước còn thấp, DN chưa mở rộng thị trường ở ngoài nước, nên thị trường tiêu thụ ô tô còn hạn chế kéo theo thị trường CNHT ngành SX ô tô ở nước ta có quy mô nhỏ, hạn chế khả năng phát triển DN SX phụ tùng linh kiện.

Một phần của tài liệu truongnamtrung_la (Trang 105 - 125)