Thẩm phán là một nghềcao quý đại diện cho công lý, công bằng xã hội. Do tính chất đặc thù của nghề nghiệp cũng như đảm bảo điều kiện cho hoạt động xét xử đòi hỏi người Thẩm phán phải có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng hành nghề thành thục, có tinh thần và trách nhiệm khi xét xử. Thẩm phán được trao quyền lực nhân danh Nhà nước xem xét các tình tiết của vụán và áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết các tranh chấp cụthể, quá trình áp dụng pháp luật để giải quyết vụán cụ
những hiểu biết không chỉ là pháp luật mà còn về cuộc sống xã hội. Do đó, việc trang bị những kỹ năng nghề nghiệp và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các thẩm phán được coi là điều kiện cần thiết và là một trong các yếu tố đầu tiên để hành nghề Thẩm phán. Đây là một xu thế được quan tâm chung ở nhiều quốc gia trên thếgiới.
Qua tham khảo một sốquốc gia trên thếgiới thì hầu hết đều có chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với các thẩm phán đương nhiệm. Do cơ sở đào tạo các chức danh tư pháp hoặc Toà án thực hiện bằng các hình thức: Bồi dưỡng chuyên đề, tập huấn kiến thức pháp luật mới, tổ chức các cuộc hội thảo, các đợt thực tập cá nhân tại các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp vv... Đặc biệt rất coi trọng việc tự đào tạo nghiên cứu để nâng cao nghiệp vụcủa cá nhân thẩm phán.
3.1.4.1. Việc đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán nằm trong tổng thể của việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộcông chức:
Nghi quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về chiến lược cán bộthời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá, Hiện đại hoáđất nước đã xác định yêu cầu đối với cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay "cần phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức toàn diện, trước hết về đường lối chính trị, quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế xã hội"; "Mọi cán bộcông chức phải có kếhoạch thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng đạo đức cách mạng"; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã xác định: "Củng cố kiện toàn các cơ quan tư pháp, xây dựng đội ngũ Thẩm phán, thư ký Toà án có phẩm chất chính trị và đạo đức chí công vô tư, có nghiệp vụ vững vàng, bảo đảm cho bộ máy trong sạch, vững mạnh là yêu cầu bức thiết trong việc đổi mới hệ thống các cơ quan tưpháp và kiện toàn đội ngũcán bộngành".
Nghị quyết 08 ngày 02/01/2002 của BộChính trị về"những nhiệm vụ trọng tâm công tác Tư pháp trong thời gian tới đã chỉ rõ: Đổi mới và tăng cường công tác ra soát, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, đội ngũThẩm phán ngành Toà án nhân dân về tiêu chuẩn chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức lối sống, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao". Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng vềchuyên môn nghiệp vụcũng như nâng cao phẩm chất chính trịnhằm củng cố đội ngũThẩm phán Toà án nhân dân địa phương đủ về số lượng, vững vàng về phẩm chất chính trị, thông thạo về nghiệp vụ và ngoại ngữ, đáp ứng được yêu cầu Công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước cũng nhưhội nhập kinh tếquốc tế.
Nghịquyết 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộchính trị vềchiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020 đã xác định: Tiếp tục đổi mới phương pháp đào tạo cử nhân luật, đào tạo cán bộ nguồn của các chức danh Tư pháp, bổ trợ Tư pháp, bồi dưỡng cán bộ Tư pháp, bổ trợ tư pháp theo hướng cập nhật các kiến thức mới vềchính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, có năng lực nghề nghiệp và kiến thức thực tiễn, có phẩm chất đạo đức trong sạch, dũng cảm đấu tranh vì công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Như ý kiến phát biểu của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Hội nghị tổng kết Nghị quyết 08/NQ-TW và triển khai thực hiện Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộchính trịvềchiến lược cải cách tưpháp đến năm 2020 đã nêu rõ: "Trong bối cảnh hội nhập, nếu chúng ta tiếp cận với nền tư pháp hiện đại, có đội ngũ cán bộ tư pháp giỏi về nghiệp vụ sẽ góp phần quan trọng trong việc bảo vệ các lợi ích quốc gia, lợi ích của cá nhân và tổchức, trong khi xẩy ra ngày càng nhiều các tranh chấp có yếu tố nước ngoài như hiện nay", và "Đội ngũ cán bộ tư pháp phải giỏi về nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức, vững vàng về phẩm chất chính trị để đáp ứng yêu cầu của nền tư pháp hiện đại. Để đạt được mục đích đó cần chú trọng đào
tạo, bồi dưỡng cả về chuyên môn, nghiệp vụ và cập nhật kiến thức pháp luật mới của nước ta cũng nhưcủa quốc tế".
