Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Các tội phạm về khủng bố trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 (Trang 28 - 30)

Việt Nam là một thành viên của Liên hợp quốc, có truyền thống tôn trọng

và yêu chuộng hoà bình, trong thời gian qua nƣớc ta đã tham gia hầu hết các điều ƣớc quốc tế của Liên hợp quốc về chống khủng bố, bao gồm: Công ƣớc

năm 1963 vềcác tội phạm và một sốhành vi khác thực hiện trên tàu bay; Công ƣớc năm 1970 về trừng trị việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay; Công ƣớc năm

1971 về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân

dụng; Công ƣớc năm 1973 về ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm chống lại những ngƣời đƣợc hƣởng bảo hộ quốc tế, bao gồm viên chức ngoại giao; Nghị định thƣ năm 1988 về trừng trị các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các cảng

hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế; Công ƣớc năm 1988 về

trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hành trình hàng hải; Công ƣớc năm 1988 về trừng trịcác hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn của những

công trình cố định trên thềm lục địa; Công ƣớc quốc tế năm 1999 về trừng trị

việc tài trợ cho khủng bố; Công ƣớc quốc tế về chống khủng bố hạt nhân (Công ƣớc này chƣa có hiệu lực). Việt Nam đang tích cực nghiên cứu khả năng gia

nhập bốn điều ƣớc quốc tế còn lại và đã ký kết Công ƣớc của ASEAN về chống khủng bố. Đồng thời, Chính phủ Việt Nam, Bộ Công an Việt Nam đã ký nhiều hiệp định, thoả thuận song phƣơng về hợp tác phòng, chống khủng bố; trong đó

phải kểđến hơn 10 hiệp định tƣơng trợtƣ pháp, dẫn độ...

Trong lịch sử lập pháp của Việt Nam, nhận thức đƣợc tính chất đặc biệt nguy hiểm của tội phạm khủng bố nên Nhà nƣớc Việt Nam luôn có thái độ rất kiên

quyết trong phát hiện, ngăn chặn và trừng trị loại tội phạm này. Trong những năm sau ngày thành lập nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, tuy chƣa có thuật ngữpháp lý về“khủng bố” nhƣng việc trừng trịcác hành vi bắt cóc, giết ngƣời nhằm chống

lại chính quyền nhân dân… đã đƣợc quy định trong các sắc lệnh của Chủ tịch

nƣớc nhƣ Sắc lệnh số 133-SL ngày 20/01/1953 của Chủ tịch nƣớc Việt Nam Dân

chủ Cộng hoà trừng trịcác loại Việt gian và phản động. Trong lần thứ nhất

và thứhai pháp điển hóa bộ luật hình sự, tội danh khủng bốđƣợc quy định tƣơng đối ổn định tại Điều 78 BLHS năm 1985 và Điều 84 BLHS năm 1999. Theo các

quy phạm pháp luật này, Tội khủng bố có một số đặc điểm cơ bản sau: Là một trong những tội đƣợc quy định trong Chƣơng các tội xâm phạm an ninh quốc gia

và theo đó, dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội phạm là phải có mục

đích nhằm chống chính quyền nhân dân; hành vi khách quan của tội phạm này đƣợc biểu hiện: xâm phạm hoặc đe doạ xâm phạm tính mạng, xâm phạm tự do

thân thể, sức khoẻ hoặc những hành vi khác uy hiếp tinh thần của con ngƣời; đối

tƣợng tác động của tội phạm chỉcó thểlà con ngƣời cụ thể mà không phải là tài

sản hoặc các vật khác; những hành vi tuy xâm phạm đến con ngƣời nhƣng không

nhằm mục đích chống chính quyền hoặc hành vi khác xâm phạm đến tài sản... sẽ

bịđiều tra, xửlý theo các tội danh khác tƣơng ứng.

Việc quy định tội danh khủng bốnhƣ trên xuất phát từ thực tiễn đấu tranh

phòng, chống tội phạm và đặc điểm xây dựng pháp luật hình sự ở Việt Nam

trƣớc đây, trong điều kiện quan hệ hợp tác của Việt Nam với các nƣớc vềphòng,

chống khủng bốcòn hạn chế. Thực tiễn áp dụng quy phạm pháp luật quy định về trách nhiệm hình sự đối với Tội khủng bố quy định tại Điều 84 BLHS sự năm

1999 cho thấy, điều khoản này đã áp dụng rất có hiệu quả để phòng, chống tội phạm khủng bố. Tuy vậy, quy định về tội phạm khủng bốtrong BLHS năm 1999 có một số nội dung khác biệt so với quan niệm của cộng đồng quốc tế về khủng bố và tội phạm khủng bố nên đã gây nhiều khó khăn cho cơ quan chức năng

trong hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố. Mặt khác, BLHS có một tội danh về khủng bố là chƣa toàn diện, thiếu cơ sở pháp lý đấu tranh với loại tội phạm này. Đểđáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống khủng bốtrong tình hình

định về Tội khủng bốthành Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, bổ sung Điều 230a quy định Tội khủng bốvà Điều 230b quy định Tội tài trợ khủng bố. Việc sửa đổi, bổsung các quy định về trách nhiệm hình sựđối với các hành

vi khủng bố của Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của BLHS đã đánh dấu bƣớc tiến quan trọng trong công tác lập pháp của Việt Nam về tội phạm khủng bố.

Theo hƣớng này, trong BLHS của Việt Nam có ba điều quy định ba tội danh về

khủng bố, tạo cơ sởpháp lý quan trọng để đấu tranh phòng, chống khủng bốvà

thuận lợi trong hợp tác quốc tếphòng, chống loại tội phạm nguy hiểm này.

Trƣớc những thách thức, yêu cầu mới về hoàn thiện hệ thống pháp luật

trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm khủng bố, ngày 27/11/2015 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)

đã đƣợc thông qua với nhiều điểm mới quy định về tội phạm khủng bố. Kế thừa

và phát huy Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổsung 2017 quy định về tội phạm khủng bố tại Điều 113, trong đó, so

với Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009, các quy định về tội phạm khủng bốđã đƣợc quy định cụ thể, rõ ràng hơn về từng nhóm hành vi và đƣợc bổsung thêm tại khoản 5 điều 113, với việc quy định “ngƣời chuẩn bị phạm tội bị phạt tù từ01 năm đến 05 năm”. Ngoài ra, hình phạt của tội khủng bốcũng đã tăng nặng hơn so với mức quy định trong Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung

năm 2009.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Các tội phạm về khủng bố trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)