Quy trình kiểm toán Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ASEAN là quy trình kiểm toán do Công ty tự xây dựng dựa trên kinh nghiệm của các KTV lâu năm và sự học hỏi các Công ty kiểm toán trong và ngoài nước.
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ASEAN thực hiện kiểm toán theo các bước sau đây:
Sơ đồ 2-2: Sơ đồ mô tả quy trình kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ASEAN
2.1.5.1 Những công việc trước khi thực hiện hợp đồng kiểm toán
Kết thúc kiểm toán Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán
Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ Khảo sát và đánh giá khách hàng
Khảo sát, đánh giá khách hàng
Công ty tiến hành khảo sát, đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán bằng việc đánh giá chất lượng HTKSNB và thu thập các thông tin cần bao gồm: nhu cầu của khách hàng về dịch vụ kiểm toán (mục đích mời kiểm toán, yêu cầu về dịch vụ cung cấp, báo cáo…), các thông tin chung về khách hàng (loại hình doanh nghiệp, địa chỉ, hồ sơ pháp lý, ngành nghề sản xuất kinh doanh chính…), cơ cấu tổ chức hoạt động (địa bàn hoạt động, cơ cấu tổ chức nhân sự, các bên có liên quan), tình hình kinh doanh (mặt hàng cung cấp chính, đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm sản phẩm, quy trình sản xuất…), hệ thống kế toán… Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết, Kiểm toán viên sẽ đánh giá rủi ro kiểm toán. Nếu mức rủi ro là có thể chấp nhận được và thỏa thuận được giá phí kiểm toán thì Công ty sẽ tiến hành kí kết hợp đồng kiểm toán.
Thông báo mức phí dịch vụ kiểm toán
Theo yêu cầu của khách hàng, trước khi ký Hợp đồng kiểm toán chính thức chúng ta phải gửi thông báo mức phí dịch vụ kiểm toán. Mức phí kiểm toán sẽ được tính trên khối lượng công việc và chi phí thực tế của Công ty.
Thương thảo và ký hợp đồng kiểm toán
2.1.5.2 Lập kế hoạch kiểm toán
Công ty tiến hành các bước công việc:
- Tổ chức buổi họp đầu tiên với quý khách hàng;
- Xác định phạm vi công việc và kế hoạch kiểm toán cụ thể; - Tập hợp các thông tin chung của quý khách hàng;
- Tổ chức và thảo luận sơ bộ với quý khách hàng
- Tiến hành soát xét sơ bộ các báo cáo tài chính, ghi chép kế toán và tài liệu của quý khách hàng;
- Lên kế hoạch kiểm toán tổng thể;
- Thành lập nhóm kiểm toán và phân công công việc cho từng thành viên; - Phác thảo kế hoạch kiểm toán chi tiết
- Thảo luận kế hoạch kiểm toán với quý khách hàng và giới thiệu nhóm kiểm toán với quý khách hàng.
Công ty sẽ tiến hành phân tích mức trọng yếu của các rủi ro đã xác định được và đề ra những thủ tục phải tiến hành. Đối với từng mục tiêu, nhóm kiểm toán sẽ xác định mức độ rủi ro và quyết định sơ bộ xem nên tiến hành kết hợp các thử nghiệm kiểm soát nội bộ, các thủ tục phân tích, các thử nghiệm cơ bản đối với từng giao dịch và các số dư tài khoản như thế nào để đạt hiệu quả cao.
Nhìn chung, trong bước lập kế hoạch kiểm toán, Công ty đã thực hiện khá đầy đủ các thủ tục cần thiết. Công tác lập kế hoạch kiểm toán là rất quan trọng, nó quyết định đến thành công của cuộc kiểm toán. Do đó, việc thực hiện các bước công việc sẽ giúp cho Công ty hoạch định được quá trình thực hiện cuộc kiểm toán, chủ động được về thời gian và phương thức kiểm toán. Điều này sẽ giúp cho cuộc kiểm toán diễn ra một cách thuận lợi, theo kịp tiến độ và thời gian đã định.
2.1.5.3 Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Đây là giai đoạn KTV trực tiếp thực hiện chương trình kiểm toán đã được thiết kế ở giai đoạn trước bằng cách sử dụng các thủ tục kiểm toán, gồm có: thủ tục khảo sát kiểm soát, thủ tục phân tích và các thủ tục kiểm tra chi tiết, áp dụng vào các chương trình kiểm toán đã được lập theo các phần hành cụ thể. Trong đó, chủ yếu KTV sử dụng các thủ tục kiểm tra chi tiết để thiết lập các bằng chứng và căn cứ cho cuộc kiểm toán.
