Yêu cầu để đảm bảo thực hiện quyền của Thẩmphán là khi xét xử

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng đội ngũ Thẩm phán theo hướng nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, liên hệ vào thực tiễn của ngành Toà án Thái Nguyên (Trang 31 - 36)

Nguyên tắc "Khi xét xửThẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" là một nguyên tắc Hiến định, là nội dung rất quan trọng được coi là nguyên tắc xương sống trong tổ chức hoạt dộng của Toà án, được quy định trong Hiến pháp và Luật tổchức TAND, pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND và pháp luật tốtụng của Nhà nước ta.

Sự độc lập của Toà án là một trong những quyền đặc biệt mà pháp luật giao cho Toà án, là một trong những đảm bảo quan trọng trong việc đảm bảo quyền bình đẳng, quyền tự nhiên của con người trong xã hội, nhất là trong việc chống lại tình trạng tham nhũng, lơi dụng quyền lực của những nhà cầm quyền, vì đam mê quyền lực, vì vụ lợi mà họ xâm phạm quyền tự do, bình đẳng, quyền tự nhiên của quần chúng nhân dân lao động30[28, tr.18]. Nếu xem vai trò của Toà án như một trong những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền thì đó chính là yếu tố có ý nghĩa đảm bảo thực hiện ở những mức độ nhất định các yêu cầu khác, các đặc trưng của Nhà nước pháp quyền. Điều này xuất phát từbản chất của Nhà nước pháp quyền và bản chất của quyền tưpháp mà Toà án là cơ quan thực hiện. Nhà nước pháp quyền đề cao vai trò của pháp luật trong tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước cũng như trong đời sống của công dân. Trong khi đó xét xử là hoạt động phân xử và phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp của hành vi của các cơquan, các tổchức xã hội và cá nhân.

Sự độc lập của Toà án có vai tròđặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm sựtuân thủpháp luật của các quan Nhà nước, đảm bảo sựthực hiện quyền lực Nhà nước trong khuôn khổpháp luật, đảm bảo sựphân công quyền lực trong Hiến pháp. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi các cơquan Nhà nước, các tổchức xã hội và mọi công dân phải tuân theo pháp luật. Đồng thời cũng yêu cầu cần có sựkiểm tra hành vi của chính quyền. Sự độc lập xét xửcủa Toà án là một nhân tốthiết yếu trong việc kiềm chếnhững hoạt động của cơquan Nhà nước,

kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp trong hành vi của cơ quan Nhà nước, đảm bảo sựhoạt động của cơquan Nhà nước được đúng pháp luật.

Độc lập và trách nhiệm của Thẩm phán là những vấn đề mấu chốt trong quá trình xây dựng, củng cố nền dân chủ và Nhà nước pháp quyền của tất cảcác nước. Mục đích của sự độc lập khi xét xửlàđể tránh sựphụ thuộc của Thẩm phán vào quyết định của các quyền lập pháp và hành pháp để dẫn đến các quyết định tuỳtiện của Thẩm phán khi phán xử các vụ việc có liên quan. Thực hiện nguyên tắc Thẩm phán xét xử độc lập mới có thể nâng cao tố chất của Thẩm phán (bao gồm đạo đức nghề nghiệp và trình độ nghiệp vụ), nâng cao tinh thần trách nhiệm của thẩm phán. Sự độc lập không phải là một đặc quyềnđặc lợi cho Thẩm phán mà chỉ là công cụ để khẳng định vị trí tối cao của pháp luật vì quyền lợi của người có yêu cầu xét xử và nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa các quyền lực của Nhà nước. Nhưông FREYNET tham tán hợp tác văn hoá, Đại sứ quán Cộng hoà Pháp ở Việt Nam đã nói: "Nếu cần hỏi vềtính độc lập của Thẩm phán đã từng là yêu tố hình thành nên cấu trúc của một Nhà nước và chủquyền của Nhà nước ấy, nếu sự độc lập của Thẩm phán đã từng là một vấn đề vừa mang tính đạo đức, vừa mang tính triết học thì trong thời đại toàn cầu hoá nhưhiện nay, sự độc lập của Thẩm phán có phải là chìa khoá mởra hoạt động đầu tưquốc tếvà là một trong các tiêu chíđánh giá chắc chắn sựtiến bộcủa một nền dân chủ"31[54].

