Greater Discourse To Màlunkyàputt a I GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

Một phần của tài liệu Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh (Trang 29 - 31)

I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

(Các từ ngữ quen thuộc)

II. NỘI DUNG KINH 64

Thế Tôn giảng dạy lập lại về năm hạ phần kiết sử (Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục, sân) cho tôn giả Màlunkyàputta và các vị Tỷ kheo.

Ở trẻ nít ngây thơ, năm hạ phần kiết sử có mặt ở dạng “tùy miên”. Ở người lớn, năm hạ phần kiết sử hiện hành.

Với những ai không có Chánh kiến, chấp các uẩn (Ngũ uẩn) là của ta, là ta, là tự ngã của ta thì nuôi dưỡng thân kiến khiến nó trở thành “kiết sử”, nuôi dưỡng “nghi hoặc” khiến nó trở thành “kiết sử”, nuôi dưỡng giới cấm thủ khiến nó trở thành kiết sử, nuôi dưỡng dục tham khiến nó trở thành kiết sử, và nuôi dưỡng sân khiến nó trở thành kiết sử.

Với những ai có Chánh kiến, trí tuệ không xem các uẩn (Sắc, thọ, tưởng, hành, thức) là của ta, là ta, là tự ngã của ta thì không bị năm kiết sử trên trói buộc mà thấy rõ sự xuất ly khỏi chúng; do đó tùy miên của năm kiết sử lần lượt được đoạn trừ.

Những người này do đoạn trừ năm triền cái, đoạn trừ các tâm cấu uế chứng được sơ thiền Sắc giới. Tại đây các vị nầy chánh quán sắc, thọ, tưởng, hành, thức là vô thường, khổ, không, vô ngã, là như bệnh, cục bướu, như điều bất hạnh, như kẻ địch, như nhân tố phá hoại. Nhờ thế tự tâm giải thoát khỏi sự trói buộc của năm uẩn, rồi tập trung tâm vào “bất tử giới”, xem đây là tịch tịnh, an chỉ tất cả hành, xả ly mọi sanh y, là ái diệt, vô tham, Niết bàn. Nếu an trú vững chắc ở đây, các vị ấy sẽ cắt đứt năm hạ phần kiết sử, hoặc có thể đoạn tận lậu hoặc.

Đây là con đường, lộ trình cắt đứt năm hạ phần kiết sử. Tương tự như thế, hành giả sau khi chứng nhị thiền, tam thiền hay tứ thiền Sắc giới, hoặc chứng sơ thiền, nhị thiền, tam thiền Vô sắc giới, có thể tập trung tâm vào chánh quán năm uẩn như trên, rồi tập trung vào “bất tử giới”… hành giả sẽ đi đến kết quả thành tựu như thế.

III. BÀN THÊM

Khi các ngã tưởng chìm lắng xuống trong tâm thức của tôn giả Màlunkyàputta, khi mà các tư duy ngã tính không còn quấy động nữa, nghĩa là khi tôn giả không tiếp tục tìm đạo trong các câu hỏi và trả lời, thì tôn giả định tĩnh “thọ trì” từng lời dạy của Thế Tôn về công phu hành trì tẩy sạch “Ngũ cái”, các cấu uế của tâm, vào các cảnh giới thiền và tập trung tâm thức vào chánh quán “Ngũ thủ uẩn” để đoạn trừ năm hạ phần kiết sử; rồi ở một thời điểm không lâu sau đó, tôn giả sẽ đi vào các cảnh giới vắng bóng tất cả các ngã tưởng, vắng bóng hết thảy khái niệm, hỏi và trả lời của tịch tĩnh, của ly tham, của khổ tận, không bao giời rời khỏi thế giới ấy để trở lui lại cảnh giới của nghi hoặc, băn khoăn, thắc mắc, sầu muộn nữa: cảnh giới của các bậc Thánh Bất Lai. Ở cảnh giới chứng đắc “Bất Lai” ấy, tôn giả Màlunkyàputta bấy giờ mới đón nhận được các câu trả lời chân thật nhất, mới giác ngộ tận tường thái độ im lặng của Thế Tôn về các câu hỏi siêu hình và chủ trương giáo hóa của Thế Tôn, mới tỉnh giác rằng mọi câu hỏi về nguồn gốc của các ngã tưởng, các hiện hữu, đều là tiếng nói mê sảng của một người đang lên cơn sốt nặng. Cơn sốt chấm dứt thì tiếng nói mê sảng sẽ không còn nhân duyên để tồn tại.

Đức Thế Tôn, trong bản kinh 64 nầy, hiện ra như một đại danh y, chỉ tập trung chữa lành cơn sốt, mà chẳng bao giờ chữa lời mê sảng.

---o0o---

Bài Kinh số 65 : Kinh Bhaddàli (Bhaddàlisuttam)

Một phần của tài liệu Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w