Phân tích công ty

Một phần của tài liệu 155 ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH cơ bản cổ PHIẾU NGÀNH THÉP NIÊM yết TRÊN sở GDCK TP hồ CHÍ MINH (Trang 25 - 32)

a, Phân tích báo cáo tài chính công ty

Báo cáo tài chính là báo cáo về tài sản, nợ và vốn chủ sở hữu của công ty trong thời điểm xác định (trong quá khứ), về doanh thu, chi phí và dòng tiền trong một khoảng thời gian (trong quá khứ). Việc phân tích báo cáo tài chính cho phép nhà đầu tư thu được thông tin về tình hình hoạt động, chiến lược và cấu trúc tài chính hiện tại của công ty. Việc phân tích còn giúp nhà đầu tư xác định ảnh hưởng của các sự kiện trong tương lai tới dòng tiền của công ty.

Trong phân tích báo cáo tài chính, việc phân tích tỷ số tài chính rất hữu dụng bời vì tỷ số tài chính mang thông tin hữu dụng hơn thông tin cơ bản trên báo cáo tài chính và quan trọng hơn việc sử dụng tỷ số tài chính giúp cho việc so sánh tương quan tình hình công ty với tổng quan nền kinh tế, ngành kinh doanh, đối thủ cạnh tranh trong ngành và với thông tin của công ty trong quá khứ trở nên khả thi và dễ dàng.

Việc tính toán các chỉ số tài chính phục vụ cho việc đầu tư được chia thành 05 nội dung chính:

- Tỷ số trên báo cáo cơ bản: Là tính ra tỷ lệ của các chỉ tiêu trên bảng cân đối, báo cáo kết quả kinh doanh của công ty sử dụng tỷ số này hữu dụng trọng việc so sánh nhanh 2 công ty khác quy mô và đánh giá xu thế thay đổi cấu trúc tài sản, nguồn vốn, chi phí,.. của 1 công ty qua thời gian.

Cơ cấu tài sản của một công ty cũng cho thấy được mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh của công ty đó, còn cơ cấu nguồn vốn cho nhà đầu tư thấy được mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính ở công ty. Cơ cấu chi phí của một công ty cho thấy mô hình kinh doanh của công ty trong các lĩnh vực công ty hoạt động.

Với mỗi mô hình kinh doanh của từng ngành kinh doanh sẽ có một tỷ lệ các chỉ tiêu trên báo cáo đáp ứng trong khoảng phù hợp để trở thành một công ty tốt. Một công ty tốt là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực chính, có khả năng tồn tại và sinh lời trong dài hạn trên lĩnh vực kinh doanh đó. Ví dụ như một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thép sẽ phải duy trì tỷ trọng tài sản cố định và tỷ trọng hàng tồn kho cao trong cơ cấu tài sản, giá vốn hàng bán là chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu chi phí… Đây là mẫu công ty đáp ứng quan điểm đầu tư mà nhà đầu tư sử dụng phương pháp phân tích cơ bản hướng tới.

- Đánh giá khả năng thanh khoản nội bộ: Các chỉ số này chỉ ra khả năng xử lý các nghĩa vụ tài chính trong tương lai ngắn hạn. Các chỉ số nhằm so sánh các nghĩa vụ nợ ngắn hạn với tài sản lưu động và dòng tiền khả dụng để thanh toán nghĩa vụ nợ.

Đánh giá khả năng thanh khoản ngắn hạn giúp nhà đầu tư thấy được tình hình tài trợ cho hoạt động kinh doanh trong kỳ hiện tại của công ty. Trong trường hợp phải thanh toán cho nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ trước khi thu được tiền bán những sản phẩm thì công ty phải đáp ứng một lượng thiếu hụt tiền mặt, thường bằng cách vay ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là tỷ lệ tài sản ngắn hạn (tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho và các khoản phải thu) trên nợ ngắn hạn (nợ đến hạn phải trả trong kỳ tiếp theo).

ty lớn hơn số tài sản có thể chuyển thành tiền mặt. Đây là dấu hiệu của rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên một hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cao đến từ hàng tồn kho tăng hay các khoản phải thu tăng là biểu hiện của một công ty hoạt động không tốt.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là một biến thể của hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, hệ số này phân biệt những tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng chuyển thành tiền (tiền mặt và tài sản tài chính ngắn hạn) với những tài sản khó có thể nhanh chóng chuyển thành tiền.