Độc lập của Thẩm phán không chỉ dừng lại ở nghĩa cho cả ngành Tư pháp độc lập với lập pháp và hành pháp theo đúng tinh thần của học thuyết phân chia quyền lực nêu ra mà độc lập ở đây được hiểu theo nghĩa trong sự phân công quyền lực và còn phải được hiểu cụthể đối với Thẩm phán thụlý vụviệc phải vô tư, khách quan, không có liên quan đến ai.Độc lập trong xét xửcho phép Hội đồng xét xử có thể đưa ra những phán quyết không được nhiều người đồng tình. Tuy nhiên những phán quyết đóphải đúng pháp luật.

Khi xét xử Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nguyên tắc này chỉ được đảm bảo khi hai vế đó tồn tại trong sựkết hợp lẫn nhau, nếu người Thẩm phán chỉ độc lập, tức là xét xửhoàn toàn theo ý chí của mình, niềm tin của mình mà không căn cứ vào pháp luật thì trong trường hợp đó người Thẩm phán đã không làm đúng trách nhiệm của mình, vì người Thẩm phán được quyền độc lập nhưng chỉ độc lập khi xét xửvà hơn nữa độc lập, không có nghĩa là tách minh ra khỏi tổchức, tách mình ra khỏi các quy định, các nguyên tắc trong tổchức và hoạt động. Vì thế, đốc lập nhưng phải tuân theo pháp luật và càng độc lập bao nhiêu thì càng phải có chuyên môn nghiệp vụ vàđạo đức nghềnghiệp cao bấy nhiêu.

Vềmối quan hệgiữa cơ quan Toà án cấp dưới với Toà án cấp trên về chuyên môn, chủ yếu là quan hệtốtụng chứkhông phải nhưcơ quan hành chính. Mối quan hệ này cho phép Toà án cấp trên hướng dẫn Toà án cấp dưới áp dụng thống nhất pháp luật, đường lối xét xửnhưng không quy định trước không có ý kiến chủ đạo cụthểviệc xét xửmột vụán cụthểvềmức hình phạt hoặc phải giải quyết vụ án đó như thế này hoặc như thế khác, buộc Toà án cấp dưới phải tuân theo khi xét xửphúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, nếu Toà án cấp trên ra quyết định huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng cáo, kháng nghị để điều tra xét xửlại với thành phần Hội đồng xét xử mới thì Hội đồng xét xử mới đó vẫn có quyền xét xử và phán quyết một cách độc lập trên cơsởcác chứng cứ đã được thẩm định tại phiên toà.

Độc lập ở đây còn được hiểu, Thẩm phán khi xét xử không bị phụ thuộc vào kết luận của cơ quan điều tra vào kết luận của cơ quan Viện kiểm sát. Bản án của Toà án chỉ căn cứvào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên toà; Hội đồng xét xửcăn cứkết quả tranh tụng tại phiên toà đối chiếu với các quy định của pháp luật để giải quyết vụán và nhiều khi có kết luận khác với ý kiến của cơ quan điều tra, của Viện kiểm sát. Độc lập của Thẩm phán không có nghĩa là xét xử tuỳ tiện mà độc lập trong

khuôn khổ pháp luật. Nguyên tắc này đòi hỏi "Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân không một bước xa rời pháp luật, không có bất kỳ một sự lẩn tránh nào đối với pháp luật, không tha thứ cho bất kỳ hành vì vi phạm pháp luật nào" vềvấn đề này Xixêron, một luật sưvà là nhà hùng biện nổi tiếng của La mã cổ đại đã từng nói "Quan toà đó là một đạo luật biết nói, còn đạo luật là một vịquan toà câm"32[30, tr.23].

Nguyên tắc Thẩm phán xét xử độc lập là chỉ Thẩm phán mới được quyền xét xử vụ án đồng thời phải hoàn toàn chiụ trách nhiệm đối với những sai sót do mình gây ra. Điều này có nghĩa là một mặt Thẩm phán được quyền xét xử độc lập theo quy định của pháp luật, Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật chứ không phải chịu bất kỳsựcan thiệp nào từtrong nội bộ Toà án hoặc từbên ngoài. Làm thếnào để khi xét xử, Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Đây là yêu cầu, là đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền. Bắt buộc mọi thẩm phán phải phấn đấu để đạt được các yêu cầu đòi hỏi đó, để làm sao không có sựtác động nào, quan hệnào làm ảnh hưởng đến việc xét xửcủa thẩm phán.

