Việc thực hiện chế độ bầu hoặc bổnhiệm thẩm phán có thểchia làm 3 giai đoạn chính nhưsau:
- Giai đoạn từ 1945 đến trước khi ban hành Hiến pháp năm 1959. Thời kỳnày theo Sắc lệnh số13 ngày 24/01/1946 của Chủtịch Chính phủ lâm thời Việt nam dân chủ cộng hoà quy định Chính phủ bổ nhiệm thẩm phán Đệnhịcấp, còn Bộtrưởng Bộtưpháp bổnhiệm thẩm phán sơ cấp.
Hiến phán năm 1946 quy định các viên thẩm phán đều do Chính phủ bổnhiệm.
Trước khi bổ nhiệm, các thẩm phán đều phải qua một Hội đồng tuyển chọn do Bộtrưởng Bộtưpháp làm chủtịch.
- Giai đoạn từ 1959 đến trước kh ban hành Hiến pháp 1992 chế độ bổ nhiệm thẩm phán được thay thế bằng chế độ bầu thẩm phán và được thực hiện theo nhiệm kỳnhất định.
- Giai đoạn từnăm 1992 đến trước năm 2002. Chế độbầu thẩm phán được thay bằng chế độbổnhiệm thẩm phán với nhiệm kỳlà 5 năm.
Thẩm phán các cấp đều do Chủtịch nước bổnhiệm. - Giai đoạn từtháng 10 năm 2002 đến nay:
Thẩm phán TANDTC do Chủtịch nước bổnhiệm.
Vềtiêu chuẩn thẩm phán:
Ngay từnhững ngày đầu giành được chính quyền vềtay nhân dân, thấy được tầm quan trọng của công tác xét xửvà vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử. Vì thếtrong sắc lệnh số13 ngày 24/01/1946 của Chủtịch Chính phủlâm thời Việt Nam Dân chủcộng hoàđãquy định tiêu chuẩn Thẩm phán nhưsau: "Về ngạch Thẩm phán có 3 điều kiện chung: 1- có Quốc tịch Việt Nam; 2 - Hạnh kiểm tốt; 3 - Chưa can án bao giờ" (Điều thứ53) vào ngạch Thẩm phán sơ cấp (hạng năm) phải ít nhất 21 tuổi, có bằng tú tài và trúng tuyển một kỳ thi. Các người có bằng luật khoa tú tài (tức là hai phần ba cử nhất) có thểbổthẳng vào hạng ba không phải thi. Nếu có luật khoa cửnhân, thì có thểbổthẳng hạng nhất" (Điều thứ54).
"Vào ngạch Thẩm phán Đệ nhị cấp (hạng bảy) phải ít nhất 24 tuổi, có bằng luật khoa cử nhân và trúng tuyển 1 kỳthi. Những Thẩm phán sơ cấp hạng nhất tuy không có bằng cử nhân luật, cũng có thể dựkỳthi để lên ngạch Thẩm phán Đệnhịcấp, song chỉtuyển những người ấy vào một phần năm sốdựkhuyết".
Các Thẩm phán Đệ nhị cấp do Chủ tịch nước bổ nhiệm, còn các Thẩm phán sơcấp do Bộtrưởng Bộtưpháp bổnhiệm trên cơ sở xét tuyển chọn do một Hội đồng do Bộtrưởng Bộtưpháp cử.
Qua từng thời kỳ lịch sử, tiêu chuẩn Thẩm phán ngày càng đòi hỏi cao hơn và được quy định trong Hiến pháp, Luật tổ chức TAND và pháp lệnh Thẩm phán và HT TAND: "Công dân Việt Nam trung thành với tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệpháp chếXHCN, có trình độcửnhân luật vàđã được đào tạo vềnghiệp vụxét xử, có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của pháp luật, có năng lực làm tốt công tác xét xử, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được tuyển chọn và bổnhiệm làm thẩm phán"41[4, tr.47].
Theo các quy định của pháp luật hiện hành thì Thẩm phán Toà án nhân dân là người được bổnhiệm làm nhiệm vụxét xửcác loại vụán và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 2 pháp lệnh Thẩm phán và HT TAND năm 2002 thì Thẩm phán TAND nước Cộng hoà XHCN Việt Nam gồm có:
- Thẩm phán TAND tối cao.