Thực trạng công tác đào tạo, bồi dƣỡng Thẩm phán trong thời gian qua:
Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp là một trong những nội dung rất quan trọng để nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ Thẩm phán Toà án nói riêng. Trong những năm qua, do chưa có sự thống nhất về quản lý cán bộ, còn có nhiều cắt khúc. Do đó công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ngành Toà án nhân dân, trong đó cóđội ngũThẩm phán Toà án nhân dân còn có nhiều hạn chế, đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với quy hoạch, sự dụng cán bộ còn nhiều bất cấp, chương trình đào tạo và cơ sở đào tạo chưa có sựthống nhất, đào tạo nghềxét xửchưa được đặt ra.
Chỉ từ khi ban hành luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1992, pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân năm 1993, pháp lệnh cán bộ công chức năm 1998 thì công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụcho đội ngũ thẩm phán mới được quan tâm, được đầu tưthoả đáng. Giai đoạn này, Bộ tưpháp đã tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộcông chức, đặc biệt là các đối tượng Thẩm phán Toà án nhân dân địa phương còn nợ tiêu chuẩn trình độ chuyên môn pháp pháp lý theo yêu cầu. Đồng thời trước việc Quốc hội giao cho Toà án nhân dân các cấp xét xửcác tranh chấp kinh tế, lao động, hành chính, giải quyết yêu cầu tuyên bốphá sản doanh nghiệp và giải quyết các cuộc đình công, một số lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ xét xử các loại vụ án này đã được Bộ tư pháp tổ chức với nhiều lượt cán bộ công chức tham dự. Bên cạnh đó với vai trò là cơquan phối hợp trong việc quản lý TAND về tổ chức; TAND tối cao đã mở nhiều lớp bồi dưỡng và tập huấn các văn bản pháp luật mới có liên quan đến công tác xét xử cho cán bộcông chức trong đócóđội ngũThẩm phán TAND.
Theo luật tổ chức TAND năm 2002 thì Chánh án TAND tối cao có nhiệm vụ: Tổchức bồi dưỡng nghiệp vụcho Thẩm phán, Hội thẩm và cán bộcông chức của ngành Toà án, và trường cán bộ Toà án được giao thực hiện nhiệm vụnày. Nội dung chính đào tạo bồi dưỡng gồm:
Một là: Bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, quán triệt nội dung văn bản mới, ví dụ: Các nghịquyết của Uỷban thường vụQuốc hội; Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao vv...
Hai là: Bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành theo các chuyên đề như: Luật doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp liên quan đến luật hàng hải, Luật phá sản, Luật thương mại và Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Luật đất đai v.v...
Việc đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán là trang bị cho Thẩm phán những kiến thức pháp luật mới, phổ biến và tập huấn nội dung các văn bản pháp luật mới ban hành và các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật có liên quan đến các lĩnh vực xét xử, phổ biến và truyền đạt kinh nghiệm, thực tiễn xét xửcác loại vụán nhất là các vụán có tính chất điển hình phức tạp.
