Tổng quan ngành Thép

Một phần của tài liệu 155 ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH cơ bản cổ PHIẾU NGÀNH THÉP NIÊM yết TRÊN sở GDCK TP hồ CHÍ MINH (Trang 60 - 67)

Quá trình hình thành:

Ngành thép Việt Nam bắt đầu được xây dựng từ đầu những năm 1960. Khu liên hợp gang thép Thái nguyên do Trung Quốc giúp ta xây dwujng, cho ra mẻ gang đầu tiên vào năm 1963. Song do chiến tranh và khó khăn nhiều

mặt, 15 năm sau, Khu Liên hợp Gang thép Thái Nguyên mới có sản phẩm Thép cán, Năm 1975, Nhà máy luyện cán Thép Gia Sàng do Đức (trước đây) giúp xây dwujhng đã đi vào sản xuất. Công suất thiết kế lúc đó của cả khu liên hợp Gang Thép Thái nguyên là 100 ngàn tấn/năm. Phía Nam Các nhà máy do chế độ cũ xaay dựng phục vụ kinh tế thời hậu chiến (VICASA, VIKIMCO...)

Năm 1976, Công ty luyện kim đen Miền Nam được thành lập trên cơ sở tiếp quản các nnhaf máy luyện, cán Thép mini của chế độ cũ để lại ở TP Hồ Chí Minh và Biên Hòa với tổng công suất khoảng 80 ngàn tấn thép/năm.

Quá trình phát triển:

Giái đoạn từ 1976 đến 1989: Ngành thép gặp rất nhiều khó khăn do kinh tế đất nước lâm vào khủng hoảng, ngành thép không phát triển được và chỉ duy trì mức sản lượng từ 40 ngàn đến 85 ngàn tấn thép/năm.

Giai đoạn từ 1989 đến 1995: Thực tiện chủ trường đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước, ngành thép bắt đầu có tăng trưởng, năm 1990, sản lượng Thép trong nước đã vượt mức trên 100 ngàn tấn/năm.

Năm 1990, Tổng Công ty Thép Việt Nam được thành lập, thống nhất quản lý ngành sản xuất Thép quốc daonh trong cả nước, Đây là thời kỳ phát triển sôi động, nhiều dự án đầu tư chiều sâu và liên daonh với nước ngoài được thực hiện, Các ngành cơ khí, xây dựng, quốc phòng và các thành phần Kinh tế khác đua nhau làm Thép mini.

Sản lượng Thép cán năm 1995 đã tăng gấp 4 lần so với năm 1990, đạt mức 450.00 tấn/năm, bằng với mức Liên Xô cung cấp cho nước ta hàng năm trước 1990.

Năm 1992 bắt đầu có liên doanh sản xuất Thép sau khi nguồn cung cấp chủ yếu từ các nước Đông Âu không còn nữa.

Tháng 04 năm 1995, Tổng công ty Thép Việt Nam được thành lập theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước ( Tổng Công ty 91) trên cơ sở hợp nhất Tổng Công ty Thép Việt nam và Tổng Công ty Kim khí thuộc Bộ Thương mại.

Thời kỳ 1996 - 2000: Ngành thép có mức độ tăng trưởng tốt, tiếp tục được đầu tư mạnh (phát triển mạnh sang khu vực tư nhân): đã đưa vào hoạt động 14 liên doanh, trong đó cso 12 liên doanh cán thép và gia công, chế biến sau cán.

Sản lượng thép cán của cả nước đã ddajt,57 triệu tấn vào năm 2000, gấp 3 lần so với năm 1995 và gấp 14 lần so với năm 1990. Đây là giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao nhất.

Hiện nay, thành phần tham gia sản xuất và gia công, chế biến thép ở trong nước rất đa dạng, bao gồm nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia. Ngoài Tổng cong ty Thép Việt Nam và các cơ sở quốc doanh thuộc địa phuuowng và các ngành, còn có các liên daonh, các công ty cổ phần , công ty 100% vốn nước ngoài và các công ty tư nhân, Sau 2000, tủ trọng về sản lượng của Tổng Công ty Thép Việt Nam giảm chỉ còn 40% so với 100% trước đó. Và đến thời điểm hiện nay thì chỉ còn khoảng < 30%

Tính đến năm 2002, Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp sản xuất Thép Xây dwujng ( Chỉ tính các cơ sở có công suất lớn hơn 5.00 tấn/năm), trong đó có 12 dây chuyền cán, các công suát từ 100 ngàn đến 3000 ngàn tấn/năm Năm 2007, theo thống kê sơ bộ, toàn thế giới tiêu thụ 1400 triệu tấn Thép. Trong đóm Việt Nam tiêu thụ < 10 triệu tấn tương đương < 1%, bình quân 100kg/người. Bình quân khối ASEAN tiêu thụ khoảng 200kg/người. Ở nững nước tiên tiến, sản lượng tiêu thụ đạt 1000kg/người

2.2.2.Qui trình sản xuất thép

 Thép cán dài: Thép xây dựng, các loại Thép hình ( I, H,U, V...)

