Dấu hiệu pháp lý của tội khủng bố theo điều 299 Bộ luật hình sự năm 2015

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Các tội phạm về khủng bố trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 (Trang 44 - 53)

luật hình sựnăm 1999 nhằm tăng tính răn đe đối với loại tội phạm này.

Khoản 1 của điều luật này quy định khung hình phạt cho trƣờng hợp phạm tội thứ nhất của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân là phạt tù từ 12

năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tửhình.

Khoản 2 của điều luật này quy định khung hình phạt cho trƣờng hợp phạm tội thứ hai của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân là phạt tù từ 10

năm đến 15 năm.

Khoản 3 của điều luật này quy định khung hình phạt cho trƣờng hợp phạm tội thứ nhất của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân là phạt tù từ 5

năm đến 10 năm.

Ngoài những phân tích trên, điểm mới nổi bật đáng chú ý của quy định về

tội phạm khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân là việc quy định truy cứu

trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt từ cho ngƣời chuẩn bị phạm tội với loại tội phạm này. Khoản 5 của Điều 113 Bộ luật hình sựnăm 2015 đã quy định

“ngƣời chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”. “Quy định

nàyđã thể hiện rõ đƣờng lối xử lý có sự phân hóa trách nhiệm hình sự một các rõ ràng giữa trƣờng hợp chuẩn bị phạm tội và trƣờng hợp tội phạm hoàn thành ở

tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”9 .

2.1.2 Dấu hiệu pháp lý của tội khủng bố theo điều 299 Bộ luật hình sự năm 2015. sự năm 2015.

Hành vi khủng bốđƣợc hiểu là việc xâm phạm tính mạng của ngƣời khác

hoặc phá hủy, làm hƣ hỏng tài sản của tổ chức, cá nhân; đe dọa thực hiện các

9

Những điểm mới trong quy định của Bộ luật hình sựnăm 2015 vềcác giai đoạn thực hiện tội phạm, Lê ThịSơn,

hành vi trên; hoặc có các hành vi uy hiếp tinh thần, xâm phạm tựdo thân thể, sức khỏe của cá nhân, chiếm giữ tài sản của cá nhân, tổ chức nhằm gây ra trạng thái tâm lý hoảng sợ trong công chúng hay lợi dụng trạng thái này nhằm đạt đƣợc

mƣu đồ về chính trị, tôn giáo… Điều 299 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định

nhƣ sau:

“Điều 299. Tội khủng bố

1. Ngƣời nào nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà xâm

phạm tính mạng của ngƣời khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tửhình.

2. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05

năm đến 15 năm:

a) Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;

b) Cƣỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế

tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố;

c) Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hƣ hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d) Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính,

mạng viễn thông, phƣơng tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Phạm tội trong trƣờng hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị

phạt tù từ02 năm đến 07 năm.

4. Ngƣời chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ01 năm đến 05 năm.

5. Ngƣời phạm tội còn có thể bị tƣớc một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cƣ trú từ01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộtài sản.”

“Tình trạng hoảng sợtrong công chúng” quy định tại khoản 1 Điều 299 của Bộ luật Hình sự là trạng thái tâm lý lo lắng, sợ hãi, hoang mang của ngƣời dân

về an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ(ví dụ: hành vi gây nổ ở khu vực bến xe làm cho ngƣời dân lo lắng về sự an

Để gây ra tình trạng hoảng sợtrong công chúng, các hành vi khủng bố quy

định tại Điều 299 của Bộ luật Hình sự có thể đƣợc thực hiện ở nơi công cộng,

nơi tập trung đông ngƣời (ví dụ: quảng trƣờng, trung tâm thƣơng mại, nơi giao

cắt đƣờng giao thông, tại nhà ga các phƣơng tiện giao thông, trên các phƣơng

tiện giao thông, tại các nơi vui chơi, giải trí, du lịch, trƣờng học, bệnh viện, khu

dân cƣ, tại các tòa nhà,...).

Hành vi đƣợc thực hiện ở những địa điểm có tính biệt lập, không phải nơi công cộng (ví dụ: tại nhà riêng hoặc trong trụ sở cơ quan...) nhƣng nhằm gây ra tình trạng hoảng sợtrong công chúng thì cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về

tội khủng bốtheo Điều 299 của Bộ luật Hình sự nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác

của cấu thành tội phạm này.)”10 .

So với Điều 230a Bộ luật hình sựnăm 1999 quy định về tội khủng bố, Điều 299 Bộ luật hình sự năm 2015 không có quá nhiều sự thay đổi, bổ sung. Tội khủng bố trong bộ luật này có một số dấu hiệu pháp lý đặc trƣng sau:

a. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm đƣợc quy định là hành vi xâm phạm tính

mạng ngƣời khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc đe dọa

xâm phạm tính mạng ngƣời khác, làm hƣ hỏng tài sản của cơ quan, tổ chức cá nhân hoặc có những hành vi uy hiếp tinh thần khác; xâm phạm quyền tựdo thân

thể, sức khỏe của ngƣời khác hoặc chiếm giữ, làm hƣ hại tài sản của cơ quan, tổ

chức, cá nhân. Các hành vi cụ thể cũng nhƣ đối tƣợng tác động của tội phạm

tƣơng tựnhƣ đối với Điều 84 của Bộ luật hình sựnăm 1999.