- Thẩm phán TAND cấp tỉnh bao gồm: Thẩm phán TAND tỉnh, Thành Phốtrực thuộc trung ương.
- Thẩm phán TAND cấp huyện bao gồm Thẩm phán TAND huyện, quận, thịxã, thành phốthuộc tỉnh.
- Thẩm phán Toà án Quân sựcác cấp.
Về tiêu chuẩn chung của Thẩm phán được quy định tại Điều 37 luật tổchức TAND năm 2002 và được cụ thể hoá tại Điều 5 pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND năm 2002.
Thông tư01/2003 ngày 01/4/2003 của liên ngành TAND tối cao, Bộ quốc phòng, Bộ nội vụ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn và giải thích vềcác tiêu chuẩn của Thẩm phán nhưsau:
Một là: "Công dân Việt Nam trung thành với tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệpháp chếXHCN" có nghĩa là:
+ Không có bất kỳhành vi nào gây nguy hại cho độc lập, chủquyền, toàn vẹn cho lãnh thổ của Tổ quốc, nền quốc phòng toàn dân, chế độ XHCN và Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật, các chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng.
+ Kiên quyết đấu tranh chống lại những người, những hành vi có hại đến Đảng, đến Tổquốc và nhân dân.
+ Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụnhân dân, liên hệchặt chẽvới nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu hách dịch, cửa quyền.
+ Có tinh thần đấu tranh tựphê bình tự và phê bình, bảo vệ công lý. Không thuộc truờng hợp quy định tại Điều 2 chương II quy định số 75- QĐTW ngày 25/4/2000 của Bộchính trị.
+ Không làm những việc quy định tại điều 15 pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND.
Vì Thẩm phán là công chức Nhà nước cho lên những việc quy định cán bộ công chức không được làm thì Thẩm phán cũng không được làm, quy định tại chương III - Pháp lệnh cán bộcông chức năm 1998 được sửa đổi bổ sung năm 2000 và năm 2003.
Ngoài ra tại Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 quy định những việc cán bộ công chức, viên chức không được làm thì đương nhiên thẩm phán cũng không được làm.
+ Chưa bao giờbịkết án (kểcảtrường hợp được xoá án tích);
Hai là: "Có trình độcửnhân luật" là phải có bằng tốt nghiệp Đại học vềchuyên ngành luật do các trường đại học trong nước có chức năng đào tạo đại học về chuyên ngành luật theo quy định cấp, các văn bằng tốt nghiệp chuyên ngành luật do các cơsở đào tạo nước ngoài cấp, thì các văn bằng đó phải được cơquan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận.
Ba là: "Đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử " là có chứng chỉ về đào tạo nghiệp vụ xét xử do cơ quan chức năng đào tạo các chức danh tư pháp cấp; nếu là chứng chỉ do cơ quan đào tạo nước ngoài cấp thì phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận.
Bốn là: "Thời gian làm công tác pháp luật" là thời gian công tác kểtừ khi được xếp vào một ngạch công chức bao gồm thưký Toà án, Thẩm tra viên, Chấp hành viên, chuyên viên hoặc nghiên cứu viên pháp lý, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Công chứng viên, Thanh tra viên, cán bộ bảo vệ an
ninh trong Quân đội, cán bộpháp chế, Giảng viên chuyên ngành luật, thời gian được bầu hoặc cử làm Hội thẩm, thời gian làm luật sưcũng được coi là thời gian làm công tác pháp luật.
Năm là: "Có năng lực làm công tác xét xử" là khả năng hoàn thành tốt công tác xét xửnhững vụán và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Thẩm phán theo nhận xét đánh giá của cơ quan, đơn vị quản lý công chức hoặc có những bài viết, công trình nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật có giá trị được công bốhoặc được áp dụng vào thực tiễn.
Sáu là: "Có sức khoẻ hoàn thành nhiệm vụ được giao" là có năng lực và hành vi dân sự đầy đủ, ngoài thể lực cần thiết còn bao gồm cả yếu tốngoại hình đólà không có dịtật, dị hình ảnh huởng trực tiếp đến tưthế, tác phong hoặc việc thực hiện nhiệm vụcủa người Thẩm phán.
