NỘI DUNG KINH GULISSÀN

Một phần của tài liệu Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh (Trang 39 - 41)

Tỷ kheo Gulissàni sống ở rừng núi, nhân có Phật sự đến sống chung với Tăng chúng, sống chung trú xứ, ở tịnh Xá Trúc Lâm thành Vương Xá. Vốn là Tỷ kheo thô tháo, hành động thô tháo đi ra khỏi các quy luật sinh hoạt của đời sống Tăng chúng, khó nhìn. Nhân đây, tôn giả Sàriputta giảng dạy các Tỷ kheo địa phương bản kinh 69.

Một Tỷ kheo sống trong rừng núi vốn phải là Tỷ kheo ít nhất đã tẩy sạch cấu uế của tâm, đã hiểu rõ thắng pháp, thắng luật trước khi thực hiện nếp sống viễn ly để nhanh chóng thành tựu mục tiêu phạm hạnh. Vị Tỷ kheo ấy chỉ xứng danh sống ở rừng núi khi biểu hiện tốt các điểm:

Tế nhị trong việc chọn chỗ ngồi trước Tăng chúng (thể hiện khiêm tốn, không tự ý hành xử).

Đi khất thực đúng Pháp, theo bước các Tỷ kheo địa phương.

Giữa chúng Tỷ kheo giữ gìn oai nghi tế hạnh. Không có đi lại, làm việc lăn xăn, tháo động.

Chỉ nói khi cần và nói vừa đủ; không nói lời huyên thuyên, tạp nhạp. Biết lắng nghe thân hữu.

Giữ gìn các căn vắng lặng. Ăn uống tiết độ.

Chú tâm cảnh giác. Tinh cần tinh tấn.

Chánh niệm tỉnh giác và thành tựu các Định.

Có Chánh kiến, trí tuệ hiểu rõ Pháp hành (thắng Pháp) và hiểu rõ trì luật (thắng luật).

Thực hiện các pháp giải thoát, các pháp thượng nhân.

3. Lúc tôn giả Sàriputta nói chuyện với các Tỷ kheo thì có mặt tôn giả Moggallàna ở đó; tôn giả Moggallàna đặt câu hỏi rằng: “Pháp mà tôn giả vừa thuyết giảng là dành cho Tỷ kheo sống ở rừng núi hay Tỷ kheo sống gần thôn làng?”

Pháp này dành cho Tỷ kheo sống ở rừng núi, huống nữa là các Tỷ kheo sống ở thôn làng, bởi vì nếp sống rừng núi là nếp sống tiêu biểu của phạm hạnh, các Tỷ kheo sống gần thôn làng càng cần biết, thực hiện để tiến bộ.

III. BÀN THÊM

Nếp sống ở rừng núi, hay nếp sống viễn ly, độc cư là môi trường sống để phát triển tâm và tuệ giải thoát, mà không phải để tự do phóng dật, hành động theo sở thích. Với một người tu sĩ chưa thông Pháp, Luật, chưa an trú Giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa, thì không thích hợp với nếp sống rừng, núi. Với người này, nếp sống tập thể của tu sĩ gần làng mạc là cần thiết để học hỏi, để hành Học

Pháp, để thúc liễm thân tâm, tẩy sạch các cấu uế của tâm là cần thiết và thích hợp.

Qua các lời dạy của tôn giả Sàriputta, giá trị của nếp sống rừng núi là cao hơn nếp sống Hội chúng; nếp sống rừng núi thuận lợi để sản sinh các tu sĩ đi sâu vào các pháp giải thoát, các pháp thượng nhân, thành tựu đức và tuệ. Lời phê bình: “Nào có tốt gì, nếu tôn giả là vị sống ở rừng núi ,...” đã hàm chứa ý nghĩa đó.

Bản kinh 69 là nội dung giáo lý rất cần thiết để Giáo hội Tăng già ngày nay tham khảo để chế định một số điều thêm vào Hiến chương: những Tăng, Ni nào có đủ nhân duyên được phép độc cư, lập Tịnh xá, tịnh thất ở những nơi xa Hội chúng.

---o0o---

Bài Kinh số 70 : Kinh Kìtagiri (Kìtagirisuttam)

- Discourse At Kìtàgiri - I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

(Các từ ngữ quen thuộc. Riêng các quả chứng của một Tỷ kheo từ tùy tín hành đến Câu phần giải thoát đã được bản kinh ghi rõ, ở đây chỉ lược ghi cho dễ nhớ).

Ghi chú: trong bảy quả chứng, một số quả chứng đi từ thiền chỉ, tâm giải

thoát, đến Câu phần giải thoát; một số quả chứng đi từ Thiền quán, tuệ giải thoát đến Câu phần giải thoát; phân làm hai dòng dưới đây:

1. Dòng chứng vào định trước:

1.1. Bậc thân chứng: đắc tịch tịnh giải thoát vượt khỏi sắc pháp và vô sắc pháp, sau khi đã thấy với trí tuệ, một số lậu hoặc đã được đoạn trừ hoàn toàn (một số lậu hoặc khác chưa được đoạn trừ).

1.2 Bậc tín giải thoát: đắc tịch tịnh giải thoát, vượt qua các sắc pháp và vô sắc pháp; sau khi đã thấy với trí tuệ, một số lậu hoặc được đoạn trừ hoàn toàn; lòng tin vào Như Lai được xác định, chân thật, ổn định.

1.3. Bậc tùy tín hành: tự thân không chứng đắc các tịch tịnh giải thoát vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp; sau khi đã thấy với trí tuệ nhưng các lậu hoặc chưa được đoạn trừ; nếu vị nầy có lòng tin và thương Như Lai, thì sẽ có các pháp như Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn và Tuệ căn.

2. Dòng chứng đi từ chánh kiến, trí tuệ:

Bậc tuệ giải thoát: Tự thân không chứng đắc các tịch tịnh giải thoát vượt

khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp; sau khi đã thấy với trí tuệ, các lậu hoặc được đoạn trừ hoàn toàn .

Bậc kiến đáo: Tự thân không chứng đắc các tịch tịnh giải thoát vượt khỏi

sắc pháp và vô sắc pháp, sau khi đã thấy với trí tuệ, một số lậu hoặc được đoạn trừ một cách hoàn toàn; với trí tuệ hiểu rõ các pháp do Như Lai tuyên thuyết và thực hành một cách hoàn toàn.

Bậc tùy pháp hành: Tự thân không chứng đắc các tịch tịnh giải thoát

vượt khỏi các sắc pháp vô sắc pháp; sau khi đã thấy với trí tuệ, nhưng các lậu hoặc chưa được đoạn trừ một cách hoàn toàn (nghĩa là các lậu hoặc có được đoạn trừ nhưng chưa tận trừ); chấp nhận một cách vừa phải các pháp do Như Lai thuyết giảng với trí tuệ dù có các pháp khác như là Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn và Tuệ căn.

Tất cả sáu bậc ấy đều hướng đến quả vị cao hơn cả là: Bậc Câu phần giải thoát: sau khi chứng đắc các tịch tịnh giải thoát vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp; sau khi đã thấy với trí tuệ các lậu hoặc được đoạn trừ hoàn toàn.

Một phần của tài liệu Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh (Trang 39 - 41)