Khoản 2 Điều 299 Bộ luật hình sựnăm 2015 đã có những quy định vềhành

vi phạm tội mở rộng hơn so với Khoản 2 Điều 84 Bộ luật hình sự năm 1999. Trƣờng hợp phạm tội khủng bố thứ hai theo luật này bao gồm các hành vi sau:

- Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố, đây là

10Điều 3, Nghị Quyết số 07/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán [1]. TANDTC hƣớng dẫn áp dụng một số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hành vi thành lập hoặc gia nhập tổ chức khủng bốcó mục đích thực hiện hành vi

phạm tội đƣợc quy định tại khoản 1 hoặc hành vi phạm tội đƣợc quy định tại

Điều 300 Bộ luật hình sựnăm 2015.

- Cƣỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế

tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố, đây là hành vi tƣơng tự nhƣ hành vi xúi giục, giúp sức cho hành vi khủng bố.

- Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hƣ hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, đây là trƣờng hợp bắt giữ ngƣời; gây thƣơng tích

hoặc làm tổn hại sức khỏe của ngƣời khác hoặc làm hƣ hỏng tài sản của cơ quan

tổ chức, cá nhân nhằm gây ra tình trạng hoảng sợtrong công chúng.

- Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính,

mạng viễn thông, phƣơng tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân, đây là trƣờng phạm tội có đối tƣợng là mạng máy tính, mạng viễn thông, phƣơng tiện

điện tử cũng nhƣ hoạt động bình thƣờng của các đối tƣợng này cũng với mục

đích gây ra sự hoảng sợtrong công chúng.

b. Mặt chủ quan của tội phạm

Tƣơng tự nhƣ Điều 230a Bộ luật hình sự năm 1999, mặt chủ quan của tội phạm đƣợc thể hiện ở việc tội phạm đƣợc thực hiện dƣới hình thức lỗi cốý. Dấu bắt buộc hiệu cấu thành tội phạm là mục đích gây ra tình trạng hoảng sợ trong

công chúng của ngƣời phạm tội. Trong trƣờng hợp, hành vi của ngƣời phạm tội

gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng nhƣng với các mục đích khác thì ngƣời thực hiện hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tƣơng ứng với các tội danh đƣợc quy định trong bộ luật hình sự nếu thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm đó.

c. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội khủng bốlà bất cứngƣời nào có năng lực trách nhiệm hình

sự và từđủ 14 tuổi trở lên. Tuy nhiên, tại trƣờng hợp khoản 3 của Điều 299 Bộ

lực trách nhiệm hình sựvà tựđủ 16 tuổi trởlên.

d. Khách thể của tội phạm

Hành vi khủng bốxâm phạm tới khách thểlà trật tự, an toàn xã hội và đời sống bình yên của nhân dân.

e. Hình phạt

Khoản 1 điều này quy định khung hình phạt cho hành vi phạm tội là phạt tù

từ10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tửhình.

Khoản 2 điều này quy định khung hình phạt cho hành vi phạm tội là phạt tù

từ05 năm đến 15 năm, tù chung thân hoặc tửhình.

Khoản 3 điều này quy định khung hình phạt cho hành vi phạm tội là phạt tù

từ02 năm đến 07 năm, tù chung thân hoặc tửhình.

Khoản 5 của điều luật này quy định khung hình phạt bổsung (có thểđƣợc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

áp dụng là): tƣớc quyền công dân, phạt quản chế, cấm đi khỏi nơi cƣ trú từ 01

đến 05 năm hoặc tịch thu một phần, hoặc toàn bộtài sản.

Ngoài ra, tƣơng tự với điều 113 Bộ luật hình sựnăm 2015, ngƣời chuẩn bị

phạm tội cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội khủng bổ. Tại Khoản 4

Điều 229 Bộ luật hình sựnăm 2015 quy định ngƣời chuẩn bị phạm tội này phải chịu mức phạt tù từ01 năm đến 05 năm.

2.1.3 Dấu hiệu pháp lý của tội tài trợ cho khủng bố quy định tại Điều 300 Bộ luật hình sự năm 2015

Điều 300 Bộ luật hình sựnăm 2015 quy định nhƣ sau: “Điều 300. Tội tài trợ khủng bố

1. Ngƣời nào huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dƣới bất kỳhình thức nào cho tổ

chức, cá nhân khủng bố, thì bị phạt tù từ05 năm đến 10 năm.