Xác định nội dung đào tạo bồi dƣỡng đối với Thẩm phán của ngành Toà án bao gồm:
- Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị hướng tới thẩm phán TANDTC phải có trình độ cử nhân chính trị, thẩm phán TAND cấp tỉnh phải có trình độ cử nhân, cao cấp chính trị, thẩm phán TAND cấp huyện phải có trình độ trung cấp chính trị.
-Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ, đào tạo kỹnăng xét xử,đào tạo để tiêu chuẩn hoá cán bộ đối với các Thẩm phán hiện nay chưa có bằng Đại học luật, đào tạo chuyên sâu trong từng lĩnh vực như: hình sự, dân sự, kinh tế... và cần phải được nâng cao vềtrình độ trong từng lĩnh vực đó.
- Đào tạo kỹ năng xét xử nhằm giúp cho Thẩm phán thành thạo, nhuần nhuyễn không chỉtrong việc xét xửcác loại vụán.
- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế, các cam kết quốc tế của Việt Nam về hợp tác kinh tế, thương mại, thị trường kinh tế thế giới và luật pháp quốc tế. Đào tạo, bồi dưỡng vềkiến thức quản lý Nhà nước.
Các kiến thức cơ về luật pháp quốc tế, kinh tế phát triển, thuơng mại quốc tế, nghiệp vụchuyên môn vềtưpháp quốc tế, kinh ngiệm giải quyết các tranh chấp thương mại của nước ngoài, bảo vệquyền sở hữu trí tuệ, vv.. , về pháp luật quốc tế.
-Đào tạo, bồi dưỡng vềngoại ngữ, tin học theo chương đào tạo cơsở.
Một sốgiải pháp đào tạo bồi dƣỡng thẩm phán:
- TANDTC và các TAND địa phương phải chủ động xây dựng kế hoạch và tổchức bồi dưỡng cho các thẩm phán trong ngành.
- Phải giáo dục ý thức, nghĩa vụ học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, động viên, khuyến khích Thẩm phán tựhọc, tựnghiên cứu.
- Củng cố trường cán bộ Toà án về cán bộ, giáo viên, về cơ sở vật chất, phương tiện đào tạo, xây dựng nội dụng, giáo trình bồi dưỡng tập huấn, cải tiến phương pháp giảng dạy. Có thể đưa nhiệm vụ đào tạo nghiệp vụxét xử(nguồn thẩm phán) vềtrường cán bộToà án.
- Tăng cường hợp tác quốc tế và tranh thủ nguồn tài trợ của nước ngoài cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của ngành, kểcảtổchức các cuộc hội thảo chuyên đề, phân bổkinh phí hợp lý cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.
3.1.4.2. Ngành Toà án Thái Nguyên xây dựng kế hoạch và chương trình đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán của mình sát với tình hình thực tế
Chỉ thị số 01/CT-TA ngày 04 tháng 01 năm 2006 của Chánh án TANDTC về việc triển khai tổchức thực hiện các nhiệm vụtrọng tâm công các của ngành Toà án nhân dân năm 2006 đãchỉrõ: Thường xuyên coi trọng công tác giáo dục, rèn luyện và nâng cao trình độ, năng lực xét xử(đặc biệt là năng lực giải quyết, xét xửcác vụviệc dân sự, các vụán hành chính) cho đội ngũThẩm phán. Tiếp tục rà soát, phân loại đội ngũcán bộ, công chức đểthực hiện tốt kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và tập huấn nghiệp vụcho Thẩm phán, Thư ký Toà án, Thẩm tra viên, chuyên viên và bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụcho các Hội thẩm nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụtrình độchính trịcho đội ngũnày.
Yêu cầu đặt ra đối với đội ngũThẩm phán ngành Toà án Thái Nguyên là làm sao cóđược một khảnăng mang tính tổng hợp của người Thẩm phán bởi yêu cầu đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế, của tiến trình cải cách Tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa của dân, do dân và vì dân. Theo đó, người Thẩm phán phải vững về chuyên môn nghiệp vụ, trình độchính trị, có năng lực thực tiễn, có kiến thức quản lý nhà nước quản lý kinh tế, am hiểu cuộc sống, có phẩm chất đạo đức trong sạch, biết vận dụng đúng đắn đường lối chính sách pháp luật, có tinh thần kiên quyết đấu tranh bảo vệpháp luật, bảo vệ pháp chếXã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo công bằng xã hội.
