Trong điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, bên cạnh những tiến bộ xã hội đang được ổn định và giữvững cũng phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết. Vì hội nhập kinh tế là một quá trình hợp tác và phân công mang tính quốc tếhoá cao, là quá trình nước ta tham gia vào nền kình tếthế giới dựa trên nguyên tắc cạnh tranh tự do. Có hợp tác và có phân công thì cũng có những sựkiện bao gồm cả các yếu tố chủ quan và khách quan, làm gián đoạn, làm phát sinh tranh chấp trong quá trình sản xuất kinh doanh và phải dùng đến quyền lực của cơ quan tư pháp, trong đó có Toà án của mỗi quốc gia để xem xét giải quyết các tranh chấp, trong đó có vấn đề tội phạm và các trạnh chấp xảy ra với đặc điểm ngày càng tăng về số lượng, rộng hơn về quy mô có liên quan đến cả nhân tố trong và ngoài nước, đồng thời về tính chất cũng rất phức tạp, thủ đoạn rất tinh vi. Vấn đề này làm cho công tác xét xửcủa Toà án ngày càng nặng nề hơn, khó khăn và phức tạp hơn
và thẩm phán là những người phải gánh trên vai các trọng trách nặng nề đó.
Hội nhập kinh tếquốc tếcũng là một thách thức đối với đội ngũcán bộ hiện còn có những hạn chếvềkiến thức lại chưa quen với môi trường mởcửa, hội nhập, chưa có kinh nghiệm thực tiễn, hiện tại, năng lực của đội ngũcán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập cũng đang là một cản trở cho tiến trình hội nhập, việc nâng cao năng lực cho đội ngũcán bộquản lý, cán bộlàm công tác hội nhập là cần thiết để đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tếquốc tếcủa Nhà nước ta33 [36, tr.16], trong đó có đội ngũ thẩm phán Toà án cần phải được bồi dưỡng vềkiến thức vềpháp luật quốc tếvà hội nhập kinh tếquốc tế.