Tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về các tộ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Các tội phạm về khủng bố trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 (Trang 85)

các tội phạm khủng bố

Tình hình hoạt động của tội phạm khủng bốđang diễn ra rất khó lƣờng, với nhiều hệluy tiêu cực cho mục tiêu phát triển mà Đang và Nhà nƣớc ta đã đặt ra.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật là yêu cầu hết sức cấp thiết trong tình hình hiện

nay, đặc biệt là pháp luật hình sự, đây là cơ sở quan trọng góp phần nâng cao

hiệu lực, hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, đấu

tranh phòng, chống tọi phạm khủng bố nói riêng. Một số giải pháp hoàn thiện

pháp luật hình sự vềcác tội phạm khủng bốnhƣ sau:

nƣớc về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm trong đó có tội phạm về khủng bố. Pháp luật XHCN luôn có quan hệ

mật thiết với đƣờng lối, chủtrƣơng, chính sách của Đảng Cộng sản. Trong mối quan hệ này, đƣờng lối, chính sách của Đảng giữ vai chủ đạo, chỉ đạo phƣơng hƣớng xây dựng pháp luật, nội dung pháp luật và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện

và áp dụng pháp luật. Pháp luật luôn phản ánh đƣờng lối, chính sách của Đản

thành các quy định chung, thống nhất trên toàn xã hội. Trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật XHCN cũng nhƣ công tác tổ chức thực hiện pháp

luật phải thấm nhuần các quan điểm thể hiện trong các đƣờng lối, chính sách của

Đảng để thể chếhóa thành hệ thống các quy phạm pháp luật phù hợp và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên, pháp luật cũng có tính độc lập tƣơng đối; tác động mạnh mẽ tới đƣờng lối, chính sách của Đảng. Thực tiễn cho thấy nếu sử

dụng tốt các công cụ pháp luật thì đƣờng lối, chính sách của Đảng sẽ nhanh

chóng đi vào cuộc sống. Thông qua pháp luật, các đƣờng lối, chính sách của

Đảng đƣợc triển khai nhanh chóng, cụ thể và trên quy mô rộng lớn. Từphân tích trên, hoàn thiện các quy định hiện hành của Bộ luật hình sựnăm 2015 cần quán

triệt quan điểm chỉ đạo là đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam và sự chỉ đạo của Chính phủ. Các chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách có liên quan đến phòng,

chống tội phạm khủng bốnhƣ: Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020 và Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; Nghị quyết số

24-/NQ/TW ngày 16/4/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc quốc phòng Việt Nam; Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 25/7/2018 của BộChính trị về Chiến lƣợc an ninh mạng quốc gia; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2015 của BộChính

trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020; Nghị quyết số 28-NQ/TW

vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày 09/12/2009 của Ban

Bí thƣ về hợp tác với nƣớc ngoài trong lĩnh vực pháp luật, cải cách hành chính và cải cách tƣ pháp; Chỉ thị số 25/2007/CT-TTg ngày 15/11/2007 của Thủtƣớng

Chính phủ vềcông tác phòng, chống khủng bốtrong tình hình mới…

Hai là, tiếp tục xem xét hoàn thiện các quy định pháp lý trong Bộ luật hình

sự 2015 về các tội phạm khủng bố. Trong Bộ luật hình sự năm 2015, tội phạm về khủng bốcơ bản kế thừa theo Bộ luật hình sựnăm 1999 sửa đổi bổsung năm 2009 và còn tồn tại nhiều điểm bất cập về nội dung, kĩ thuật lập pháp (đã phân tích tại chƣơng 2). Những tồn tại hạn chế này có đƣợc giải quyết bằng việc có

một chƣơng riêng quy định về tội phạm khủng bố trong Bộ luật hình sự. Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng việc quy định một chƣơng riêng về tội phạm khủng bố có thể gây bất lợi về đối ngoại trong khi nguy cơ khủng bố đối với nƣớc ta

không nghiêm trọng nhƣ những quốc gia khác; đây là một trong những lý do

quan trọng mà Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội phạm khủng bố nhƣ nêu trên. Cách đặt vấn đề này về tội phạm khủng bố trong xây dựng pháp luật

