2.3.2.1. Về quy trình kiểm toán BCTC
Giai đoạn lập kế hoạch
Việc thu thập thông tin cơ sở về khách hàng được Công ty thực hiện chủ yếu qua quá trình thu thập các tài liệu như: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập Công ty… Việc phỏng vấn và trao đổi với Ban giám đốc của đơn vị khách hàng còn hạn chế. Khi thực hiện kiểm toán do thời gian có hạn nên KTV không có đủ thời gian để quan sát trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, nên tính khách quan do các thông tin thu thập được không được cao.
Giữa nhóm kiểm toán năm trước và nhóm kiểm toán năm nay ít có sự trao đổi về các vấn đề đặc thù, đáng lưu tâm của khách hàng.Như vậy sẽ làm mất nhiều thời gian thực hiện kiểm toán.
Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Việc áp dụng thủ tục phân tích còn hạn chế nhất định.Cụ thể là các KTV thường sử dụng các thủ tục kiểm tra chi tiết hơn là phát triển thủ tục phân tích.Việc phân tích trong nhiều trường hợp không thể hiện trong giấy tờ làm việc của KTV, điều này hạn chế về việc kiểm soát và đánh giá về thủ tục phân tích.
Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Mặc dù Công ty đã có quy định chặt chẽ về kiểm soát chất lượng kiểm toán nhưng sau khi kết thúc kiểm toán một số hồ sơ kiểm toán ( Ví dụ: hồ sơ kiểm toán
của công ty Cổ phần ABC) mới chỉ được soát xét ở cấp nhóm. Và một só khách hàng chưa được KTV đánh tham chiếu đầy đủ vào các giấy tờ làm việc.
2.3.2.2. Về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ
Giai đoạn lập kế hoạch
Trong bước lập kế hoạch tổng quát, ASEAN-AC chỉ xác lập mức trọng yếu chung cho toàn bộ BCTC và phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục là như nhau, việc không phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục có thể làm tăng mức độ rủi ro kiểm toán do bỏ qua một số sai phạm. Bên cạnh đó, việc đánh giá rủi ro kiểm toán chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và xét đoán chủ quan của trưởng nhóm kiểm toán, bảng câu hỏi chỉ mang tính chất tham khảo chứ chưa đưa vào áp dụng trong thực tiễn nhiều. Như vậy là bước lập kế hoạch kiểm toán cho mỗi khách hàng nói chung và cho phần hành TSCĐ nói riêng vẫn tồn tại những hạn chế nhất định, một nguyên nhân là do sự giới hạn về đội ngũ nhân sự của công ty.
Giai đoạn thực hiện kiểm toán
- Về việc thực hiện thủ tục khảo sát kiểm soát: KTV mới chỉ dừng lại ở việc phản ánh quá trình ghi nhận quá trình hạch toán TSCĐ, hệ thống ghi chép của công ty, mà không đi sâu đánh giá thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB đối với ghi nhận TSCĐ nói riêng và quá trình hoạt động của đơn vị nói chung. Nguyên nhân của hạn chế này một phần là do thiếu nhân lực, dẫn đến không có đủ thời gian để tìm hiểu sâu hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ. Ví dụ đối với công ty ABC, HTKSNB của công ty ABC bước đầu được đánh giá là tin cậy và rủi ro kiểm soát ở mức trung bình. Tuy nhiên, trong giai đoạn thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ do giới hạn về thời gian kiểm toán cho nên KTV không thực hiện đánh giá chi tiết hệ thống KSNB của công ty về TSCĐ, KTV chỉ thực hiện thu thập các hiểu biết về quy trình TSCĐ và quy chế của khách hàng về quản lý đầu tư mua sắm mà chưa thực hiện đánh giá. Việc đánh giá càng chính xác của KTV về hệ thống KSNB của khoản mục TSCĐ thì KTV có thể càng tin tưởng hơn và dựa vào quy chế kiểm soát nội bộ của Công ty ABC, tức là KTV có thể ít thực hiện phương
pháp kiểm toán cơ bản hơn. Do vậy cần thực hiện tốt khảo sát về kiểm soát thì sẽ tăng hiệu quả cuộc kiểm toán.
