NỘI DUNG KINH VÀSETTHA

Một phần của tài liệu Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh (Trang 88 - 89)

Lúc Thế Tôn trú ở Icchamankala, thanh niên Bà-la-môn Vàsetthà và rất Bà la-môn danh tiếng tranh luận về nội dung ý nghĩa của từ Bà-la-môn.

Thanh niên Bharadvàja thì bảo;

“Ai thiện sanh mẫu hệ, phụ hệ đến bảy đời, không một vết nhơ...” Thanh niên Vàsettha thì nói:

“Nếu ai có giới hạnh và thành tựu các cấm giới, như vậy là một vị Bà-la-môn”. Các Bà-la-môn danh tiếng cùng đến yết kiến Thế Tôn và xin được nghe lời dạy của Thế Tôn về Bà-la-môn.

Cái giá trị gọi là Bà-la-môn không phải ở dòng họ thọ sanh, không phải là thân tướng bên ngoài, không phải là nghề nghiệp vật chất, mà là ơ cái tâm thức: Những ai tẩy sạch cấu uế của tâm thức = Bà-la-môn.

Những ai đoạn tận kiết sử = Bà-la-môn Những ai đoạn tận khổ ách = Bà-la-môn.

Những ai có đức nhẫn không chấp ngã = Bà-la-môn. Những ai kiếp nầy là thân tối hậu = Bà-la-môn. Những ai đoạn tận dục vọng = Bà-la-môn. Những ai đầy đủ tuệ giải thoát = Bà-la-môn. Những ai không còn thủ trước = Bà-la-môn. Những ai thành tựu Giới, Định uẩn = Bà-la-môn Những ai đoạn tận tham, sân, si = Bà-la-môn. Những ai thoát ly tam hữu = Bà-la-môn.

Những ai vào Niết bàn Vô thủ trước, đại giác, đại ngộ = Bà-la-môn. Hai thanh niên trên nghe xong liền xin quy y Thế Tôn cho đến trọn đời.

III. BÀN THÊM

Danh từ Bà-la-môn, Sa-môn vốn đã có ở tôn giáo Ấn để chỉ các tu sĩ, vốn là từ Brahmana, Samana, sau đó Thế Tôn đã định nghĩa hai danh từ trên với một nội dung giải thoát của con đường phạm hạnh: chỉ những vị đã đắc tâm giải thoát và tuệ giải thoát, đã thành tựu phạm hạnh đã giải thoát khổ đau, giải thoát sinh tử.

Đấy là các định nghĩa mới mẻ danh xưng Bà-la-môn (và cả Sa-môn) rất Phật giáo, đã cho danh từ cũ một linh hồn mới.

---o0o---

Bài Kinh số 99 : Kinh Subha (Subhasuttam)

- Discourse With Subha - I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

(Các từ ngữ quen thuộc)

Một phần của tài liệu Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh (Trang 88 - 89)