Ngoài tiêu chuẩn chung nhưnêu trên, căn cứvào chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền xét xửcủa từng cấp Toà án và phạm vi chức năng nhiệm vụcủa Thẩm phán TAND các cấp tại pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND năm 2002 còn quy định tiêu chuẩn riêng tương ứng với chức danh Thẩm phán của từng cấp Toà án nhưsau:
- Đối với Thẩm phán TAND cấp huyện thì phải có thời gian làm công tác pháp luật từbốn năm trở lên, có năng lực xét xửnhững vụán và giải quyết những việc thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện, Toà án quân sựkhu vực.
- Đối với Thẩm phán TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì phải đã làm thẩm phán TAND cấp huyện, Thẩm phán Toà án quân sựkhu vực ít nhất là năm năm hoặc có thời gian làm công tác pháp luật từ mười năm trở lên có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu.
- Đối với Thẩm phán TAND tối cao thì phải đã làm thẩm phán TAND cấp tỉnh, Thẩm phán Toà án quân sựcấp Quân khu ít nhất là năm năm hoặc có thời gian làm công tác pháp luật từmười lăm năm trở lên, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của TAND tối cao, Toà án quân sựtrung ương.
Chế độ bổ nhiệm Thẩm phán theo quy định của pháp luật hiện hành được quy định nhưsau:
- Thẩm phán TAND tối cao do Chủtịch nước bổnhiệm.
- Thẩm phán TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thẩm phán TAND huyện, quận, thị xã, Thành phố thuộc tỉnh do Chánh án TAND tối cao bổ nhiệm. Nhiệm kỳ của Thẩm phán là năm năm kể từ ngày được bổnhiệm.
Ngoài tiêu chuẩn thẩm phán nhƣtrên cần bổsung thêm quy định:
Thứ nhất: Quy định việc thi tuyển thẩm phán, việc tổ chức thi tuyển, chấm điểm của người dựthi do một Hội đồng thi tuyển thực hiện trên cơsở của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán hiện nay và có thêm thành phần là một sốThẩm phán giỏi, có kinh nghiệm xét xửvà để đảm bảo khách quan thì Thẩm phán đó có thể được cử ở địa phương khác và việc thi tuyển Thẩm phán chỉ đặt ra đối với người lần đầu làm Thẩm phán, còn việc các Thẩm phán đương nhiệm hết nhiệm kỳkhi làm thủtục bổnhiệm lại thì căn cứvào kết quả hoạt động trong nhiệm kỳ, ngoài các mặt khác vềtư cách, phẩm chất đạo đức thì cần đánh giá năng lực chuyên môn qua tổng sốán bị huỷbị cải sửa trong nhiệm kỳ. Hiện nay chưa có quy định một Thẩm phán trong nhiệm kỳxét xửbị huỷbao nhiêu vụ án do lỗi chủquan thì sẽkhông được tái bổ nhiệm. Hướng tới cần phải có quy định cụ thể để tăng cường trách nhiệm đối với Thẩm phán.
Thứ hai: cần phải quy định Thẩm phán tập sự, tức là khi được bổ nhiệm Thẩm phán rồi nhưng người Thẩm phán đó chưa được nhận hồ sơ
để chủtoạ phiên toà xét xửvụán mà phải có một thời gian nhất định ngồi bên cạnh Thẩm phán chủtoạphiên toà và tham dựcác phiên toà xét xử để đúc rút kinh nghiệm (Đối với Việt Nam thời gian tập sự của Thẩm phán khoảng từ 1 đến 3 năm là phù hợp), hết thời gian tập sự thì Thẩm phán được phân công làm chủtoạxét xửcác vụán từ đơn giản, sau đó mới đến giải quyết xét xử các vụ án phức tạp, khắc phục như tình trạng hiện nay Thẩm phán vừa được bổ nhiệm mới hôm trước, hôm sau đã được phân công nghiên cứu hồ sơ để xét xử mà lại là những vụ án có tính chất phức tạp, dẫn đến việc giải quyết vụ án chưa được chính xác hoặc việc điều hành phiên toà gặp nhiều lúng túng, vi phạm tố tụng, vì vậy cũng ảnh hưởng đến chất lượng xét xửcủa Toà án.
