2. 5 Những bất cập tồn tại trong quá trình xử lý QSDĐ để thu hồi nợ.
3.1.4 Hoàn thiện pháp luật về thế chấp QSDĐ phải đáp ứng đƣợc yêu cầu của xu th ếhội nhập.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: “Xây dựng nền kinh tế độc
lập, tựchủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tếquốc tếvà khu vực”[22, tr.133]. Trong
quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã ký kết nhiều điều ước quốc
tế song phương và đa phương trong lĩnh vực thương mại. Cho đến nay, Việt nam đã ký
trên 80 Hiệp định Thương mại vớicác nước. Trong đó, đặc biệt quan trọng phải kể đến là Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ký Hiệp định
thương mại Việt – Mỹ và chính thức tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới
(WTO)…Điều đó, chứng minh rõ nét xu thếvà quyết tâm cao của Việt Nam muốn gia
nhập sâu vào kinh tếkhu vực và trên toàn thếgiới.
Một trong những nền tảng của hội nhập là việc tao ra hệ thống pháp luật hoàn thiện,
đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đó, hệ
98
Việt Nam nói riêng cần phải được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở các tiêu chí và chuẩn mực chung của hệthống pháp luật mà các quốc gia trên thếgiới đã xây dựng. Hệ
thống pháp luật đó, phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
Thứnhất, đảm bảo tính phù hợp của pháp luật.Một hệthống pháp luật được coi là phù
hợp khi những tôn chỉ, mục đích và những định hướng của những nhà cầm quyền hài hòa và hòa quyện với lợi ích chung của xã hội, của số đông dân chúng; ở mức độ cao
hơn hệthống pháp luật đó phải xuất phát từ lợi ích của đông đảo người dân.
Thứ hai, đảm bảo tính cụthểvà chuẩn xác của pháp luật.Tính cụthểlà yêu cầu chung
đối với tất cảcác quy phạm của pháp luật. Trong lĩnh vực đất đai, các quan hệ đất đai
diễn ra bằng các hành vi cụ thể của các chủ thể cụ thể và đặt trong những điều kiện, hoàn cảnh chính xác. Do đó, pháp luật điều chỉnh các quan hệ thế chấp QSDĐ nói riêng và quan hệ đất đai nói chung đòi hỏi phải quy định cụthể, chính xác, rõ ràng, một
nghĩa mà không suy diễn, không có quy phạm tùy nghi.
Thứba, phải đảm bảo tính dễtiếp cận.Tính dễ tiếp cận cũng là một trong những tiêu
chí đánh giá mức độ hoàn thiện và sự phù hợp của bất kỳhệthống pháp luật nào trên
thế giới. Một hệ thống pháp luật được coi là dễtiếp cận khi hệ thống pháp luật đó dễ đọc, dễhiểu, dễdàng thực hiện, không gây những tranh cãi và suy luận trái chiều nhau.
Đối với quan hệpháp luật vềthế chấp QSDĐ cũng vậy, dù được quy định trong nhiều
văn bản pháp luật thuộc các chuyên ngành khác nhau nhưng đòi hỏi phải được quy
định một cách đơn giản, dễ thực hiện cho các bên, không mâu thuẫn và loại trừ lẫn nhau. Pháp luật đất đai nói chung và thếchấp QSDĐ nói riêng trong thời gian qua còn thểhiện khá nhiều bất cập vềvấn đềnày cần được khắc phục trong thời gian tới.
Thứ tư, đảm bảo tính minh bạch và công khai. Tùy thuộc từng lĩnh vực hoạt động cụ
thể mà yêu cầu về tính minh bạch của hệ thống pháp luật được đặt ra ở các mức độ, phạm vi và khía cạnh khác nhau. Có lĩnh vực coi việc sẵn dáng công khai và cung cấp
thông tin để tiếp cận và sử dụng các loại dịch vụ, công khai hóa các thỏa thuận để các
99
và quan trọng để đảm bảo tính minh bạch của hệthống pháp luật. Song có những lĩnh
vực lại coi việc cung cấp các thông tin có liên quan đến các trình tự, thủ tục và thời gian thực hiện các giao dịch cụthể, cung cấp hợp lý các yêu cầu của các chủthể đểcác
chủthể tham gia được biết trước lại là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Việc đảm bảo tính
minh bạch và công khai của hoạt động thế chấp QSDĐ nói riêng và pháp luật đất đai
nói chung là rất cần thiết. Bởi QSDĐ là một tài sản lớn, liên quan đến nhiều chủ thể, tham gia vào nhiều giao dịch dân sự, do đó, các thông tin công khai, minh bạch sẽgiúp ích nhiều cho các chủthểkhi tham gia giao dịch này.