NỘI DUNG KINH PHÁP TRANG NGHIÊM

Một phần của tài liệu Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh (Trang 75 - 77)

Khi Thế Tôn ở thị trấn Medalumpa thuộc dân chúng Sakka, bấy giờ Thế Tôn đã 80 tuổi thọ, năm cuối cuộc đời, vua Pasenadi đang ở Kosala, nơi cách xa Madalumpa chừng ba do tuần (3 yoiana # 30 km), đi đến yết kiến Thế Tôn và đảnh lễ dưới chân Thế Tôn, hôn bàn chân Thế Tôn tỏ lòng hết mực cung kính. Thế Tôn hỏi đại vương Pasenadi vì lý do gì mà đại vương hết mực cung kính Như Lai? Thân tình với Như Lai?

Đại vương Pasenadi nêu lên tám lý do như là các nét đặc thù của Như Lai và đệ tử Như Lai, gọi là pháp truyền thống: hay theo Chánh pháp (Dhammanvaya) như sau:

“Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, chư Tỷ kheo khéo tu tập, hành trì”.

Chư Tăng, Ni sống giữ “sáu pháp hòa kính”.

Chư Tăng sống định tĩnh, hỷ lạc, sống dựa vào sự hỷ cúng, tâm tư như con thú rừng giản dị.

Khi Thế Tôn thuyết pháp, Tăng chúng trân trọng lóng nghe.

Thế Tôn thuyết pháp nhiếp phục được chúng Sát-đế-lợi bác học, biện tài...

Thế Tôn thuyết pháp nhiếp phục được chúng Sa-môn, Bà-la-môn, Gia chủ bác học biện tài...

Cả người thân của vua Pasenadi, chịu ân huệ lớn của vua cũng bày tỏ lòng tôn kính hết mực đối với Thế Tôn, mà không làm thế đối với đại vương.

Thế Tôn và đại vương Pasenadi đều thuộc dòngSát-đế-lợi, xứ Kosala; Thế Tôn và đại vương nay đều đã 80 tuổi đời.

Thế Tôn dạy chư Tỷ kheo rằng các điều đại vương Pasenadi phát triển là pháp trang nghiêm liên hệ đến căn bản phạm hạnh mà các Tỷ kheo cần thấu hiểu.

III. BÀN THÊM

Bảy trong tám điểm mà đại vương Pasenadi tán thán Thế Tôn là các điểm đối chiếu Giáo Hội Thế Tôn và các Hội chúng ngoại đạo khác đương thời mà đại vương đã từng quan sát, tham vấn: Thế Tôn và Giáo Hội của Thế Tôn nổi bật giá trị giải thoát, phạm hạnh và đại tuệ, trong khi các Giáo hội khác thì hầu như cách xa thật xa các giá trị ấy.

Điểm thứ hai nói lên lý do biểu lộ thân tình nhưng rất cảm động: ngoài yếu tố Thế Tôn và đại vương cùng giai cấp, cùng đất nước (quê hương), còn một yếu tố tuổi tác lớn 80 tuổi đời: Đã già như thế mà Thế Tôn vẫn còn đi bộ từ xứ này đến xứ khác để hoằng pháp; đã già như thế mà đại vương trải qua một đoạn đường bộ dài hơn 30 km để chỉ yết kiến Thế Tôn trong một lúc, rồi từ giã Thế Tôn trở về với nhiều công việc triều chính.

Có lẽ như đây là một trong số ít lần yết kiến Thế Tôn sau cùng, vào cuối tuổi thọ của Thế Tôn.

Tưởng cũng nên dừng lại để chiêm ngưỡng chỗ ngồi của Thế Tôn tại các trú xứ trong rừng núi mà bản kinh 89 kiết tập.

“Những gốc cây khả ái, đẹp mắt, lặng tiếng, ít ồn, vắng người, thóang gió, xa lánh mọi tụ hội đông đảo, thích hợp với trầm tư mặc tưởng này, chính tại đây chúng ta đảnh lễ Thế Tôn...”

---o0o---

Bài Kinh số 90 : Kinh Kannakatthala (Kannakatthalasuttam)

I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

Lời dạy quan trọng của Thế Tôn, trong kinh 90, về Nhất thiết trí đúng như sau:

Pàli: “Na’tthi so samano và bràhmano và yo sakideva sabbannassati sabbam dakkhìti, n’etam thànam vijjatìti”.

English: “I, sire, claim to have spoken the words thus: There is neither a recluse nor a brahman who at one and the sametime can know all, can see all, this situation does not exist”.

Việt dịch (Đại tạng kinh VN, 1992): “Thưa đại vương, Ta tự xem là đã nói những lời sau: ‘Không có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào có thể trong một lúc, biết hoàn toàn và thấy hoàn toàn’, không thể có sự tình như vậy”.

Ghi chú của bản dịch Anh ngữ (Fotnote) về từ Pàli: Sakideva: “MA.iii.357 says” who, with one ‘adverting’ (of the mind). On thought, one ‘impulsion’, can know and see the whole past, future and present.

Như thế từ sakideva cần được dịch là trong một niệm thay vì trong một lúc (không được rõ ràng).

Một phần của tài liệu Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh (Trang 75 - 77)