hình sự rõ ràng là không phù hợp. Trƣớc hết, khi xây dựng Luật phòng, chống khủng bốnăm 2013, Đảng, Nhà nƣớc đã cân nhắc rất kỹlƣỡng về yêu cầu chính

trị, đối ngoại. Trên thực tế, sự ra đời của luật này đã phúp đáp đầy đủ các yêu

cầu đối nội, đối ngoại, nâng cao vị thế, bảo đảm lợi ích của Việt Nam tốt hơn

trong vấn đềphòng, chống khủng bố cần đƣợc đặc biệt chú trọng, quan tâm vì

nhiều lý do khách nhau, trong đó đáng chú ý là việc nƣớc ta mở rộng quan hệ

hợp tác quốc tế với các quốc gia đƣợc coi là thù địch của các tổchúc khủng bố tế nhƣ Mỹvà phƣơng Tây sẽđồng thời xuất hiện nhiều lợi ích của các quốc gia này có thểlà mục tiêu khủng bố tại Việt Nam. Nhƣ vậy, Bộ luật hình sự2015 có một

chƣơng về tội phạm khủng bốđểđiều chỉnh các hành vi phạm tội cơ bản nhƣ: tổ

chức các hoạt động khủng bố; tài trợ khủng bố; tuyển mộ, huấn luyện, chứa chấp khủng bố… là hết sức cần thiết. Vì khi đó có thể xem xét sự cần thiết quy định

của tội khủng bố nhằm chính quyền nhân dân quy định tại Điều 113; đồng thời, cần điều chỉnh Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự theo hƣớng giao cho Cơ quan An ninh điều tra với tội phạm về khủng bốvà các chính sách phòng, chống khủng bố vẫn nguyên nhƣ hiện nay. Bên cạnh đó, cần có sự so sánh, phân biệt giữa hai tội danh khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113) và

khủng bố(điều 299). Có thể thấy, giữa hai tội danh này không có quá nhiều khác

biệt về mặt định tội danh. Yếu tố duy nhất khác nhau là mục đích của 2 tội danh

trên. Do đó, có thểxem xét chỉ sử dụng 1 tội danh về tội khủng bốvà trên thực tế

hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng chỉcó một tội danh về tội khủng bốđƣợc

quy định trong hệ thống pháp luật.

Ba là, tiếp tục đẩy mạnh việc nội luật hóa các điều ƣớc quốc tế mà Việt

Nam đã tham gia, đồng thời, xem xét gia nhập các công ƣớc quốc tế về phòng,

chống khủng bố. Tội phạm khủng bố là một loại tội phạm xuyên quốc gia rất nguy hiểm; quá trình đấu tranh chống tội phạm khủng bố đòi hỏi các nƣớc trên

thế giới phải đẩy mạnh hợp tác tƣơng trợ tƣ pháp hình sự trên nhiều mặt, nhƣ công tác điều tra, thu thập chứng cứ, cung cấp, trao đổi thông tin, bắt giữ và dẫn

độ, chuyển giao ngƣời bị kết án… Để có cơ sở pháp lý đầy đủ cho hoạt động

này, Việt Nam cần tiếp tục đàm phán, ký kết với các nƣớc Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp về hình sự, Hiệp định về dẫn độ và các điều ƣớc quốc tế khác nhau có điều chỉnh vấn đề hợp tác đấu tranh chống tội phạm khủng bố. Đối với các điều

ƣớc quốc tế mà Việt Nam chƣa gia nhập, cần xem xét nghiên cứu, đẩy nhanh tiến độ, đề xuất Nhà nƣớc gia nhập các điều ƣớc này. Ngoài ra, cần nghiên cứu

công tác nội luật hóa các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Bộ luật

hình sựnăm 2015 chƣa nội luật hóa đầy đủ một só quy định của điều ƣớc quốc tế, điển hình phân loại tội phạm khi chƣa nội luật quy định về mức tối thiểu xác định tội phạm nghiêm trọng là 4 năm theo Công ƣớc chống tội phạm có tổ chức

3.2.2. Các cơ quan chức năng khẩn trương ban hành các văn bản giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự đấu tranh phòng chống tội phạm khủng bố