- Đánh giá tình hình hoạt động: Các chỉ số chỉ ra việc quản lý hoạt động của công ty diễn ra với hiệu quả như thế nào gồm 2 loại chỉ số

+ Hiệu quả hoạt động: Các hệ số luân chuyển dùng để đo lường hiệu quả sử dụng tài sản bằng việc xem xét mối quan hệ giữa doanh thu và các tài sản sử dụng trong kỳ kinh doanh

Vòng quay tổng tài sản cho biết một đồng doanh thu được tạo ra công ty phải sử dụng bao nhiêu đồng tài sản trong một kỳ kinh doanh. Vòng quay tổng tài sản càng cao, công ty càng sử dụng hiệu quả tài sản của mình, tuy nhiêu điều này còn phụ thuộc vào mô hình kinh doanh của từng ngành kinh doanh. Thông thường, một công ty có tỷ trọng tài sản ngắn hạn cao sẽ có vòng quay tổng tài sản cao hơn một công ty có tỷ trọng tài sản cố định cao.

Vòng quay tài sản cố định cho biết một đồng doanh thu được tạo ra công ty phải sử dụng bao nhiêu đồng tài sản cố định trong một kỳ kinh doanh. Nhà đầu tư thường sử dụng chỉ số này để so sánh hiệu quả hoạt động các công ty trong cùng một ngành kinh doanh.

+ Khả năng sinh lời của hoạt động: Biên lãi gộp, Biên lợi nhuận hoạt động, Biên lãi ròng, Tỷ suất sinh lợi trên tài sản, Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ

một doanh nghiệp. Biên lãi gộp được nhà đầu tư sử dụng để so sánh sức mạnh kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh trong một ngành.

Biên lợi nhuận hoạt động cho biết phần giá trị gia tăng trong cả quá trình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Lợi nhuận hoạt động có được sau khi doanh nghiệp lấy phần lãi gộp thu được trừ đi chi phí hoạt động ngoài hoạt động sản xuất.

Biên lãi ròng cho biết trên một đồng doanh thu, chủ sở hữu thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một kỳ kinh doanh. Biên lãi ròng là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư sử dụng để so sánh hiệu quả khi đầu tư vào các doanh nghiệp trong tất cả các ngành.

Tỷ suất sinh lời trên tài sản cho biết khi sử dụng một đồng tài sản, chủ sở hữu thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một kỳ kinh doanh. Biến động của tỷ suất sinh lời trên tài sản các ngành khác nhau là khác nhau và phụ thuộc vào đòn bẩy kinh doanh mà từng doanh nghiệp sử dụng.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ cho biết khi tài trợ một đồng vốn chủ, chủ sở hữu thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một kỳ kinh doanh. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ ngoài phụ thuộc vào tỷ suất sinh lời trên tài sản còn phụ thuộc vào mức sử dụng đòn bẩy tài chính của từng doanh nghiệp. Nhà đầu tư dựa vào tỷ suất sinh lời trên vốn chủ để đưa ra mức giá cho từng cổ phần của các doanh nghiệp khác nhau.

- Phân tích rủi ro: Việc phân tích rủi ro đánh giá sự không chắc chắn của dòng thu nhập cho toàn công ty hoặc các thành phần cấu taọ nên tổng vốn. Rủi ro của công ty do 2 rủi ro nội tại cấu thành là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính và rủi ro thanh khoản từ ngoài công ty

+ Rủi ro kinh doanh: Sử dụng chỉ số về biến động doanh số và đòn bẩy hoạt động để đánh giá

+ Rủi ro tài chính: Sử dụng chỉ số về cơ cấu nợ, Chỉ số dòng thu nhập, Chỉ số dòng tiền

+ Rủi ro thanh khoản bên ngoài: Xác định thanh khoản thị trường dành cho cổ phiếu.