- Về việc thực hiện kiểm kê: Trước mỗi cuộc kiểm toán, khi ký với khách hàng Công ty thường tiến hành chứng kiến kiểm kê cùng khách hàng tại thời điểm 31/12/2012. Nhưng khi tiến hành trực tiếp cuộc kiểm toán, KTV chứng kiến kiểm kê không nằm trong đoàn trực tiếp thực hiện hoặc không thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ công việc kiểm toán. Ví dụ đối với công tác kiểm kê tại công ty ABC, KTV (Trịnh P, Trần N) trực tiếp chứng kiến kiểm kê không nằm trong đoàn trực tiếp thực hiện kiểm toán. Điều này làm mất độ chính xác về việc đánh giá thực trạng, hiểu biết của KTV về các TSCĐ ảnh hưởng tới tính hiện hữu của các TSCĐ tại thời điểm 31/12/2012. Ví dụ: đối với Công ty ABC, KTV đã ngoại trừ tính hiện hữu của TSCĐ trên BCKT.
- Về chọn mẫu: Công tác chọn mẫu kiểm toán tại Công ty ASEAN chủ yếu theo giá trị trọng yếu, xét đoán nghề nghiệp và kinh nghiệm của KTV. Do vậy, tính chất đại diện cho tổng thể mẫu chọn không được cao. Có thể bỏ sót các khoản mục nhỏ nhưng ảnh hưởng liên hồi đến nhiều khoản mục khác có thể tạo thành sai sót trọng yếu.Đối với khoản mục TSCĐ thường KTV sẽ chọn kiểm tra những tài sản tăng trong năm có giá trị lớn và tổng các mẫu thường trên 70% giá trị tài sản tăng. Trong khi những khoản tăng trong năm nhỏ thường KTV sẽ không kiểm tra.
- Về việc vận dụng thủ tục phân tích: ASEAN thực hiện chưa triệt để, mặc dù thủ tục phân tích đã được thực hiện bằng cách so sánh số liệu giữa các năm nhưng việc đi sâu vào phân tích lại chưa được thực hiện nhiều, KTV mới chỉ sử dụng kỹ thuật phân tích xu hướng chứ chưa trú trọng tới các thủ tục phân tích tỷ suất liên quan tới TSCĐ. Như vậy, hiệu quả của việc áp dụng thủ tục phân tích chưa cao.Qua thực tiễn kiểm toán TSCĐ tại Công ty ABC, thủ tục phân tích mới chủ yếu được thực hiện trong giai đoạn đầu của cuộc kiểm toán nhằm phát hiện những biến động bất thường từ đó hướng các thủ tục kiểm tra chi tiết vào những khoản mục đó.Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, thủ tục phân tích chưa được áp dụng nhiều, mới chỉ dừng lại ở đánh giá tình hình tăng giảm của TSCĐ trong năm.Cụ thể là mới chỉ so sánh năm nay với năm trước, chứ không so sánh với những năm trước đó, không nhận thấy những biến động bất thường của những năm gần đây.Việc so sánh với toàn ngành cũng không được KTV thực hiện. Sau khi tính ra chênh lệch, KTV không đi sâu lý giải cho các chênh lệch tính ra từ thủ tục phân tích mà chỉ phân tích nguyên nhân tăng chủ yếu do TSCĐ nào. Ngoài ra, việc sử dụng các tỷ suất chưa được áp dụng.
Giai đoạn kết thúc
- Về nội dung kết luận khoản mục: Trang kết luận của KTV chỉ đơn thuần đưa ra kết luận của KTV đối với khoản mục TSCĐ đã được kiểm toán. Các ý kiến về những điểm hạn chế của hệ thống KSNB đối với TSCĐ ít khi được KTV trình bày. Điều này gây khó khăn trong việc tổng hợp để lập thư quản lý, khi các thông tin không được trình bày trên giấy làm việc thì việc tổng hợp thông tin để lập thư quản lý có thể bị bỏ sót và trình bày sơ sài. Mặt khác, các thủ tục kiểm tra không được mô tả trên trang kết luận, gây trở ngại cho công việc soát xét cũng như nghiên cứu hồ sơ nhất là của các trợ lý kiểm toán.