2. Ngƣời chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ01 năm đến 05 năm.

3. Ngƣời phạm tội còn có thể bị phạt quản chế, cấm cƣ trú từ 01 năm đến

05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộtài sản.

a) Phạm tội thuộc trƣờng hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có

thời hạn từ06 tháng đến 03 năm;

b) Phạm tội thuộc trƣờng hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

c) Pháp nhân thƣơng mại còn có thể bị phạt tiền từ1.000.000.000 đồng đến

5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một sốlĩnh vực nhất

định hoặc cấm huy động vốn từ01 năm đến 03 năm.”

Trƣớc hết, theo Nghị Quyết số 07/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm

phán TANDTC hƣớng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 299 và Điều 300 Bộ luật hình sự “Huy động tiền, tài sản dƣới bất kỳhình thức nào cho tổ chức,

cá nhân khủng bố” quy định tại khoản 1 Điều 300 của Bộ luật Hình sựlà hành vi

vận động, kêu gọi cá nhân, tổ chức cung cấp, tặng cho, cho vay tiền, cho mƣợn

tài sản hoặc dƣới hình thức khác cho tổ chức, cá nhân khủng bố. và “Hỗ trợ tiền,

tài sản dƣới bất kỳhình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố” quy định tại khoản 1 Điều 300 của Bộ luật Hình sự là hành vi cung cấp, tặng cho, cho vay tiền, cho mƣợn tài sản hoặc dƣới hình thức khác cho tổ chức, cá nhân khủng bố. Tội tài trợ khủng bố theo quy định của điều 300 Bộ luật hình sự năm 2015 các

dấu hiệu pháp lý tƣơng tự nhƣ đã đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999, điểm bổ sung đáng chú ý là việc quy định truy cứu trách nhiệm hình sự

với ngƣời chuẩn bị phạm tội này và trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thƣơng mại.

a. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội tài trợ khủng bố có thể là hành vi huy động tiền, tài sản cho tổ chức, cá nhân khủng bố, đây là hành vi tiếp nhận tiền, tài sản của ngƣời khác (cá nhân, tổ chức) để chuyển cho tổ chức, cá nhân khủng bó dƣới bất kỳhình thức nào; hỗ trợ tiền, tài sản cho tổ chức, cá nhân khủng bố, đây là hành vi chuyển tiền, tài sản của mình cho tổ chức, cá nhân khủng bốdƣới bất kỳ

hình thức nào. Hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản đƣợc thực hiện dƣới các hình thức tặng, cho vay, mƣợn tiền, tài sản, kêu gọi, hỗ trợ cung cấp tiền, tài sản cho tổcho các tổ chức, cá nhân với mục đích hỗ trợcho các hành vi khủng bố.

Điều 3 Nghịđịnh 122/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2013 của Chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phủquy định về tạm ngƣng lƣu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữvà xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ cho khủng bốthì tiền, tài sản

liên quan đến khủng bố bao gồm: “Tiền, tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp, một phần hoặc

toàn bộ của tổ chức, cá nhân thuộc danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; tiền, tài sản phát sinh từ tiền, tài sản thuộc quyền sở

hữu hoặc quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, kiểm soát trực tiếp hoặc gián

tiếp, một phần hoặc toàn bộ của tổ chức, cá nhân thuộc danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; tiền, tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, kiểm soát của cá nhân, tổ chức nhân

danh tổ chức, cá nhân thuộc danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố,

tài trợ khủng bố hoặc dƣới sự điều hành của tổ chức, cá nhân này; tiền, tài sản

đƣợc sử dụng hoặc nhằm để sử dụng vào mục đích khủng bố, tài trợ khủng bố

hoặc tiền, tài sản có đƣợc từhành vi khủng bố, tài trợ khủng bố”.

Hành vi huy động, hỗ trợ tiền tài sản không nhằm giúp sức cho việc thực hiện một hành vi khủng bố cụ thể thì mới có thể cấu thành tội tài trợ khủng bố. Với trƣờng hợp hành vi nhằm giúp sức cho một hành vi khủng bố cụ thểthì sẽ bị

truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân

hoặc tội khủng bố với vai trò đồng phạm.

b. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của chủ thểđƣợc quy định là lỗi cốý. Ngƣời phạm tội nhận thức đƣợc tổ

chức, cá nhân mà mình huy động, hỗ trợ tiền, tài sản là cá nhân, tổ chức khủng bố và tiền, tài sản sẽ đƣợc sử dụng cho hoạt động này. Động cơ, mục đích của hành vi tài trợ khủng bốkhông phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.

c. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội tài trợ khủng bốđƣợc quy định là bất cứngƣời nào có đủnăng

lực trách nhiệm hình sựvà từđủ 14 tuổi trởlên, pháp nhân thƣơng mại cũng có thể là chủ thể của tội phạm này. Đây là một điểm mới đƣợc bổ sung vào tội tài trợ

khủng bố trong Bộ luật hình sựnăm 2015, khi xác định truy cứu trách nhiệm đối với cả pháp nhân thƣơng mại. Khoản 2 Điều 2 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “Chỉpháp nhân thƣơng mại nào phạm một tội đã đƣợc quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Quy định này không phải chỉ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Các tội phạm về khủng bố trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 (Trang 44 - 53)