Cơ cấu tô chức và chứng năng của các phòng ban

Một phần của tài liệu 155 ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH cơ bản cổ PHIẾU NGÀNH THÉP NIÊM yết TRÊN sở GDCK TP hồ CHÍ MINH (Trang 51 - 54)

Hình 1 Bộ máy hoạt động VND (Nguồn: BC thường niên 2020)

Cơ cấu tổ chức được cụ thể hóa qua các khối dịch vụ như sau:

• Khối nghiệp vụ giao dịch

Khối nghiệp vụ giao dịch (BO) là khối kế toán giao dịch và kiểm soát nghiệp vụ. Bộ phận có trách nhiệm hạch toán các giao dịch của công ty và của khách hàng trên hệ thống, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán tiền và lưu ký chứng khoán, xử lý báo cáo khớp lệnh, quản lý sổ cổ đông và các nghiệp vụ kiểm soát giao dịch và xử lý tài khoản.

Khối nghiệp vụ BO có trách nhiệm kiểm soát chi phí và giảm chi phí cho một giao dịch.

• Khối nghiên cứu phát triển

Phòng phát triển sản phẩm

Thông tin thị trường

Phòng IT hạ tầng

Giải pháp nghiệp vụ

Giải pháp công nghệ

Phát triển sản phẩm

• Phòng kế toán kiểm soát

Có trách nhiệm cân đối kiểm soát sổ sách theo ngày và theo tháng, lập báo cáo tổng hợp, báo cáo quản trị, báo cáo thuế và báo cáo cho các cơ quan chức năng, theo dõi việc thực hiện kế hoạch của các bộ phận kinh doanh và kế hoạch chi phí của các bộ phận nghiệp vụ.

• Phòng hành chính nhân sự

Chịu trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phân bổ nguồn nhân lực hợp lý để hỗ trợ các phòng ban khác và hỗ trợ sự phát triển chung của Công ty. Phòng có nhiệm vụ xây dựng các chế độ nhân sự (hệ thống thang bảng lương, chức danh và lộ trình thăng tiến), đưa ra các chính sách đãi ngộ nhân viên nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên có sự gắn kết lâu dài với Công ty, xây dựng và bình ổn môi trường làm việc, tạo dựng văn hóa trong Công ty, tạo nên nét khác biệt, tính cạnh tranh và thử thách. Ngoài ra Phòng còn có chức năng quản lý tài sản, hỗ trợ các phòng ban khác trong các công tác hành chính.

• Phòng pháp chế

Phòng Pháp chế có chức năng đảm bảo tuân thủ pháp luật trong hoạt động của Công ty, kiểm soát và ngăn ngừa các rủi ro pháp lý trong hoạt động của Công ty thông qua các hoạt động cụ thể sau:

+ Rà soát và cập nhật thường xuyên các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách của Nhà nước về doanh nghiệp, chứng khoán, thị trường chứng khoán và các văn bản khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty và hoạt động quản trị, điều hành Công ty;

+ Thực hiện các thủ tục pháp lý tại các cơ quan có thẩm quyền Tư vấn đảm bảo sự vận hành bình thường và đúng pháp luật của Công ty;

+ Hỗ trợ về mặt pháp lý cho Hội đồng Quản trị, Ban Tổng Giám đốc và các bộ phận khác của Công ty trong quá trình quản lý, điều hành Công ty…

• Phòng quản trị rủi ro

Phòng Quản trị Rủi ro và Giải pháp Nghiệp vụ có trách nhiệm xây dựng hệ thống kiểm soát rủi ro thị trường và các rủi ro khác có liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư, hoạt động kinh doanh chứng khoán và dịch vụ tài chính của Công ty. Nhiệm vụ cụ thể bao gồm:

Xây dựng, hoặc tham gia xây dựng các quy trình về quản trị rủi ro trong Công ty;

Đánh giá hoặc tham gia đánh ra mức độ rủi ro, mức độ bảo đảm an toàn tài chính trong các hoạt động của Công ty

Kiểm tra, giám sát mọi mặt hoạt động của Công ty bảo đảm sự tuân thủ pháp luật, điều lệ và quy chế làm việc của Công ty;

Đánh giá, kiểm tra độc lập về hoạt động các khối trong Công ty; đề xuất, kiến nghị nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động Công ty.

• Phòng phát triển kinh doanh – pr marketing

Khảo sát, đánh giá thị trường, mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch;

Hỗ trợ phát triển doanh số, tăng thị phần:

Xây dựng và phát triển hình ảnh, thương hiệu của Công ty.

Một phần của tài liệu 155 ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH cơ bản cổ PHIẾU NGÀNH THÉP NIÊM yết TRÊN sở GDCK TP hồ CHÍ MINH (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w