Tại cuộc kiểm toán tại công ty Cổ phần ABC, giai đoạn kết thúc kiểm toán khoản mục TSCĐ được thực hiện tương đối tốt.KTV thực hiện đánh tham chiếu giấy tờ làm việc và bằng chứng kiểm toán đầy đủ, đúng quy định. Tuy nhiên, ở một số cuộc kiểm toán khác do giới hạn về thời gian và khối lượng công việc, KTV
chưa hoàn thiện việc đánh tham chiếu vào chương trình kiểm toán và hồ sơ kiểm toán chung.
2.1.1.1. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hạn chế trong kiểm toán được thực hiện bởi Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn Việt. Trong đó có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Việc nhận biết nguyên nhân dẫn tới hạn chế là rất cần thiết, biết được nguyên nhân từ đó giúp tìm ra hướng giải quyết, hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán tài sản cố định nói riêng.
Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, đặc điểm lĩnh vực kiểm toán: do đặc điểm của lĩnh vực kiểm toán mang tính thời vụ, cao điểm vào tháng 1 đến tháng 3 hàng năm. Vào mùa kiểm toán các Công ty kiểm toán luôn phải chịu áp lực về mặt thời gian và công việc, sức ép từ phía khách hàng từ đó khó tránh khỏi việc kiểm toán viên lược bỏ một số thủ tục kiểm toán nhằm tiết kiệm thời gian.
Thứ hai, hệ thống pháp luật: ngành kiểm toán là ngành khá non trẻ ở Việt Nam, do vậy hệ thống pháp luật và chế độ ở Việt Nam hiện nay còn đang trong quá trình hoàn thiện, còn nhiều tranh cãi. Mặt khác, các quy định và chế độ kế toán – kiểm toán thay đổi thường xuyên, nhiều quy định khó hiểu điều này cản trở việc KTV tiếp cận cập nhật quy định mới để thực hiện và tư vấn cho khách hàng nhất là với những KTV trẻ. Trong năm, Quốc hội đã thông qua luật kiểm toán độc lập nhưng hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi, trái chiều gây lúng túng trong việc áp dụng.
Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, thiếu nguồn nhân lực: Tình trạng thiếu KTV đặc biệt là vào mùa kiểm toán dẫn đến việc phân công kiểm toán viên không đúng như mong muốn và không đạt hiệu quả cao nhất trong công việc. Hầu hết các công việc lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và khả năng xét đoán của kiểm toán viên. Mặt khác, do áp lực về mặt thời gian và khối lượng công việc quá lớn trong khi đội ngũ nhân viên còn chưa đáp ứng đủ, nên khi thực hiện kiểm toán, KTV thường bỏ qua một số thủ tục (tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách
hàng cũ, các bước chuẩn bị kiểm toán hay một số thủ tục phân tích...). Áp lực về mặt thời gian, công việc tạo một sức ép lớn cho KTV khiến KTV luôn trong trạng thái mệt mỏi nên không tránh khỏi những thiếu sót.
Thứ hai, đội ngũ KTV trẻ: Có một đội ngũ KTV trẻ năng động nhiệt tình là một điểm mạnh của Công ty, tuy nhiên đó cũng là một nguyên nhân làm giảm chất lượng cuộc kiểm toán. Kiểm toán là việc đưa ra ý kiến về BCTC dựa trên bằng chứng thu thập được, công việc đánh giá chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nghề nghiệp của KTV, do vậy với một đội ngũ nhân viên trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tế có thể dẫn tới đưa ra ý kiến không đúng với tình hình tài chính của khách hàng và KTV có thể không thể bao quát và kiểm soát được hết vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình kiểm toán.
Thứ ba, giá phí kiểm toán: Việc cạnh tranh khốc liệt giữa các Công ty kiểm toán độc lập buộc Công ty kiểm toán phải giảm giá phí kiểm toán tới mức tối thiểu để tìm kiếm khách hàng. Do vậy, Công ty cũng chỉ tiến hành các thủ tục kiểm toán cần thiết không thể bỏ qua để giảm giá phí kiểm toán, trong các cuộc kiểm toán, KTV chủ yếu thực hiện kiểm tra chi tiết mà ít khi thực hiện các thủ tục phân tích, các công việc trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán như tìm hiểu khách hàng, đánh giá rủi ro, trọng yếu... được thực hiện sơ sài hoặc không thực hiện.