Phán quyết của Thẩm phán liên quan đến sốphận, vận mệnh của con người, không chỉ đương sựlà người trong cuộc mới quan tâm đến điều đó mà cả những người xung quanh cũng quan tâm, dư luận xã hội luôn theo dõi theo mọi hoạt động của Thẩm phán, nhiều người còn tìm cách tác động vào ý chí chủ quan của người Thẩm phán, với mong muốn người Thẩm phán xét xử theo ý chí chủquan của mình. Vì vậy, để bảo đảm tính chính xác phù hợp với pháp luật và thực tế khách quan, đòi hỏi người Thẩm phán phải độc lập quyết định không bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp của người khác, như vậy độc lập xét xử không chỉ là một quyền, một ưu thế của người Thẩm phán mà còn là nghĩa vụ thiêng liêng của người Thẩm phán. Độc lập ở đây không có nghĩa là người Thẩm phán quyết định sự việc một cách tuỳtiện hay bằng cảm tính theo ý muốn chủquan của mình

mà nó được hiểu là điều kiện giúp người Thẩm phán có nhận thức khách quan hơn trong việc đánh giá sựviệc. Tiêu chí của độc lập chính là các quy định của pháp luật, độc lập nhưng phải tuân theo pháp luật. C.Mác đã từng nói: Đối với người Thẩm phán thì vị tư lệnh (hay cấp trên) của họchính là pháp luật. Như vậy trong trường hợp này người Thẩm phán được sự chỉ huy và chịu sựchỉhuy của pháp luật, hành vi đưa ra phán quyết của người Thẩm phán làđể chấp hành mệnh lệnh ý chí của Nhà nước, ý chí thể hiện lợi ích của xã hội và cũng thểhiện thái độcủa xã hội đối với từng loại hành vi đi ngược lại lợi ích chung của xã hội, thểhiện quyền lực của Nhà nước, thểhiện quan niệm, nhận thức của xã hội, của Nhà nước vềsựcông bằng.

Tính độc lập xét xửcủa Thẩm phán còn được thểhiện ở mối quan hệ với luật sư, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, các cá nhân có uy tín hoặc vịtrí của họcó thểgây ảnh hưởng đến quyết định của Hội đồng xét xử.

Độc lập còn được hiểu với các yêu cầu của những người tham gia tố tụng như yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại, yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám đinh, người phiên dịch, yêu cầu về xem xét, thu thập chứng cứ hoặc hoãn phiên toà khi có người vắng mặt vv... Việc đáp ứng hay không đáp ứng các yêu cầu này của những người tham gia tố tụng do Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà, do Hội đồng xét xử quyết định theo quy định của pháp luật.

Độc lập khi xét xửcòn được thể hiện giữa các thành viên trong cùng Hội đồng xét xử từviệc kiểm tra và đánh giá chứng cứ, khi nghị án được nêu quan điểm cá nhân của mình và được bảo lưu ý kiến cá nhân khi không thống nhất được quan điểm giải quyết vụán.

Nhưvậy, có thể thấy rằng độc lập và chỉtuân theo pháp luật là hai mặt của một vấn đề, độc lập là điều kiện cần thiết để Thẩm phán khi xét xửchỉ tuân theo pháp luật. Tuân theo pháp luật là cơ sở không thể thiếu để Thẩm phán độc lập xét xử, mối quan hệ này là mối quan hệ ràng buộc, và vì thế

người thẩm phán muốn độc lập xét xử được thì phải nâng cao trình độchuyên môn của mình mới đáp ứng được yêu cầu của nguyên tắc xét xử độc lập.

Từ những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò, và đạo đức của người thẩm phán trong hoạt động xét xử. Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật về thẩm phán, về tiêu chuẩn thẩm phán, quyền và nghĩa vụ của thẩm phán, nguyên tắc độc lập trong xét xử của thẩm phán và vấn đề cơ bản về đạo đức nghềnghiệp của thẩm phán. Để đáp ứng sự đòi hỏi của xã hội, đáp ứng các yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp thì cần thiết phải có các giải pháp để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụvà đạo đức trong hoạt động nghềnghiệp của thẩm phán.

2.3. Sự đòi hi và yêu cu ca ci cách tưpháp và xây dng Nhà nước pháp quyn XHCN.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng đội ngũ Thẩm phán theo hướng nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, liên hệ vào thực tiễn của ngành Toà án Thái Nguyên (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)