Nhìn vào thực trạng đội ngũ Thẩm phán của ngành Toà án Thái Nguyên hiện nay có thể nói rằng chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của xã hội, của cải cách Tưpháp. Chính vì vậy mà việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ Thẩm phán là một yêu cầu bức thiết và phải được quan tâm hàng đầu, là nhiệm vụtrước mắt cũng nhưlâu dài. Để thực hiện tốt công tác này, cần chú ý làm tốt một số nội dung sau:
Thứ nhất: Phải tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán, việc đào tạo phải đúng đối tượng đủ tiêu chuẩn, tránh sự dàn trải, đưa các đối tượng không đủ tiêu chuẩn đi đào tạo. Việc đào tạo phải gắn với quy hoạch trường hợp nào đào tạo, trường hợp nào bồi dưỡng vềnội dụng đào tạo, bồi dưỡng và phải được công khai trong nội bộ cơ quan, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nghiệp vụ đối với Thẩm phán, thường xuyên quán triệt tập huấn, cập nhật các văn bản pháp luật mới, kiến thức pháp luật mới cho Thẩm phán, truyền đạt kinh nghiệm thực tiễn xét xử các vụán lớn, có tính chất điển hình phức tạp. Thực hiện các công việc đóbằng các hình thức mở hội nghịchuyên đề, hội thảo, hội nghịrút kinh nghiệm công tác xét xửtừng loại vụ án, qua công tác Giám đốc kiểm tra vv... có thể tổ chức cho các Thẩm phán toàn ngành hoặc tổ chức rút kinh nghiệm công tác xét xử với từng đơn vị Toà án nhưng sau đó phải thông báo cho Thẩm phán toàn ngành. Nhưng một điều hết sức quan trọng ở đây là phải động viên và khơi dậy cho từng đồng chí Thẩm phán tinh thần tựhọc tập, nghiên cứu đểnâng cao trình độ. Cơquan quản lý Thẩm phán phải có trách nhiệm cung cấp tài liệu, các văn bản pháp luật mới cho Thẩm phán, phải tạo điều kiện cho các Thẩm phán trao đổi, toạ đàm vềchuyên môn nghiệp vụ, phát hiện và kiến nghịkịp thời các vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật trong thực tếgiải quyết và xét xửcác loại vụán.
Việc tổchức bồi dưỡng chuyên môn cho Thẩm phán phải bám sát vào tình hình ở địa phương ví dụ như: Đối với các địa phương việc tranh chấp đất đai nổi lên nhiều, đang là vấn đềbức xúc thì cần phải tập trung tập huấn về luật đất đai, các chế độ chính sách liên quan đến đất đai, quy trình thủ tục giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản làđất đai vv... Các thẩm phán cấp huyện, nhất là các huyện đã được tăng thẩm quyền xét xửvềhình sựtheo Điều 170 Bộluật tốtụng hình sự thì phải được tập huấn việc xét xử các tội có khung hình phạt đến 15 năm tù theo thẩm quyền cấp huyện, các
thẩm phán Toà dân sự, kinh tế, hành chính, lao động cần được tập huấn hiệp định thương mại Việt - Mỹvà các văn bản pháp luật liên quan.
Đối với các trường hợp Thẩm phán trẻ, có bằng Đại học Luật chính quy, có năng lực, thì cần có kếhoạch cho đi đào tạo lý luận chính trị, đào tạo sau đại học để làm nòng cốt cho ngành. Việc cập nhật các kiến thức pháp luật mới, tập huấn các văn bản pháp luật mới là công việc cần phải được tổchức thường xuyên. Đề cao việc tự học tập nghiên cứu của từng cá nhân Thẩm