 Thép cán dẹt: Thép tấm (thông thường là cán nóng), Thép lá (thông thường là cán nguội). Việt Nam hiện có nhà máy cán nguội PFS ở Phú Mỹ

a.Qui trình sản xuất

Quy trình sản xuất đặc trưng: Quặng + đá vôi+ than đá => Luyện gang (Iron making) => luyện thép (steel making) => Đúc thép (Casting) => Cán thép (Rolling).

Hình 1: Quy trình sản xuất thép ở Việt Nam hiện nay (Upstream).

Nguồn: Tác giả mượn hình ảnh của Kawasaki Steel để mô tả (2002) Quy trình sản xuất thép có 4 công đoạn chính như sau: Luyện gang, luyện thép, đúc thép và cán thép.

Công đoạn 1: Luyện gang- Iron making

Quá trình sản xuất này sử dụng lò cao Blast Furnace: Ở công đoạn lò cao này người ta sử dụng các nguyên liệu đầu vào như: Quặng sắt (iron ore), than cốc (coke) và đá vôi (lime stone).

Sản phẩm là: gang lỏng hoặc gang đúc (pig iron).

Hiện tại nước ta có khoảng 19 lò cao, tất cả nằm ở các tỉnh phía Bắc. Không có lò cỡ lớn mà chỉ có khoảng 12 cái là lò cỡ vừa (từ 100m3) ví dụ Thép Thái Nguyên, Việt Trung, Hòa Phát có lò 500-550m3, còn lại là cỡ nhỏ (dưới 100m3). Tổng công suất thiết kế khoảng 3.4 triệu tấn năm, chưa tính các lò cỡ lớn của Formosa HT, thép Việt Trung và thép Thạch Khê đang xây dựng với công suất từ 1100 - 4350m3 mỗi lò.

Công đoạn 2: Luyện thép- Steel making

Ở Việt Nam có hai nhánh công nghệ luyện thép chính đó là

- Luyện thép từ gang lỏng và gang thỏi, sử dụng lò thổi oxy BOF (Basic oxygen furnace): Các công ty có công nghệ này là Thép Thái Nguyên, Việt Trung, Hòa Phát và sắp tới là Formosa Hà Tĩnh.

- Luyện thép từ sắt thép phế liệu (scrap steel) và gang thỏi bằng phương pháp lò luyện hồ quang (EAF-Electrical Arc Furnace): Rất nhiều các công ty áp dụng là Pomina, Hòa Phát, VNSteel, Việt Trung, Vạn Lợi…

Ngoài ra còn có các công ty sử dụng lò luyện cảm ứng IF có công suất nhỏ dưới 50 tấn như: Thép Việt Nhật, An Hưng Tường, Thép Dana-Y…

Công đoạn 3: Đúc thép- Continuous Casting

Đặc trưng đó là máy đúc liên tục Continuous Casting Machine.

Quá trình đúc thép cho ra phôi thép dưới ba hình dạng: Phôi Billet là loại phôi vuông thường có tiết diện 120x120, 130×130, 150×150 dài 12m; Phôi Slab có kích thước lớn hơn billet, có tiết diện mặt cắt ngang hình chữ nhật. Phôi Bloom là loại phôi gần giống billet nhưng có kích thước lớn hơn.

Các công ty có công nghệ này như Hòa Phát, Pomina, Thái Nguyên, Việt Trung, VNSteel, Việt Nhật, …

Công đoạn 4: Cán thép – Steel Rolling

Cán nóng: Phôi được gia nhiệt lại (reheat) trước khi đưa vào máy cán để cán ra các sản phẩm thép:

- Máy cán thép hình Section mill cho ra các sản phẩm thép chữ H, I, U, V...

- Máy kéo thép dây wire rod: cho ra thép tròn xây dựng - Máy cán thép rebar cho ra thép vằn xây dựng

- Máy cán thép tấm plate mill cho ra thép tấm cán nóng (dạng tấm) - Phôi Slab được dùng cho máy cán hot strip mill sản xuất thép cán nóng dạng cuộn (HRC).