Thứ ba: Hiện nay theo quy định của pháp luật hiện hành, nhiệm kỳ của thẩm phán là 5 năm bằng với nhiệm kỳ cùng với nhiều chức danh khác, trong khi đó thì các yêu cầu đối với thẩm phán bao giờ cũng phải cao hơn như: Về trình độ chuyên môn, về kinh nghiệm công tác, về đạo đức nghề nghiệp... Chính vì thế, cần phảo kéo dài nhiệm kỳ của thẩm phán và để phù hợp với yêu cầu cải cách tưpháp thì trước mắt nhiệm kỳ thẩm phán ít nhất là 10 năm, để tạo điều kiện cho thẩm phán yên tâm công tác, có thời gian tập trung vào hoạt động nghề nghiệp, nâng cao được trình độ, đáp ứng được sự đòi hỏi của xã hội.
VềHội đồng tuyển chọn thẩm phán.
Căn cứ theo Điều 26 - pháp lệnh thẩm phán và HTTAND năm 2002, Hội đồng tuyển chọn thẩm phán TANDTC, Thẩm phán Toà án quân sự trung ương gồm: Chánh án TANDTC là Chủ tịch, đại diện lãnh đạo Bộ quốc phòng, Bộ nội vụ, Uỷ ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành trung ương, Hội luật gia Việt Nam làm uỷviên.
Theo Điều 27 - Pháp lệnh thẩm phán và HTTAND thì Hội đồng tuyển chọn thẩm phán TAND cấp tỉnh, thẩm phán TAND cấp huyện gồm:
Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh làm chủ tịch, Chánh án TAND cấp tỉnh, đại diện lãnh đạo. Ban tổ chức chính quyền (nay là Sở nội vụ), Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Hội luật gia cấp tỉnh là uỷviên.
- Về hồ sơ bổ nhiệm thẩm phán. Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT/TANDTC-BQP-BNV-UBTWMTTQVN ngày 01/4/2003 của TANDTC, Bộ quốc phòng, Bộ nội vụ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp lệnh thẩm phán và HT TAND quy định đối với người lần đầu được bổ nhiệm thẩm phán TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện, Thẩm phán Toà án quân sự Quân khu, Toà án Quân sựkhu vực gồm có:
-Đơn xin tình nguyện làm thẩm phán.
- Sơ yếu lý lịch có dán ảnh (4 x 6), có xác nhận của cơ quan quản lý cán bộ.
- Bản kê khai tài sản.
- Các bản sao bằng tốt nghiệp đại học luật, chứng chỉ về đào tạo nghiệp vụ xét xử, chứng chỉ về trình độ chính trị và các văn bằng chứng chỉ khác (nếu có), có chứng thực của cơ quan cấp văn bằng hoặc của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng Nhà nước.
- Bản tựkiểm điểm của người được bổ nhiệm thẩm phán.
- Bản nhận xét đánh giá của thủtrưởng cơ quan, đơn vị về quá trình công tác, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chát chính trị, lối sống.
- Biến bản kiểm phiếu lấy ý kiến của cơ quan đối với người được đề nghịbổnhiệm thẩm phán.
- Biên bản xác minh lấy ý kiến, biên bản lấy ý kiến cửtri (nếu có). - Văn bản đề nghịcủa Chánh án Toà án cấp tỉnh hoặc Chánh án Toà án Quân sựTrung ương đối với người được đề nghịbổnhiệm thẩm phán.
* Về trình tự tiến hành tuyển chọn thẩm phán: Được quy định trong quy chếlàm việc của Hội đồng tuyển chọn thẩm phán (Ban hành kèm theo quyết định số46/2003/QĐ-TCCB ngày 02/4/2003 của Chánh án TANDTC).
-Chủtịch Hội đồng khai mạc phiên họp. - Hội đồng cửthưký phiên họp.
- Chánh án TAND cấp tỉnh hoặc Chánh án Toà án Quân sự trung ương, Báo cáo với Hội đồng vềhồsơ của người được đề nghịtuyển chọn và bổ nhiệm thẩm phán đối với người được đề nghị bổ nhiệm thẩm phán và trình bày ý kiến đề nghị việc tuyển chọn và bổ nhiệm thẩm phán đối với người đó.
- Các thành viên Hội đồng trao đổi thảo luận.