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN VÀ TƯ VẤN ASEAN 3.1.Định hướng phát triển của công ty ASEAN-AC
Là một trong Hãng kiểm toán và tư vấn hàng đầu thế giới, ASEAN-AC luôn đảm bảo thực hiện tốt sứ mệnh của mình bao gồm:
Duy trì và nâng cao uy tín, khẳng định được niềm tin của Công chúng đặc biệt là các nhà đầu tư.
Luôn là người bạn thân thiết của tất cả các doanh nghiệp, luôn mẫn cán với khách hàng để góp phần tạo lập thành công cho khách hàng thông qua cung cấp dịch vụ có giá trị thực sự, vì lợi ích của khách hàng và xã hội.
Tất cả hoạt động của Công ty đều tập trung vào mục đích giúp khách hàng thành công, giúp nhân viên thành công, nâng cao hạnh phúc thực sự cho tất cả nhân viên của công ty, khách hàng và các đối tác liên quan đến Công ty, đóng góp vào sự phát triển của đất nước và nâng cao hạnh phúc của toàn xã hội.
Mục tiêu của ASEAN là phấn đấu trở thành một trong 10 Công ty kiểm toán và tư vấn hàng đầu Việt Nam, được khách hàng yêu quý và xã hội tin cậy, có môi trường làm việc tốt cho nhân viên và là nơi tạo lập thành công và hạnh phúc.
3.2.Những nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC kiểm toán BCTC
3.2.1. Nguyên tắc hoàn thiện
Muốn đảm bảo cho quy trình kiểm toán BCTC và kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC có tính khả thi thì các nội dung đưa ra phải đáp ứng được các nguyên tắc sau:
Phải phù hợp với yêu cầu quản lý của Nhà nước mà trực tiếp là Bộ Tài chính đối với hoạt động kiểm toán hiện nay.
Phải phù hợp với chính sách, chế độ quản lý kinh tế hiện hành của Nhà nước, các Chuẩn mực kế toán, kiểm toán đã ban hành và các thông lệ kế toán, kiểm toán quốc tế phổ biến.
Phải phù hợp với xu thế hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, điều đó đòi hỏi các công ty kiểm toán cần có quy trình và phương pháp tiến gần tới các công ty nước ngoài.
Phải phù hợp với đặc điểm của từng công ty kiểm toán và có ảnh hưởng tích tực đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán của các công ty.
Phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ kiểm tra, kiểm soát. Phải tiết kiệm, hiệu quả và thiết thực.
3.2.2. Yêu cầu hoàn thiện
Trong thời kì đổi mới hiện nay, quản lí TSCĐ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì thế yêu cầu phải thực hiện nghiêm túc việc đánh giá sau mỗi cuộc kiểm toán để giúp công ty và các kiểm toán viên nhận ra điểm mạnh điểm yếu để khắc phục, để có kết quả kiểm toán hoàn thiện nhất.
3.3.Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ
3.3.1. Hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn ASEAN toán và tư vấn ASEAN
Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Thu thập thông tin khách hàng: do bị giới hạn về thời gian cũng như chi phí kiểm toán nên KTV chủ yếu sử dụng nguồn thông tin mà khách hàng cung cấp, do đó không thể đảm bảo các thông tin này hoàn toàn đầy đủ và chính xác, gây ảnh hưởng đến những nhận định và đánh giá ban đầu của KTV về khách hàng.
Để khắc phục tình trạng trên, KTV nên đa dạng hóa các kênh thu thập thông tin về khách hàng thông qua việc hỏi ý kiến chuyên gia, qua báo chí, các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh… Việc này tuy có tốn kém về thời gian
và chi phí nhưng sẽ giúp KTV thu thập được những thông tin chất lượng, khách quan, từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá ban đầu đúng đắn hơn về khách hàng.
Đối với những khách hàng truyền thống, KTV thường tham khảo hồ sơ kiểm toán cũ trước khi tiến hành cuộc kiểm toán năm nay. Tuy nhiên, việc ASEAN-AC chỉ lưu trữ hồ sơ kiểm toán năm như hiện nay khiến KTV gặp khó khăn khi muốn