Phương pháp xác định trị giá vốn thực tế hàng xuất bán

Một phần của tài liệu 231 kế TOÁN bán HÀNG và xác ĐỊNH kết QUẢ KINH DOANH tại CÔNG TY TNHH THÀNH đạt UÔNG bí (Trang 27 - 32)

Hàng hóa được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, ở nhiều thời điểm khác nhau nên có nhiều giá khác nhau. Đối với hàng hóa xuất kho:

Trị giá gốc của

hàng hóa xuất kho =

Trị giá xuất kho theo giá mua +

Chi phí mua phân bổ cho hàng hóa xuất kho

Chi phí mua phân bổ cho hàng hóa xuất kho theo tiêu thức phù hợp, thông thường là giá mua của hàng hóa:

Chi phí mua phân bổ cho hàng hóa i

xuất kho

=

Tổng chi phí mua phải phân bổ x Trị giá hàng hóa mua về Tổng trị giá hàng hóa mua về

Theo quy định tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC, có 4 phương pháp tính giá vốn: Phương pháp thực tế đích danh

Phương pháp bình quân gia quyền Phương pháp nhập trước xuất trước Phương pháp giá bán lẻ

Phương pháp tính theo giá đích danh: Theo phương pháp này, giá thực tế HH được xác định theo đơn chiếc hay từng lô. Phương pháp này thường được áp dụng cho những doanh nghiệp có ít loại mặt hàng và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc nhập kho (trừ trường hợp điều chỉnh). Khi xuất kho lô nào (hay cái nào) sẽ tính theo giá thực tế của lô hay cái đó.

Trị giá thực tế của HH

xuất kho trong kỳ =

Số lượng HH

xuất kho x

Đơn giá thực tế của từng lô hàng xuất kho

Ưu điểm: Xác định được chính xác giá vật tư xuất làm cho chi phí hiện tại phù hợp với doanh thu hiện tại.

Nhược điểm: Trong trường hợp đơn vị có nhiều mặt hàng, nhập xuất thường xuyên thì khó theo dõi và công việc của kế toán chi tiết HH sẽ rất phức tạp, tốn kém thời gian, công sức, chi phí hạch toán tăng.

Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh ít loại mặt hàng, mặt hàng ổn định và HH nhận định được thì mới có thể áp dụng phương pháp này.

Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp này, giá trị của từng loại HH được tính theo giá trị trung bình của từng loại HH đầu kỳ và giá trị từng loại HH được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Phương pháp bình quân có thể được tính theo hơi kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.

Giá thực tế từng loại

HH xuất kho =

Số lượng thực tế từng

loại HH xuất kho x

Giá đơn vị bình quân

Trong đó, giá đơn vị bình quân có thể xác định theo một trong ba cách sau:

- Phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ trước:

Dựa vào trị giá và số lượng hàng tồn kho cuối kỳ trước, kế toán tính giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước để tính giá xuất.

Giá đơn vị bình

quân cuối kỳ trước =

Trị giá thực tế HH tồn kho cuối kỳ trước Số lượng HH thực tế tồn kho cuối kỳ trước

Ưu điểm: Phương pháp này cho phép giảm nhẹ khối lượng tính toán của kế toán vì giá HH xuất kho tính khá đơn giản, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình biến động của HH trong kỳ.

Nhược điểm: Độ chính xác của việc tính giá phụ thuộc tình hình biến động giá cả HH. Trường hợp giá cả thị trường HH có sự biến động lớn thì việc tính giá HH xuất kho theo phương pháp này trở nên thiếu chính xác.

- Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ:

Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. Tùy theo kỳ dự trữ doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn cứ vào giá mua, giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bình

Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ = Trị giá thực tế HH tồn kho đầu kỳ + Trị giá thực tế HH nhập kho đầu kỳ

Số lượng HH tồn đầu kỳ + Số lượng HH nhập

trong kỳ

Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh điểm vật tư nhưng số lần nhập, xuất của mỗi danh điểm nhiều.

Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ được việc hạch toán chi tiết HH không phụ thuộc vào số lần nhập xuất của từng danh điểm vật tư.

Nhược điểm: Công việc tính giá HH xuất kho vào cuối kỳ hạch toán nên ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác.

- Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (Bình quân liên hoàn):

Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập HH kế toán tính đơn giá bình quân sau đó căn cứ vào đơn giá bình quân và lượng HH xuất để tính giá HH xuất.

Giá đơn vị bình quân

sau mỗi lần nhập =

Trị giá thực tế HH tồn kho sau mỗi lần nhập Số lượng HH thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập

Phương pháp này nên áp dụng ở những doanh nghiệp có ít danh điểm vật tư và số lần nhập của mỗi loại không nhiều.

