NỘI DUNG KINH TẤM VẢI NGOẠ

Một phần của tài liệu Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh (Trang 74 - 75)

1. Vua Pasenadi gặp tôn giả Ànanda dọc dường, lúc tôn giả sau khi khất thực trở về và xin hỏi đạo tôn giả. Nhà vua nêu lên một số câu hỏi như sau: “Có phải Thế Tôn không làm các hành động thân, khẩu, ý mà người trí chỉ trích?”

Thế nào là thân, khẩu, ý hành bất thiện? Thế nào là thân, khẩu, ý hành thiện?

Tôn giả Ànnada đã lần lượt trả lời với các câu trả lời làm vui lòng vua Pasenadi.

Thế Tôn không có hành động thân, khẩu, ý nào khiến người trí chỉ trích, Ngài đã tận trừ tất cả ác pháp và phát triển viên mãn tất cả thiện pháp.

Bất thiện, theo định nghĩa của tôn giả, là hành động có tội, có hại, đưa đến khổ báo: hành động tự hại, hại người, hại cả hai.

Ngược lại là hành động thiện.

2. Vua Pasenadi, sau một lúc đàm đạo, đã rất hoan hỷ và dâng tặng tôn giả một tấm vải ngoại do Vua A-xà-thế vừa gởi tặng vua Pasenadi. Tôn giả từ chối vì đã có đủ ba y, nhưng nhà vua thỉnh cầu tôn giả nhận để may ba y mới và nhường lại ba y cũ cho các đồng phạm hạnh và tôn giả hoan hỷ nhận.

Sau đó, tôn giả trở về trú xứ trình lên Thế Tôn câu chuyện đàm đạo và dâng cúng Thế Tôn tấm vải ngoại.

III. BÀN THÊM

Bản kinh có hai điểm giáo lý cần được bàn rộng:

Vấn đề thiện, ác là vấn đề căn bản của đạo đức ở đời. Các hệ thống tư tưởng thường có quan điểm khác nhau về thiện ác. Ở đây tôn giả Ànanda cho một định nghĩa rõ ràng về thiện, ác. Đây là quan điểm tiêu biểu của Phật giáo.

Một vị Tỷ kheo, vừa là thị giả của Thế Tôn, thời danh vẫn sống một đời sống phạm hạnh giản dị, tri túc. Tôn giả hành khất thực với ba y vừa đủ, tránh dùng vải ngoại, vải sang. Đây mới thực là nét sống giá trị của một tu sĩ Phật giáo đáng được học hỏi, suy gẫm!

---o0o---

Bài Kinh số 89 : Kinh Pháp Trang Nghiêm (Dhammacetiyasuttam)

- Discourse On Testimonies To Dhamma - I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

(Từ ngữ quen thuộc)

Một phần của tài liệu Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh (Trang 74 - 75)