Hiện nay, Bộ luật hình sự năm 2015 đã đi vào thực tiễn đời sống và đạt

đƣợc nhiều kết quả tích cực, góp phần thực hiện hiệu quả công cuộc phòng,

chống tội phạm. Tuy nhiên, để việc áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự

thực sự phát huy đƣợc hiệu quả trong các mặt của đời sống thì các cơ quan, ban ngành cần khẩn trƣơng xây dựng các văn bản giải thích, hƣớng dẫn áp dụng

pháp luật hình sự đặc biệt trong đấu tranh với tội phạm khủng bố. Hiện nay, đã có một số các văn bản hƣớng dẫn thi hành pháp luật hình sự về phòng, chống khủng bốnhƣ: Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán, Tòa án tối cao về việc hƣớng dẫn áp dụng Điều 299 và Điều 300 Bộ luật Hình sự… Tuy nhiên, thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện, bổsung các văn bản hƣớng dẫn vềcác lĩnh vực nhƣ sau:

Trong lĩnh vực tố tụng hình sự: Cần rà soát pháp luật trong nƣớc, chọn lọc kinh nghiệm lập pháp các nƣớc đểđảm bảo thống nhất về trình tự, thủ tục trong

điều tram tuy tố, xét xửvà hợp tác phòng, chống tội phạm khung bốtheo hƣớng

ban hành Nghị quyết của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội hoặc Thông tƣ liên tịch giữa các ngành Công an, Tƣ pháp, Tòa án, Viện kiểm sát hƣớng dẫn chi tiết thi

hành các quy định về hợp tác quốc tế trong hoạt động tốt tụng hình sự về nhiệm vụ, quyền hạn và thủ tục của các cơ quan tiến hành tố tụng trong các hoạt động thực hiện tƣơng trợtƣ pháp vềhình sự.

Trong lĩnh vực tƣơng trợ tƣ pháp hình sự, đây là một lĩnh vực có ý nghĩa

quan trọng trong công tác phòng, chống khủng bố, do vậy cần quan tâm hoàn

thiện pháp luật trong lĩnh vực này. Trƣớc mắt, cần xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn thi hành các quy định tƣơng trợ tƣ pháp về hình sự. Mặc dù hiện nay, đã có một số thông tƣ liên tịch nhƣ Thông tƣ liên tịch 02/2013/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BNG ngày 16/8/2013 Hƣớng

dẫn việc tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ, vật chứng của vụ án để yêu cầu nƣớc

ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự; Thông tƣ liên tịch 01/2013/TTLT- BCA-BTP-BNG-VKSNDTC-TANDTC ngày 22/2/2013 Hƣớng dẫn việc tiếp nhận, chuyển giao, tiếp tục thi hành án đối với ngƣời đang chấp hành án phạt

tù… đã phần nào đáp ứng đƣợc những yêu cầu thực tiễn đặt ra nhƣng với những diễn biến nhanh và khó lƣờng của tội phạ khủng bố, đòi hỏi phải có sựthay đổi mạnh mẽtrong chính sách vềtƣơng trợtƣ pháp.

Trong lĩnh vực quản lý xuất nhập cảnh, đây là lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong phòng, chống khủng bố quốc tế. Các quốc gia trên thế giới đã siết chặt quản lý xuất nhập cảnh để hạn chế tôi đa sự xâm nhập của các đối tƣợng khủng bố. Tại Việt Nam, ngày 25/11/2019, Quốc hội khóa XIV đã ban hành

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh,

cƣ trú của ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam số47/2014/QH13 và bên cạnh đó là

một hệ thống các văn bản hƣớng dẫn thi hành đối với Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cƣ trú của ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam năm 2019. Do đó, trƣớc yêu cầu hiện nay cần khẩn trƣơng ban hành các văn bản hƣớng dẫn mới

đối với Luật sửa đổi bổsung năm 2019, đồng thời các cơ quan chức năng cần sớm có thông tƣ liên tịch quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong việc quản lý nhập cảnh, xuất cảnh đối với các đối tƣợng có liên quan đến khủng bố.

