Trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, yêu cầu khách quan đặt ra là phải tiến hành cải cách bộ máy Nhà nước, Trong cải cách bộ máy Nhà nước, cải cách tưpháp có vị trí rất quan trọng. Bởi vì các cơ quan tưpháp trong đó có cơ quan Toà án, là công cụ quan trọng của Đảng và Nhà nước để thực hiện quyền làm chủcủa nhân dân, bảo vệnhân dân, bảo vệcác quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm và các vi phạm pháp luật, giải quyết nhanh chóng, kịp thời đúng pháp luật các tranh chấp xảy ra, góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, phát huy tính chủ động, sáng tạo của nhân dân trong quá trình đổi mới.
Cùng với việc đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam Nhà nước của dân, do dân và vì dân, thì yêu cầu đặt ra là không thể không tiến hành cải cách pháp luật lẫn cải cách tư pháp, vấn đề này đã được đặt ra trong Nghị quyết 08 ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. Nghị quyết 48 ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị
về cải cách hệthống pháp luật Việt Nam; Nghị quyết 49 ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020 và được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta trong sựnghiệp đổi mới đất nước.
Tuy nhiên thực tếcũng cho thấy, cải cách Tưpháp còn chưa theo kịp và phục vụ có hiệu quả yêu cầu của xã hội trong tình hình mới. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải đẩy mạnh việc đổi mới tổchức hoạt động của các cơ quan Tưpháp, trong đó có cơ quan Toà án mà trọng tâm là cải cách hoạt động xét xử. Tăng cường sốlượng và nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ Toà án, đặc biệt nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ thẩm phán. Đồng thời khẩn trương tạo ra các điều kiện cần thiết cả vềcơ sởvật chất, kinh phí, phương tiện làm việc cho các cơ quan tưpháp, trong đó có cơ quan Toà án để đáp ứng yêu cầu cải cách Tưpháp.