NỘI DUNG KINH BỒ ĐỀ VƯƠNG TỬ

Một phần của tài liệu Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh (Trang 68 - 69)

Một thời Thế Tôn ở vườn Lộc Uyển, Thái tử Bodhi vừa xây dựng một lâu đài mới và cung thỉnh Thế Tôn và chư Tăng độ trai. Sau bữa ngọ trai, Thái tử Bodhi bạch hỏi Thế Tôn:

“Lạc được chứng đắc không phải do lạc, lạc được chứng đắc do khổ?”

Đức Thế Tôn đã dạy sự thật mà Thế Tôn đã trải qua trên lộ trình tu tập giải thoát của Thế Tôn (xem kinh Thánh Cầu, Trung I; và kinh lớn Saccaka, trung I) thì Lạc không phải được chứng đắc do Khổ, mà do ly ác pháp, bất thiện pháp; tiếp do rời khỏi Tầm Tứ, rời khỏi Hỷ, rời khỏi Lạc để đắc Xả, Nhất tâm (Tứ sắc định); rồi do vào Không vô biên xứ định, Thức vô biên xứ định, Vô sở hữu xứ định, rồi vào Diệt thọ tưởng định và lạc giải thoát có mặt ở đây, ở Chánh trí, Tam minh, do đoạn tận lậu hoặc.

Câu hỏi thứ hai Thái tử Bodhi bạch hỏi là:

“Độ bao lâu, bạch Thế Tôn, một vị Tỷ kheo chấp nhận Như Lai là vị lãnh đạo, chứng được mục đích tối cao... và an trú ?”

Thế Tôn dạy về năm tinh tấn chi:

Có lòng tin vào Như Lai, bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác... Vị ấy ít bệnh, ít não, tiêu hóa điều hòa...

Không man trá, xử sự như chơn đối với Đạo sư, các bậc trí, các đồng phạm hạnh...

Tinh cần, tinh tấn từ bỏ bất thiện pháp, phát khởi thiện pháp...

Có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt của các pháp, với sự thể nhập bậc Thánh đưa đến đoạn tận khổ đau...

Với năm tinh cần chi trên được an trú thì vị ấy có thể chỉ trong một ngày cho đến bảy năm sẽ chứng đắc sự thù thắng.

3. Thái tử Bodhi, qua các lời dạy trên của Thế Tôn, đã bừng sáng được nội dung thâm sâu của phạm hạnh và thốt lên lời tán thán:

- Ôi thật là Phật! Ôi thật là Pháp! Ôi thật là khéo thuyết pháp thay! Nếu được nghe giảng buổi chiều thì chứng được sự thù thắng vào buổi sáng, nếu nghe giảng vào buổi sáng thì chứng được sự thù thắng vào buổi chiều.

III. BÀN THÊM

Bản kinh để lại một số bài học cao quý:

Ngay đến bậc Toàn giác vẫn thường an trú vào nếp sống giản dị của phạm hạnh: không bước đi trên tấm vải tinh lót lối đi. Đây là bài học cho Tăng già thời đại mới để noi gương.

Năm tinh tấn chi là bài học vô giá mà rất gãy gọn. Cương yếu của công phu giải thoát bao hàm ở hai điểm:

Đoạn trừ hết thảy bất thiện tâm, phát khởi viên mãn các thiện tâm (vô tham, vô sân, vô si).

Tuệ tri về sanh diệt của mọi hiện hữu, thể nhập Thánh lưu và đoạn tận khổ đau.

Đặc thù nhất của bản kinh 85 nầy là Thế Tôn xác định chỉ cần một ngày (thậm chí chỉ 12 tiếng đồng hồ) an trú trên năm tinh tấn chi trên (nghĩa là chỉ cần 12 tiếng đồng hồ an trú vào trí tuệ thấy rõ sự sinh diệt của các hiện hữu) thì có thể thành tựu mục tiêu phạm hạnh. Chậm nhất là bảy năm tu tập năm tinh tấn chi ở trên thì hành giả có thể thành tựu phạm hạnh.

Thực sự như Thái tử Bodhi cảm khái, chỉ có Thế Tôn mới có thuyết như thế, khéo thuyết như thế! Tuyệt diệu thay đức Phật! Tuyệt vời thay Chánh pháp! 3. Sự kiện Thái tử Bodhi được quy y Tam Bảo từ lúc còn ở trong bào thai, từ khi là trẻ còn bồng bế và xin quy y Tam bảo sau thời kinh trên (tất cả là ba lần) nói lên truyền thống có từ thời Thế Tôn về pháp quy y rằng:

Một người có thể xin và thực hiện quy y Tam bảo nhiều lần.

Sự quy y có thể vắng mặt (do thân nhân bạch thay) và có thể quy y từ khi chưa biết nói.

---o0o---

Bài Kinh số 86 : Kinh Angulimàla (Angulimàlasuttam)

-Discourse With Angulimàla - I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

Lạc giải thoát: Vimuttisukham: The bliss of freedom.

Thiện lai: Sàgatam: Svàgatam: This coming of mine was beautiful: Sự

đến với Thế Tôn, với Chánh pháp, của tôn giả Angulimàla là tuyệt vời, tuyệt đẹp.

Một phần của tài liệu Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w