Cán nguội: cán thép tại nhiệt độ phòng, không gia nhiệt nguyên liệu. Người ta sử dụng thép cán nóng HRC để sản xuất thép cán nguội CRC.

Quy trình sản xuất đặc trưng: Thép cuộn cán nóng HRC =>Tẩy rỉ (Pickling line) => Cán nguội (Cold rolling line) => Mạ kẽm (Galvanizing) => Mạ màu (Color coating).

Hình 2: Quy trình sản xuất tôn mạ kẽm, tôn mạ màu ở Việt Nam (Downstream).

Nguồn: Tác giả mượn một số hình ảnh của AkzoNobel, International Steels Limited, Shanghai Metal, NSSMC...để xây dựng sơ đồ.

Trước hết, chúng ta xem qua mô hình cơ bản của chuỗi giá trị của ngành thép dẹt thế giới: Chuỗi giá trị đặc trưng bao gồm quá trình sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC) từ quặng sắt, như đã biết từ các nguyên liệu quặng sắt, than đá và vôi người ta luyện ra gang (pig iron). Từ gang luyện ra thép phôi dạng phiến (Steel slab), từ thép phôi cán ra thép cuộn cán nóng, sau đó tiếp tục công đoạn cán nguội để đạt được độ dày và độ cứng cần thiết, sản phẩm là thép cuộn cán nguội (CRC). Từ thép cán nguội, người ta dùng để mạ kẽm, mạ lạnh (GI/GL) để sử dụng hoặc tiếp tục phủ màu thành tôn mạ màu (PPGI).

Ngành sản xuất thép Việt Nam hiện tại khiếm khuyết hai công đoạn sản xuất trong chuỗi giá trị ngành thép, đó là công đoạn sản xuất thép phiến (slab) và thép cuộn cán nóng (HRC). Trong đó công đoạn sản xuất thép cán nóng đặc biệt quan trọng, hiện tại ta phải nhập khẩu 100%. Ước tính nhập khẩu 4-5 triệu tấn/năm. Dự kiến giữa năm 2015 giai đoạn 1 của Formosa Hà Tĩnh sẽ đi vào hoạt động, theo kế hoạch họ sẽ cung cấp 2 triệu tấn thép cán nóng HRC mỗi năm.

Các công ty trong nước chưa có động thái nào đáng chú ý về việc đầu tư nhà máy sản xuất HRC, lý do đầu tư vào ngành này đòi hỏi vốn đầu tư lớn và lực lượng lao động kỹ thuật cao. Vốn đầu tư vào một nhà máy SX thép cán nóng công suất 1.2 triệu tấn năm, sản xuất từ phôi thép slab sẽ tiêu tốn khoảng 400 triệu USD (tham khảo dự án nhà máy hot strip mill PT Krakatau Steel, Indonesia-2013). Những nhà sản xuất thép cán nguội với công suất đạt đến 1 triệu tấn năm đương nhiên sẽ phải suy nghĩ về dự án đầu tư dạng này.

Nhận xét:

- Giá trị gia tăng từ công đoạn luyện quặng ra gang là cao nhất, đạt 255%. Đó là lý do mà Thép Hòa Phát có được kết quả kinh doanh rất

tốt kể từ khi hai giai đoạn 1 và 2 của khu liên hợp gang thép Kinh Môn đi vào hoạt động với lò cao có công suất lên đến 850,000 tấn năm[3]. - Trong chuỗi giá trị này, Việt Nam chỉ mới sở hữu được 40% có thể chưa đạt quy định về tỷ lệ hàng hóa sản xuất trong nước theo quy tắc xuất xứ trong TPP: tỷ lệ này có thể biến động từ 35-55% tùy từng ngành công nghiệp cụ thể [4]. Do đó sau khi áp dụng TPP thì Nhật Bản là nước có lợi thế về cung cấp HRC cho Việt Nam. Do nếu sử dụng HRC của Nhật thì các sản phẩm tôn mạ của VN đạt xuất xứ hàng hóa gần mức 100% sản xuất trong nội khối TPP.

- Trong vài năm tới thì Formosa HT có lợi thế về cung cấp thép HRC.

Một phần của tài liệu 155 ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH cơ bản cổ PHIẾU NGÀNH THÉP NIÊM yết TRÊN sở GDCK TP hồ CHÍ MINH (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w