- Phân tích tiềm năng tăng trưởng của công ty: đánh giá chỉ số thuộc loại này để chỉ ra công ty tăng trưởng nhanh như thế nào, sử dụng hệ số tăng trưởng và phân tích DuPont để đánh giá khả năng trăng trưởng dựa vào 1 vài chỉ tiêu ví dụ: Lợi nhuận biên, Vòng quay tổng tài sản, Đòn bẩy tài chính.

Khi sử dụng các chỉ số tài chính ta cần phải chú ý liệu phương pháp kế toán của công ty có phù hợp, ngành nghề kinh doanh của công ty có đơn nhất hay cần phải xác định chỉ số ngành kết hợp để so sánh, kết hợp xem xét nhiều chỉ số để có nhận xét về bản chất của sự thay đổi trong kết quả công ty và liệu chỉ số công ty thể hiện có phù hợp với ngành kinh doanh.

b, Phân tích SWOT

SWOT viết tắt của Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ) - là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của công ty. Phân tích SWOT liên quan đến việc chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ thách thức của 1 công ty. Việc này giúp đánh giá chiến lược của công ty để khai thác các lợi thế hay để phòng ngừa các yếu điểm. Điểm mạnh và điểm yếu phụ thuộc và nội bộ của công ty. Cơ hội và thách thức phụ thuộc và các yếu tố bên ngoài mà công ty phải đối mặt như đối thủ cạnh tranh, các khám phá và phát triển công nghệ mới, chính sách mới, xu thế nền kinh tế nội địa và thế giới.

Điểm mạnh của một công ty tạo cho công ty một lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Các điểm mạnh có thể bao gồm: sản phẩm của công ty chất lượng tốt, hình ảnh hương hiệu có uy tín trên thị trường, tiềm lực tài chính của công

ty mạnh, dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty, khả năng sáng tạo trong nghiên cứu và phát triển hay có một lượng đông đảo khách hàng trung thành. Để duy trì các điểm mạnh, công ty phải tiếp tục duy trì, bảo vệ và phát triển thông qua các chinh sách đầu tư vốn một cách thận trọng và hiệu quả.

Điểm yếu là các mặt mà các đối thủ cạnh tranh có được các lợi thế tiềm năng có thể triển khai vượt lên trên công ty. Khi các điểm yếu được phát hiện, công ty có thể đưa ra các giải pháp, chiến lược để làm giảm, hạn chế hay chỉnh sửa các điểm yếu.

Cơ hội, hay các yếu tố môi trường mà chúng tạo ra điểm tốt cho công ty, có thể gồm một thị trường tăng trưởng cho các sản phẩm của công ty tại nội địa hay quốc tế, áp lực cạnh tranh trên thị trường giảm xuống, tỷ giá hối đoái chuyển đổi có lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của công ty, thị trường đang có niềm tin vào tương lai của ngành hay công ty, hay việc xác định được một thị trường mới hay một phân khúc sản phẩm mới. Tất cả những co hội này sẽ mang đến cho công ty những bước tiến, bước phát triển trên các đối thủ cạnh tranh.

Thách thức là các yếu tố môi trường mà chúng có thể cản trở công ty trong việc đạt được các mục tiêu của nó. Ví dụ như một nền kinh tế nội địa đang đi xuống hay nền kinh tế quốc tế cho nhà xuất khẩu bị trì trệ, vướng mắc trong các quy định của chính phủ, một sự gia tăng về mức độ cạnh tranh ngành, các đe dọa từ những đối thủ cạnh tranh mới vào, những người mua hay các nhà cung cấp đang muốn tăng quyền đàm phán của họ, hay việc ra đời các kỹ thuật mới mà chúng có thể làm các sản phẩm của ngành trở nên lỗi thời.