Thứ nhất: Thực hiện các khảo sát kiểm soát
Công ty sẽ tiến hành đánh giá các thủ tục kiểm soát nội bộ để xác định sai sót trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán theo phương pháp tiếp cận có hệ thống.
Cho mỗi cuộc kiểm toán, Công ty thực hiện việc soát xét và đánh giá môi trường kiểm soát nội bộ và thủ tục kiểm soát của Công ty đối với các giao dịch và số dư quan trọng. Thủ tục kiểm toán cho phép Công ty tập trung công việc kiểm toán vào vùng rủi ro được đánh giá là cao. Với mục tiêu kiểm toán đề ra, Công ty dự định sẽ dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ để thay đổi bản chất, thời gian và phạm vi tiến hành các thử nghiệm cơ bản. Do đó, việc đánh giá kiểm soát của Công ty ở các thủ tục:
Đánh giá việc thiết kế và thực thi các thủ tục kiểm soát ở từng bộ phận, từng hoạt động:
Soát xét các thủ tục kiểm soát khác, nếu được đánh giá là cần thiết;
Kiểm tra tính tuân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty với Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động của Công ty.
Thứ hai: Thực hiện các thủ tục phân tích
KTV xem xét tính Độc lập và tin cậy của các dữ liệu thông tin tài chính, nghiệp vụ bằng cách sử dụng các hệ số, tỷ suất tài chính, ước tính các giá trị ước tính và giá trị ghi sổ, so sánh biến động giữa các giai đoạn, giữa doanh nghiệp và các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành, phát hiện và tìm ra các nguyên nhân chênh lệch.
Thứ ba: Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết
Tuỳ từng phần hành và khoản mục mà chọn mẫu kiểm tra hay kiểm tra toàn bộ, sử dụng phương pháp kỹ thuật kiểm tra chi tiết để thực hiện kiểm tra đối với khoản mục đã chọn nhằm xác định chênh lệch và các đưa ra biện pháp điều chỉnh hoặc xử lý.
Trong giai đoạn này, KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán nhằm mục đích thu thập đầy đủ các bằng chứng cần thiết làm cơ sở để đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của các BCTC. Các thủ tục kiểm toán được hình thành rất đa dạng và tùy thuộc vào kết quả đánh giá độ tin cậy của HTKSNB của khách hàng. Quy mô, trình tự và các kết hợp cụ thể của các thủ tục kiểm toán phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và khả năng phán đoán của KTV. Khi thực hiện kiểm tra chi tiết các KTV yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho công việc của mình và mọi phát hiện của KTV đều phải được ghi chép đầy đủ, đây sẽ là cơ sở để đưa ra các ý kiến kiểm toán. Trong chương trình kiểm toán chung có hướng dẫn chi tiết, cụ thể các công việc cần làm cho KTV khi kiểm toán một khoản mục cụ thể.
2.1.5.4 Kết thúc kiểm toán
Các bước công việc cần tiến hành bao gồm: - Tổng hợp kết quả kiểm toán;
- Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán; - Thảo luận với quý khách hàng về kết quả kiểm toán; - Lập Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý dự thảo;
- Gửi Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý dự thảo cho khách hàng;
- Hoàn chỉnh Báo cáo kiểm toán, Thư quản lý và phát hành bản chính thức Báo cáo tài chính đã được kiểm toán và Thư quản lý.
Cụ thể:
Sau khi kết thúc công việc tại khách hàng, Công ty thường tổ chức một cuộc họp tổng kết quá trình kiểm toán để thảo luận với ban lãnh đạo về kết quả của công việc và giải quyết các vấn đề phát sinh. Trong cuộc họp, đại diện KTV sẽ giải trình nhưng sai phạm đã phát hiện và đưa ra bằng chứng hợp lý để chứng minh cho những phát hiện của mình là đúng đắn đồng thời khẳng định việc lập báo cáo kiểm toán cho đơn vị khách hàng là hoàn toàn trung thực và hợp lý trên mọi khía cạnh trọng yếu.
Sau khi đã họp thông qua bản dự thảo báo cáo và thống nhất các vấn đề phát sinh giữa hai bên, trưởng nhóm lập và ký Báo cáo dự thảo Báo cáo kiểm toán có đính kèm các BCTC đã được kiểm toán của khách hàng, trình Giám đốc (hoặc Phó Giám đốc) ký duyệt và đóng dấu, sau đó công bố chính thức. Công ty cũng ban hành thư quản lý để tư vấn cho khách hàng trong việc hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ nếu được khách hàng yêu cầu và sẽ đưa vào hồ sơ kiểm toán và lưu tại các phòng nghiệp vụ vủa Công ty.