3.2.3. Nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về tội khủng bố trong tình hình hiện nay

Thực tiễn cho thấy Bộ luật hình sự2015 đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, tỷ lệ tội phạm đƣợc kéo giảm, vi phạm pháp luật vềhình sựđƣợc kìm chế,

tình hình an ninh trật tự đƣợc bảo đảm, tạo môi trƣờng phát triển hòa bình, ổn

định, đời sống nhân dânđƣợc nâng cao, an ninh, an toàn cá nhân đƣợc bảo đảm.

Đặc biệt, trong công tác phòng, chống khủng bốđã đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng. Các đối tƣợng phạm tội đã đƣợc đƣa ra xét xửnghiêm minh tạo sựrăn đe,

phòng, chống hiệu quả loại tội phạm này. Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quảáp dụng các quy định của Bộ luật hình sự cần thực hiện các biện pháp sau:

Một là, cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015

về các tội phạm khủng bố. Mặc dù, Bộ luật hình sựnăm 2015 đã có nhiều sự bổ

sung quan trọng, giúp hoàn thiện các quy định pháp lý về tội phạm khủng bốsát

hợp hơn với các quy định chung của thế giới, nhƣng về nội dung và kỹ thuật lập

pháp vẫn tồn tại nhiều hạn chế (đã phân tích tại chƣơng 2). Vậy nên đểnâng cao

hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự thì việc xem xét, nghiên cứu khắc phục các hạn chế còn tồn tại là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, cần sớm

ban hành các văn bản hƣớng dẫn áp dụng pháp luật hình sự một cách toàn diện, thống nhất phù hợp với quy định của Bộ luật hình sự hiện hành. Bên cạnh đó đòi

hỏi các văn bản hƣớng dẫn cần giải thích cụ thể các dấu hiệu định tội, định

khung hình phạt, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để đảm bảo cho việc giải quyết vụán hình sự nói chung và đối với các tội phạm khủng bốnói riêng đƣợc thống nhất. Đồng thời khi ban hành các văn bản hƣớng dẫn áp dụng pháp luật

cũng đòi hỏi các chủ thểban hành phải dự tính đƣợc hết những khả năng có thể

xảy ra trên thực tế khi giải quyết các vụán khủng bố.

Hai là,tăng cƣờng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hình sự về tội phạm khủng bố. Đây là biện pháp chủ chốt trong việc đƣa những quy định của

pháp luật hình sự về tội phạm khủng bố đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là

quần chúng nhân dân lao động. Nhận thức pháp luật giữa mỗi cá nhân là rất khác nhau, đặc biệt trong công tác phòng, chống khủng bố, các đối tƣợng phạm tội

thƣờng có nhiều hành vi, thủ đoạn hết sức tinh vi nhằm lôi kéo, dụ dỗ. Do vậy, việc tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục giúp nâng cao ý thức cảnh giác

của cán bộ, đảng viên và nhân dân vềcông tác đấu tranh với tội phạm khủng bố, nhất là ở các vùng chiến lƣợc, vùng trọng điểm về tôn giáo; không để phần tử

xấu lợi dụng, xuyên tạc gây hoang mang trong nhân dân, ảnh hƣởng xấu đến an ninh, trật tựvà hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nƣớc.

Ba là, tập trung đào tạo, nâng cao trình độpháp luật cho đội ngũ cán bộ tƣ pháp, các lực lƣợng trực tiếp tham gia công tác đấu tranh phòng, chống khủng bố. Tội phạm khủng bố là loại tội phạm thƣờng có liên kết với quốc tế, do vậy việc áp dụng các quy phạm pháp luật đối với tội phạm này đòi hỏi phải có trình độ pháp lý cao. Không chỉ là việc áp dụng pháp luật quốc gia mà còn phải so

sánh đối chiếu với các quy định của pháp luật quốc tế, đặc biệt là trong các công ƣớc quốc tếmà Việt Nam đã ký kết, tham gia.

3.3. Các giải pháp khác

3.3.1. Tăng cường hơn nữa hợp tác quốc tế trong phòng, chống khủng bố, tích cực tham gia xây dựng hệ thống văn bản pháp lý trong đấu tranh với tội phạm khủng bố

Trong thời gian tới, với xu thế hội nhập, mở cửa ngày càng mạnh mẽ, Việt

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Các tội phạm về khủng bố trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)