Công ty xác định các cơ hội và nguy cơ thông qua phân tích dữ liệu về thay đổi trong các môi trường: kinh tế, tài chính, chính trị, pháp lý, xã hội và cạnh tranh ở các thị trường nơi công ty đang hoạt động hoặc dự định thâm nhập. Các cơ hội có thể bao gồm tiềm năng phát triển thị trường, khoảng

trống thị trường, gần nguồn nguyên liệu hay nguồn nhân công rẻ và có tay nghề phù hợp. Các nguy cơ đối với công ty có thể là thị trường bị thu hẹp, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, những thay đổi về chính sách có thể xảy ra, bất ổn vê chính trị ở các thị trường chủ chốt hay sự phát triển công nghệ mới làm cho các phương tiện và dây chuyền sản xuất của công ty có nguy cơ ừở nên lạc hậu.

Với việc phân tích môi trường nội bộ của công ty, các mặt mạnh về tổ chức công ty có thể là các kỹ năng, nguồn lực và những lợi thế mà công ty có được trước các đối thủ cạnh tranh (năng lực chủ chốt của công ty) như có nhiều nhà quản trị tài năng, có công nghệ vượt trội, thương hiệu nổi tiếng, có sẵn tiền mặt, công ty có hình ảnh tốt trong mắt công chúng hay chiếm thị phần lớn trong các thị thường chủ chốt. Những mặt yếu của công ty thể hiện ở những thiểu sót hoặc nhược điểm và kỹ năng, nguồn lực hay các yếu tố hạn chế năng lực cạnh tranh của các công ty. Đó có thể là mạng lưới phân phối kém hiệu quả, quan hệ lao động không tốt, thiếu các nhà quản trị có kinh nghiệm quốc tế hay sản phẩm lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh...

Kết quả của quá trình phân tích SWOT phải đảm bảo được tính cụ thể, chính xác, thực tế và khả thi vì công ty sẽ sử dụng kết quả đó để thực hiện những bước tiếp theo như: hình thành chiến lược, mục tiêu chiến lược chiến thuật và cơ chế kiểm soát chiến lược cụ thể. Chiến lược hiệu quả là những chiến lược tận dụng được các co hội bên ngoài và sức mạnh bên trong cũng như vô hiệu hóa được những nguy cơ bên ngoài và hạn chế hoặc vượt qua được những yếu kém của bản thân công ty.

c, Phân tích chiến lược cạnh tranh của công ty

M. Porter đề ra hai chiến lược cạnh tranh chính của một công ty: chiến lược dẫn đầu giá thành thấp và chiến lược mang lại sự khác biệt.

Một công ty theo đuổi chiến lược giá thành thấp là công ty được xác định trở thành nhà sản xuất với ưu tiên về giá thành. Lợi thế về giá là rất khác nhau giữa các ngành và có thể bao gồm tính kinh tế của quy mô, kỹ thuật phù hợp, hoặc được ưu ái trong việc tiếp cận các nguồn nguyên vật liệu. Để hưởng lợi từ việc dẫn đầu giá thành, công ty phải có chính sách giá bán gần với giá bình quân ngành, nghĩa là phải có sự khác biệt giữa bản thân công ty với các công ty khác. Nếu công ty chiết khấu giá bán quá lớn, nó có thể gây nên hiện tượng sói mòn nhiều hơn tỷ lệ lợi nhuận sẵn có do giá thành thấp của nó mang lại.

- Chiến lược khác biệt hóa

Theo chiến lược khác biệt, một công ty mong được công nhận là duy nhất trong ngành hay trong một khu vực mà sản phẩm của công ty là quan trọng đối với người mua. Khả năng khác biệt là rất khác nhau giữa các ngành. Một công ty có thể cố gắng tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hệ thống phân phối của nó hay một số phương pháp marketing độc đáo. Một công ty phát triển chiến lược khác biệt sẽ có được tỷ suất sinh lời cao hơn do sự khác biệt mà sản phẩm đố đem lại doanh thu cao hơn khoản chi phí tăng thêm cho sự khác biệt đó.

Một phần của tài liệu 155 ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH cơ bản cổ PHIẾU NGÀNH THÉP NIÊM yết TRÊN sở GDCK TP hồ CHÍ MINH (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w