Ưu điểm: Phương pháp này cho giá HH xuất kho chính xác nhất, phản ánh kịp thời sự biến động giá cả, công việc tính giá được tiến hành đều đặn.

Nhược điểm: Công việc tính toán nhiều và phức tạp, chỉ thích hợp với những doanh nghiệp sử dụng kế toán máy.

Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO):

Theo phương pháp này HH được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định HH nào nhập trước thì được xuất dùng trước và tính theo đơn giá của những lần nhập trước. Khi xuất kho căn cứ vào số lượng xuất tính giá trị thực tế HH xuất kho theo công thức:

Trị giá thực tế của HH xuất trong kỳ =

Số lượng HH

xuất kho X

Đơn giá thực tế của lô hàng nhập trước

Phương pháp này thích hợp trong thời kỳ lạm phát, và áp dụng đối với những doanh nghiệp ít danh điểm vật tư, số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều.

Ưu điểm: Cho phép kế toán có thể tính giá HH xuất kho kịp thời, phương pháp này cung cấp một sự ước tính hợp lý về giá trị HH cuối kỳ. Trong thời kỳ lạm phát phương pháp này sẽ cho lợi nhuận cao do đó có lợi cho các công ty cổ phần khi báo cáo kết quả hoạt động trước các cổ đông làm cho giá cổ phiếu của công ty tăng lên.

Nhược điểm: Các chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu phát sinh hiện hành. Doanh thu hiện hành có được là do các chi phí HH nói riêng và HTK nói chung vào kho từ trước. Như vậy chi phí kinh doanh của doanh nghiệp không phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của HH.

Mỗi phương pháp tính giá trị hàng tồn kho đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Mức độ chính xác và độ tin cậy của mỗi phương pháp tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý, trình độ, năng lực nghiệp vụ và trình độ trang bị công cụ tính toán, phương tiện xử lý thông tin của doanh nghiệp. Đồng thời cũng tuỳ thuộc vào yêu cầu bảo quản, tính phức tạp về chủng loại, quy cách và sự biến động của vật tư, hàng hóa ở doanh nghiệp.

Phương pháp giá bán lẻ

Đây là phương pháp mới bổ sung theo thông tư 200/2014/TT-BTC/

Phương pháp này thường được dùng trong ngành bán lẻ để tính giá trị của hàng tồn kho với số lượng lớn các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có lợi nhuận biên tương tự mà không thể sử dụng các phương pháp tính giá gốc khác.

Giá gốc hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy giá bán của hàng tồn kho trừ đi lợi nhuận biên theo tỷ lệ phần trăm hợp lý. Tỷ lệ được sử dụng có tính đến các mặt hàng đó bị hạ giá xuống thấp hơn giá bán ban đầu của nó. Thông thường mỗi bộ phận bán lẻ sẽ sử dụng một tỷ lệ phần trăm bình quân riêng.

Chi phí mua hàng trong kỳ được tính cho hàng tiêu thụ trong kỳ và hàng tồn kho cuối kỳ. Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí mua hàng tùy thuộc tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp nhưng phải thực hiện theo nguyên tắc nhất quán.

1.4.2. Chứng từ sử dụng

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (03PXK – 3LL). - Phiếu xuất kho gửi hàng đại lý (04HDL – 3LL).

- Phiếu nhập kho (01 – VT). - Phiếu xuất kho (02 – VT).

- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (03 – VT).

- Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (05 – VT).Phiếu Xuất kho cho tài khoản 632

- …

1.4.3. Tài khoản sử dụng

Để hạch toán kế toán sử dụng tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán. Kết cấu tài khoản 632:

Nợ TK 632 Có

 Kết chuyển giá trị thực tế của hàng hóa tồn kho đầu kỳ.

 Khoản hao hụt, mất mát, hàng tồn kho sau khi trừ đi phần bồi thường do trách nhiệm gây ra.

 Khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm trước.

 Kết chuyển giá trị thực tế của hàng hóa tồn kho cuối kỳ.

 Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay nhỏ hơn khoản đã lập dự phòng năm trước).

 Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ sang Tài khoản 911- Xác định kết quả bán hàng.

Tài khoản 632 cuối kỳ không có số dư và có thể được mở chi tiết theo từng nội dung phản ánh tùy thuộc vào yêu cầu quản lý (Giá vốn sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ, chi phí kinh doanh bất động sản đầu tư…)

Một phần của tài liệu 231 kế TOÁN bán HÀNG và xác ĐỊNH kết QUẢ KINH DOANH tại CÔNG TY TNHH THÀNH đạt UÔNG bí (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w